Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Tư, 24/04/2024 05:47

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 07: “SỰ TIẾP NHẬN MÔ HÌNH CHÍNH TRỊ TRUNG HOA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN VIỆT NAM: NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ”

16:34:00 22/07/2015

Sáng ngày 21/7/2015, Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) cùng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (IWEP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Mạng lưới học giả Việt Nam (VSN) phối hợp tổ chức Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc 07 với chủ đề: “Sự tiếp nhận mô hình chính trị Trung Hoa của các chính quyền phong kiến Việt Nam: Những kinh nghiệm và bài học lịch sử”.

Diễn giả Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 07 là TS. Phạm Đức Anh - Giảng viên, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.


 
Toàn cảnh Seminar


Seminar có sự góp mặt của các học giả, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị ở các viện nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên đến từ các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.


 
TS. Nguyễn Duy Lợi phát biểu khai mạc


Mở đầu, TS. Nguyễn Duy Lợi, Phó tổng biên tập Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (IWEP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, TS. Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm và TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phát biểu khai mạc buổi Seminar. Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 07 nằm trong Chuỗi Seminar về Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc được tổ chức định kì 2 tháng một lần, do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) chủ trì, với mong muốn mở ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày các kết quả nghiên cứu của mình, từ đó tạo thành một mạng lưới của giới nghiên cứu trao đổi về các vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao, xã hội, an ninh liên quan tới Trung Quốc. Seminar lần này là sản phẩm hợp tác lần thứ hai giữa VEPR và IWEP, đánh dấu bước phát triển trong quan hệ của hai Viện. 

 

 
TS. Trần Trọng Dương


Sau đó, TS. Phạm Đức Anh trình bày bài nghiên cứu “Sự tiếp nhận mô hình chính trị Trung Hoa của các chính quyền phong kiến Việt Nam: Những kinh nghiệm và bài học lịch sử” tập trung vào 3 vấn đề chính (1) Về thái độ và quan điểm tiếp nhận (2) Quá trình và xu hướng tiếp nhận (3) Mô hình nào phù hợp với Việt Nam? Tác giả đưa ra bằng chứng để chứng minh không có mô hình có sẵn nào phù hợp với Việt Nam, mô hình nào càng giống với bên ngoài thì càng kém bền vững cũng như một lần nữa chứng minh được rằng, mô hình ngoại lai dù có ưu việt đến đâu, khi vận dụng luôn cần phải linh hoạt và có những sáng tạo phi thường.

 

TS. Phạm Đức Anh trình bày bài nghiên cứu


Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các chuyên gia, học giả nổi tiếng như TS. Lưu Bích Hồ, PGS.TS Phạm Thái Quốc, Th.S Bùi Ngọc Sơn, TS. Phạm Gia Minh, Dịch giả Nhà văn Trần Đình Hiến, TS. Nguyễn Xuân Diện, TS. Trần Trọng Dương, TS. Phạm Sỹ Thành, GS. TS Đỗ Tiến Sâm, Nhà nghiên cứu cao cấp Phạm Chi Lan… Các ý kiến đều đánh giá cao cách tiếp cận của các tác giả đối với sự tiếp nhận mô hình chính trị Trung Hoa của các chính quyền phong kiến Việt Nam, từ đó gợi mở hướng nghiên cứu về phương hướng phát triển trong thời kỳ hiện nay. 


TS. Lưu Bích Hồ (đầu tiên bên trái)

 

Dịch giả Nhà văn Trần Đình Hiến

 

TS. Phạm Sỹ Thành

 

GS. TS Đỗ Tiến Sâm (thứ hai từ trái sang)

 

Bà Phạm Chi Lan

Một số hình ảnh khác:

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image