Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Ba, 16/04/2024 01:42

THÔNG BÁO TUYỂN CHUYÊN GIA VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

09:52:00 10/12/2017

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đang có nhu cầu tuyển dụng Nhóm chuyên gia thực hiện Nghiên cứu “Đánh giá anh hưởng của tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên mức phúc lợi tiêu dùng và mức doanh thu sản xuất tại Việt Nam”

  1. Giới thiệu

Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT hay Value Added Tax) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Một mặt, thuế VAT là một trong các nguồn thu quan trọng của Chính phủ để tài trợ chi tiêu công, thanh toán nợ và thực hiện các đầu tư công. Mặt khác, thuế VAT gây ra sự méo mó về giá cả, vi thuế làm tăng giá mà người tiêu dùng phải trả, trong khi giảm giá mà nhà sản xuất nhận được, từ đó gây ra sự mất mát đối với tổng mức thoả dụng của toàn xã hội. Cũng bởi vậy, khi tăng thuế VAT sẽ tạo nên hai hiệu ứng đồng thời: tăng nguồn thu cho Chính phủ nhưng lại gây thiệt hại cho nền kinh tế trên cả phương diện tiêu dùng và sản xuất.

Hiện nay, Bộ tài chính Việt Nam đang trong quá trình đề xuất dự thảo luật sửa đổi về thuế giá trị gia tăng, mà theo đó, thuế VAT sẽ tăng trên hầu hết các mặt hàng, từ ngày 01/01/2019. Vì ảnh hưởng của việc tăng thuế lên tăng giá cả hàng hoá mang tính trực tiếp lên mức sống của các hộ gia đình cũng như doanh thu của các nhà sản xuất, nên dự thảo tăng thuế đã thu hút sự chú ý rộng rãi của người dân và của các chuyên gia kinh tế.

Tuy nhiên, việc đánh giá một chính sách, không chỉ cần sự chú ý của dư luận, mà còn cần những luận cứ khoa học chính xác, tính đến sự đa dạng về đặc điểm của các hộ gia đình (như mức thu nhập, mức chi tiêu và khu vực địa lý…) và của các nhà sản xuất (như quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất…). Căn cứ vào nhu cầu thực tế đó, chúng tôi đề xuất nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên mức phúc lợi tiêu dùng và doanh thu sản xuất tại Việt Nam.

  1. Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đánh giá định lượng ảnh hưởng của việc tăng thuế giá trị gia tăng lên mức phúc lợi tiêu dùng và mức doanh thu sản xuất tại Việt Nam. Nhằm đạt được mục tiêu đó, câu hỏi nghiên cứu chính là:

Ảnh hưởng của tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên mức phúc lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam và lên mức doanh thu của nhà sản xuất là bao nhiêu?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính đó, chúng tôi đặt ra ba nhóm câu hỏi phụ sau:

  1. Định nghĩa của thuế giá trị gia tăng, mức phúc lợi tiêu dùng và doanh thu sản xuất là gì? Sự thay đổi dự kiến của thuế VAT là bao nhiêu? Và đo lường mức phúc lợi tiêu dùng và doanh thu sản xuất như thế nào?
  2. Ảnh hưởng của sự tăng thuế VAT lên mức phúc lợi tiêu dùng và lên mức doanh thu sản xuất trong các lý thuyết kinh tế là như thế nào? Các yếu tố nào chi phối sự ảnh hưởng đó? Và phương pháp nào để ước lượng mức ảnh hưởng đó?
  3. Kết quả ước lượng sự ảnh hưởng của tăng thuế VAT lên mức phúc lợi tiêu dùng và mức doanh thu sản xuất là gì? Kết quả đó phụ thuộc vào các yếu tố nào? Và hàm ý chính sách nào có thể được rút ra?

 

  1.  Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng phương pháp phân tích tĩnh để dự báo tác động của việc tăng thuế VAT lên mức sống của hộ gia đình và hoạt động của doanh nghiệp. Vì việc điều chỉnh thuế là chưa xảy ra nên chúng tôi chỉ dự báo tác động chứ không đo lường được tác động nhân quả của việc tăng thuế VAT. Với mỗi đối tượng nghiên cứu (gồm mức phúc lợi của hộ gia đình và mức doanh thu của nhà sản xuất), trước hết, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng, dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế học vi mô về hành vi người tiêu dùng và người sản xuất. Sau đó, chúng tôi sử dụng mô hình đó dựa theo sự đa dạng về đặc điểm của người tiêu dùng và người sản xuất dựa trên hai bộ số liệu: điều tra mức sống hộ gia đình và điều tra doanh nghiệp.

