Tìm kiếm
Thứ Sáu, 29/03/2024 06:37

VEPR: "Tránh nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô"

09:31:00 15/07/2016

[Diễn đàn doanh nghiệp - 14/7/2016 - TS. Nguyễn Đức Thành] “Cần tránh tâm lý nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao khi bắt đầu một nhiệm kỳ Chính phủ mới, dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô. Nếu bất ổn vĩ mô tái diễn, thì cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều” – Đó là lưu ý của Viện nghiên Kinh tế & Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Tọa đàm Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II - 2016 diễn ra chiều 14/7.

HVS_2289

Ông Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế & Chính sách, Đại học Quốc gia phát biểu tại tọa đàm

VEPR dẫn chứng những lý do giải thích cho những điều lo ngại nêu trên.

Thứ nhất, khả năng lạm phát tăng trưởng trở lại trong nửa cuối năm là không thể tránh khỏi, khi giá hàng hoá cơ bản trên thế giới hồi phục kết hợp với trong nước. Trong khi đó, cung tiền đang có xu hướng điều chỉnh cao, đặc biệt trong sáu tháng đầu năm.

VEPR khuyến nghị các cơ quan hoạch định chính sách cần nhìn trước những rủi ro bùng phát lạm phát để kiểm soát cung tiền ở mức phù hợp. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18-20% trong năm 2016 có thể tạo nguy cơ mất kiểm soát lạm phát như trong những năm gần đây.

Thứ hai, Chính phủ mới đã có những bước đi đầu tiên dành cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, bản thân Nghị Quyết 35 của Chính phủ chưa đủ chi tiết và khi triển khai sâu hơn trên thực tế cần có thời gian và phối hợp giữa các Bộ.

“Bên cạnh nỗ lực cải cách hành chính mạnh mẽ, Chính phủ cần quyết tâm tạo môi trường cạnh tranh thực sự hữu hiệu, thu hẹp khu vực DN Nhà nước– Đây chính là cách hỗ trợ cho DN tư nhân của Việt Nam một cách tốt nhất trong bối cảnh hiện nay” – VEPR đề xuất.

Screen Shot 2016-07-14 at 15.41.44

Thứ ba, cơ cấu thu ngân sách đang dần dịch chuyển do một số nguồn suy giảm. Trong đó có các khoản lợi tức từ các DN Nhà nước. Về dài hạn, chính phủ cần chỉ đạo giải quyết dứt điểm bài toán giữa những khoản thu ngắn hạn và lợi ích trong dài hạn.

VEPR đề xuất, nhà nước nên thoái vốn một cách quyết đoán khỏi các DN Nhà nước lớn, đặc biệt tại một số ngân hàng thương mại . “Việc này có thể giúp bổ sung nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại này vẫn có đủ nguồn vốn để mở rộng hoạt động”.

Thứ tư, ý tưởng huy động vàng trong nền kinh tế đang góp phần tạo thêm bất ổn về tâm lý thị trường, và nếu thực hiện, sẽ thu hẹp không gian chính sách khi bất ổn vĩ mô xảy tới. Và về dài hạn, ý tưởng này đi ngược lại tiến trình chống vàng hoá, đô la hoá nền kinh tế đang bắt đầu có hiệu lực trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua.

“Chúng tôi cho rằng NHNN cần kiên định con đường tách vàng và ngoại tệ (USD) ra khởi lưu thông, và đưa vào vận hành theo nguyên tắc của thị trường tài sản” – VEPR lưu ý.

 Hoàng Sang

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image