Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 18/04/2024 01:25

Seminar nghiên cứu kinh tế Trung Quốc số 28: “TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ MỸ - TRUNG SAU NGÀY 1 THÁNG 3 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỊA CHIẾN LƯỢC”

16:09:00 06/03/2019

Chiều ngày 05/03, Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phối hợp với Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Friedrich Naumann Việt Nam tổ chức Seminar số 28 với chủ đề “ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ MỸ - TRUNG SAU NGÀY 1 THÁNG 3 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỊA CHIẾN LƯỢC”. Buổi hội thảo được đồng chủ trì bởi PGS, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách và TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc VCES, với sự chia sẻ TS. Phạm Huyền Trang đến từ trường Đại học Ngoại thương. Buổi hội thảo với chủ đề mang tính thời sự là đã thu hút được nhiều sự quan tâm và tham dự của các nhà kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế Trung Quốc.

Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY

Mở đầu chương trình, PGS, TS. Nguyễn Anh Thu đã phát biểu mở đầu. Theo PGS, TS. Nguyễn Anh Thu, với định hướng là trường đại học nghiên cứu, các sự kiện học thuật luôn được Đại học Kinh tế chú trọng thúc đẩy. Nhất là các vấn đề về Trung Quốc và các căng thẳng xung quanh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đang là vấn đề thời sự nóng và có tác động khó lường trước đối với cục diện thế giới hiện tại.

 

PGS, TS. Nguyễn Anh Thu phát biểu mở đầu seminar

Cùng chung quan điểm, TS. Pham Hùng Tiến, đại diện Viện Friedrich Naumann Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong cán cân thương mại toàn cầu và cho rằng những căng thẳng bùng nổ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có những tác động tiêu cực, xong đây là điều không thể tránh khỏi khi Tổng thống Donald Trump luôn đề cao khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”.

TS. Pham Hùng Tiến, đại diện Viện Friedrich Naumann Việt Nam

Bước sang phần trình bày của mình, diễn giả chính - TS. Phạm Huyền Trang đã tóm lược những diễn biến cũng như các vấn đề then chốt trên bàn đàm phán giữa hai bên Mỹ - Trung. Các vấn đề được quan tâm bao gồm vấn đề công bằng thương mại, nông nghiệp, tỷ giá hối đoái, chính sách “Đổi công nghệ lấy thị trường” của Trung Quốc cũng như trợ cấp và chính sách Made in China 2025 của chính phủ nước này. Tiếp đó, TS. Phạm Huyền Trang đã chỉ ra những khái cạnh đằng sau cuộc chiến thương mại với Trung, Mỹ đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp tại ngành công nghệ chế tạo, đồng thời là sự gia tăng khoảng cách thu nhập, cũng như tổng thống Trump với chiến lược “Nước Mỹ trên hết”. Còn về phía Trung Quốc, TS. Trang đã chỉ ra những thay đổi tư duy chiến lược đến từ những người cầm quyền đất nước, cũng như thiệt hại về mặt kinh tế và ngoại giao mà đất nước này phải gánh chịu do cuộc CTTM gây ra. Kết luận, TS. Trang cho rằng trong khi Mỹ nắm lợi thế về mặt kinh tế thì nền chính trị ổn định hơn sẽ là thế mạnh của Trung Quốc. Dựa trên phân tích trên, tiến sỹ đưa ra kịch bản kết quả đàm phán và triển vọng tương lai quan hệ Mỹ - Trung. 

TS. Phạm Huyền Trang

Sau phần trình bày của diễn giả chính, các đại biểu tham dự chương trình đã tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi. Mở đầu, GS, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng Trung Quốc đã có những hình thức cạnh tranh phi thị trường và đồng tình với các bước đi nhằm gây sức ép mạnh hơn về phía Trung Quốc của tổng thổng Trump.

GS, TS. Lê Đăng Doanh

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image