  1.  Nguồn số liệu dự kiến

Chúng tôi dự kiến sử dụng hai bộ số liệu chính gồm bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình và bộ số liệu điều tra doanh nghiệp.

  1.  Các hoạt động dự kiến

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đề xuất khung hoạt động như sau:

  1. Thu thập và xử lý số liệu. Hai nguồn số liệu, đã được thu thập bởi Tổng cục thống kê, sẽ được chúng tôi mua lại để phục vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, cả hai bộ số liệu cần được xử lý để ra được hai bộ số liệu sạch cuối cùng, phục vụ việc thực hiện ước lượng mô hình kinh tế lượng.
  2. Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia. Hoạt động này nhằm xin các ý kiến phản biện của các chuyên gia cho các bản thảo của bài nghiên cứu. Dự kiến, sẽ có 3 hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện dự án.
  3. Một hội thảo công bố. Khi bài nghiên cứu đã hoàn thành, chúng tôi sẽ tổ chức một hội thảo công bố để thông tin cho các cơ quan chức năng, công chúng, cũng như giới học giả về kết quả nghiên cứu. Đồng thời, tại hội thảo, chúng tôi cũng sẽ tiếp thu các góp ý của các chuyên gia, và các cơ quan chức năng để hoàn thiện bài nghiên cứu.
  4. Một ấn phẩm. Ấn phẩm dưới dạng sách là sản phẩm cuối cùng của các công việc nghiên cứu thực hiện trong dự án này.
  1. MÔ TẢ NHIỆM VỤ CHUYÊN GIA THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
  1. Đối với Trưởng Nhóm Nghiên cứu

Trưởng Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ thực hiên các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế kế hoạch chuyên môn của Dự án

- Chi tiết hóa phương pháp Nghiên cứu

- Nghiên cứu đưa ra phương án sử dụng mô hình

- Chỉnh sửa báo cáo servsion 1 và 2

- Chỉnh sửa Báo cáo khuyến nghị chính sách, Hỏi đáp

- Tham gia và chỉ đạo chuyên môn tại các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu

- Tham gia các cuộc họp với nhà tài trợ

- Chủ trì các cuộc họp tham vấn với chuyên gia, hội thảo công bố và hội thảo tham vấn

- Tham gia các cuộc khảo sát thực địa tại Hà Nội tại các tỉnh

- Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các đối tác phát triển và hỗ trợ cố vấn cho các thắc mắc về kỹ thuật của các cán bộ phát triển trong quá trình thực hiện vận động chính sách hướng tới hệ thống thuế công bằng và hiệu quả

  1. Đối với Kinh tế trưởng Dự án Nghiên cứu (Chief economist)

Nhiệm vụ chính của Kinh tế trưởng Dự án Nghiên cứu bao gồm:

- Cùng với Nhóm Nghiên cứu hiện tổng quan tài liệu

- Chủ trì xây dựng mô hình, phân tích kết quả từ mô hình

- Tham gia phỏng vấn sâu chuyên gia tại Hà Nội và các tỉnh

- Trình bày bài tại cuộc họp consulation, hội thảo công bố và consulation cho các đại biểu quốc hội

- Tham gia 2 field trips

- Tham gia các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu

- Tham gia các cuộc họp với nhà tài trợ

- Edit bản dịch tiếng Anh báo cáo (draft 1, draft 2 và bản final)

- Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các đối tác phát triển và hỗ trợ cố vấn cho các thắc mắc về kỹ thuật của các cán bộ phát triển trong quá trình thực hiện vận động chính sách hướng tới hệ thống thuế công bằng và hiệu quả

  1. Đối với Nghiên cứu viên cao cấp

Nhiệm vụ chính của Nghiên cưu viên bao gồm:

