Tìm kiếm
Thứ Bảy, 20/04/2024 06:48

69 năm Việt Nam: Tỉnh táo để tìm đúng đường

12:10:00 29/08/2014

[vietnamnet.vn - 27/08/2014 - Nhà báo Nguyễn Thu Hà, TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đặng Hoàng Giang] "Chính nhờ sự phản tỉnh đúng lúc, nhờ bứt phá về tư duy, nhờ cải thiện các mối quan hệ quốc tế chúng ta đã tìm ra đường đi là cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo hồi năm 1986, khơi thông dòng chảy kinh tế", TS Nguyễn Đức Thành nói.

Nhà báo Thu Hà: Thưa quí vị độc giả, 69 năm đã qua kể từ ngày Bác Hồ tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với 3 mục tiêu rất rõ ràng: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Nhìn lại chặng đường 69 năm, chúng ta đã làm được nhiều việc vĩ đại, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều mục tiêu chưa thành hiện thực, Việt Nam vẫn là một nước trung bình thấp với mức bình quân đầu người quanh ngưỡng 1.400USD và chúng ta vẫn chưa xác lập được uy tín trên bản đồ kinh tế thế giới. 

Trên tinh thần đó, tọa đàm ngày 2/9 của Tuần Việt Nam năm nay có chủ đề Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ nghĩ về nước Việt Nam giàu mạnh và tự chủ. 

Với chủ đề rộng như vậy, các giải pháp cần được thảo luận, xem xét từ nhiều góc độ. Tuy nhiên vì một số lý do và cũng vì giới hạn về thời gian, hôm nay chúng tôi chỉ tập trung bàn về các giải pháp kinh tế. 

Xin trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, GĐ kiêm kinh tế trưởng của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (ĐHQG), thành viên nhóm tư vấn chính sách của Thủ tướng. Và, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đến từ Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng.

Tuần Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Đổi mới, Thể chế,  quốc khánh, Thu Hà

Nhà báo Thu Hà:Sau 69 năm lập quốc và gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đang đứng ở đâu trên bản đồ kinh tế của khu vực và thế giới?

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Nếu hình dung nền kinh tế thế giới như một cánh rừng với những tầng bậc thấp khác nhau. Có những cây khổng lồ, to khỏe vững chắc luôn là trụ cột của cánh rừng. Cạnh những cây to vừa đang trên đà lớn mạnh còn có cả cây lúp xúp, lơ thơ…. . Có lẽ nền kinh tế Việt Nam mới là một cây nho nhỏ trong cánh rừng đó.  

TS Nguyễn Đức Thành là thành viên Nhóm tư vấn Kinh tế vĩ mô (MAG) của Uỷ ban Kinh tế QH và hiện là thành viên Nhóm tư vấn Kinh tế vĩ mô của Thủ tướng.

Với quy mô của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khoảng  200 tỉ USD nếu đem so sánh với GDP của Indonesia là gần 900 tỷ USD, Hàn Quốc là 1.200 tỷ USD; Nhật khoảng 6.000 tỷ và Mỹ lên tới 16.000 tỷ có thể thấy chúng ta ở vị trí còn rất khiêm tốn. Về GDP trên đầu người thì chúng ta còn thấp nữa vì quy mô dân số của ta lại đứng khá cao trên thế giới.

Sòng phẳng mà nói ngay với khu vực ASEAN (một khối kinh tế tương đối nhỏ và khiêm tốn so với các khối kinh tế khác trên thế giới), Việt Nam vẫn chưa phải một nước khá giả, mới chớm chạm tới mức trung bình thấp. Còn nếu xét trên bản đồ kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam vẫn chưa có một chỗ đứng đáng kể nào.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Nhìn lại quãng thời gian 69 năm qua, 40 năm đầu Việt Nam hết sức khó khăn, trải qua nhiều cuộc chiến tranh dài ngắn khác nhau, làm suy kiệt sinh lực của đất nước.

Công cuộc Đổi mới ở cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã đem lại những thành công đáng kể. Việt Nam đã trở thành một điểm sáng trong câu chuyện xoá đói giảm nghèo, lần lượt thực hiện thành công nhiều mục tiêu thiên niên kỷ.

Tuy nhiên, khoảng cách về mức độ phát triển giữa chúng ta và các nước trong khu vực ngày càng lớn. Hiện nay GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc cao gấp 14 lần Việt Nam. Giả sử Việt Nam có thể tăng trưởng đều đặn 8% một năm, còn Hàn Quốc tạm thời đứng yên, thì mất gần 40 năm Việt Nam mới đuổi kịp Hàn Quốc của bây giờ. Ví dụ đó cho thấy chúng ta đang ở đâu, và nguy cơ chúng ta tiếp tục tụt hậu lớn như thế nào, bởi thời kỳ chúng ta tăng trưởng 8% và hơn một năm dường như sẽ còn lâu mới quay trở lại.

Xem tiếp tại ĐÂY

Tuần Việt Nam

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image