  • Chủ trì thực hiện tổng quan tài liệu
  • Thu thập, phân tích dữ liệu phục vụ chạy mô hình
  • Viết báo cáo version 1,2
  • Viết policy brief
  • Viết khuyến nghị chính sách theo từng dự thảo luật
  • Tham gia field trip tại Hà Nội và tỉnh phía bắc
  • Tham gia các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu
  • Tham gia các cuộc họp với nhà tài trợ
  • Edit bản dịch báo cáo tiếng Anh (draft 1, draft 2 và bản final)
  • Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các đối tác phát triển và hỗ trợ cố vấn cho các thắc mắc về kỹ thuật của các cán bộ phát triển trong quá trình thực hiện vận động chính sách hướng tới hệ thống thuế công bằng và hiệu quả
  1. Đối với Nghiên cứu viên
  • Tham gia cùng Nhóm thực hiện tổng quan tài liệu
  • Xử lý số liệu VHLSS
  • Xử lý số liệu doanh nghiệp
  • Hỗ trợ Nghiên cứu viên cao cấp viết báo cáo version 1 và 2
  • Hỗ trợ viết khuyến nghị chính sách theo từng dự thảo luật
  • Hỗ trợ viết policy brief
  • Tham gia field trip tại Hà Nội và tỉnh phía bắc
  • Tham gia các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu
  • Tham gia các cuộc họp với nhà tài trợ
  • Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các đối tác phát triển và hỗ trợ cố vấn cho các thắc mắc về kỹ thuật của các cán bộ phát triển trong quá trình thực hiện vận động chính sách hướng tới hệ thống thuế công bằng và hiệu quả
  1. Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của Nhóm Nghiên cứu
    1. Đối với Trưởng Nhóm Nghiên cứu
  • Trình độ tiến sỹ về tài chính công, chính sách thuê hoặc kinh tế
  • Ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứ về tài chính, thuế, kinh tế vĩ mô
  • Có kinh nghiệm làm trưởng Nhóm Nghiên cứu
  • Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 5 Dự án sử dụng các mô hình kinh tế lượng
  • Sẵn sàng tham gia công tác thực địa
  • Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt
    1. Kinh tế trưởng Dự án Nghiên cứu (Chief economist)
  • Trình độ tiến sỹ về tài chính công, chính sách thuê hoặc kinh tế
  •  Ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứ về tài chính, thuế, kinh tế vĩ mô
  • Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 5 Dự án sử dụng các mô hình kinh tế lượng
  • Sẵn sàng tham gia công tác thực địa
  • Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt
    1. Đối với chuyên gia nghiên cứu cao cấp
  • Trình độ tiến sỹ hoặc thạc sỹ về tài chính công, chính sách thuê hoặc kinh tế
  • Ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứ về tài chính, thuế, kinh tế vĩ mô
  • Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 2 Dự án sử dụng các mô hình kinh tế lượng
  • Sẵn sàng tham gia công tác thực địa
  • Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt
    1. Đối với Nghiên cứu viên

- Trình độ thạc sỹ về tài chính công, chính sách thuê hoặc kinh tế

- Ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứ về tài chính, thuế, kinh tế vĩ mô

  • Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 2 Dự án sử dụng các mô hình kinh tế lượng

- Kinh nghiệm làm việc với bộ số liệu VHLSS hoặc/và Bộ số liệu điều tra doanh nghiệp

- Sẵn sàng tham gia công tác thực địa

- Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt

  1. HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ

Các Nhóm chuyên gia có quan tâm xin nộp hồ sơ gồm CV các chuyên gia, phương án kỹ thuật để thực hiện Dự án và đề xuất chi phí chuyên gia về địa chỉ email: info@vepr.org.vn trước 17h00 ngày 25/12/2017

Các chuyên gia được khuyến khích nộp hồ sơ theo nhóm, không nộp hồ sơ cá nhân riêng lẻ.

  1.  TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Auerbach, Alan J., and Laurence J. Kotlikoff. Dynamic fiscal policy. Vol. 11. Cambridge: Cambridge University Press, 1987.
  2. Bye, Brita, Birger Strøm, and Turid Åvitsland. "Welfare effects of VAT reforms: a general equilibrium analysis." International Tax and Public Finance 19.3 (2012): 368-392.
  3. Harberger, Arnold C. "The incidence of the corporation income tax." Journal of Political economy 70.3 (1962): 215-240.
  4. Deaton, Angus, and John Muellbauer. "An almost ideal demand system." The American economic review 70.3 (1980): 312-326.
  5. Deaton, Angus. "Demand analysis." Handbook of econometrics 3 (1986): 1767-1839.
  6. Deaton, Angus. "Quality, quantity, and spatial variation of price." The American Economic Review (1988): 418-430.
  7. Emran, M. Shahe, and Joseph E. Stiglitz. "On selective indirect tax reform in developing countries." Journal of Public Economics 89.4 (2005): 599-623.
  8. Salanie, Bernard. The economics of taxation. MIT press, 2011.
  9. Stone, Richard. "Linear expenditure systems and demand analysis: an application to the pattern of British demand." The Economic Journal 64.255 (1954): 511-527.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image