Tìm kiếm
Thứ Sáu, 29/03/2024 01:20

Đề nghị siết tín dụng ở mức 12 - 14%

11:46:00 14/10/2018

[VietNamBiz - 14/10/2018 - PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Phạm Thế Anh] Tuy tín dụng 9 tháng đầu năm mới đạt hơn nửa chỉ tiêu cả năm, song giới chuyên gia ủng hộ việc siết tín dụng để kiểm soát lạm phát. Theo đó, tín dụng năm 2018 chỉ nên tăng ở mức 12 - 14%.

Tiền đang quá nhiều trong nền kinh tế

“Bóng ma” lạm phát đang đuổi tới sau lưng chúng ta là nhận định chung của nhiều chuyên gia kinh tế. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, lạm phát năm 2018 khó đạt mục tiêu 4%. Trong năm 2019, lạm phát thậm chí sẽ còn vượt xa con số này.

de nghi siet tin dung o muc 12 14
Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Trong đó, thủ phạm lớn nhất gây ra lạm phát là giá xăng dầu. Giá xăng dầu tăng mạnh thời gian qua đã khiến giá cả đầu vào nhiều hàng hóa tăng mạnh. Riêng việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch trần từ đầu năm tới sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát. Tính toán sơ bộ của VEPR cho thấy, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít từ ngày 1/1/2019 có thể làm lạm phát tăng thêm 1,6 điểm phần trăm trong năm tới.

Đồng tình ý kiến này, PGS-TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế cảnh báo thêm, USD tăng mạnh đang khiến Việt Nam phải nhập khẩu lạm phát do nhập khẩu nguyên liệu.

Chính vì nguy cơ lạm phát gia tăng, giới chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục kiểm soát tín dụng để chống lạm phát, đồng thời giảm bớt lượng sức ép thanh khoản, thu hẹp chênh lệch tín dụng/GDP.Đồng tình ý kiến này, PGS-TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế cảnh báo thêm, USD tăng mạnh đang khiến Việt Nam phải nhập khẩu lạm phát do nhập khẩu nguyên liệu.

Trong 9 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn một nửa chỉ tiêu đề ra của cả năm. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế đều cho rằng, không nên đẩy mạnh cung tiền. Hơn nữa, tỷ lệ tín dụng/GDP ở nước ta đang quá cao, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, hiện dư nợ tín dụng nước ta đạt khoảng 7 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP.

Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia SSI Retail Research, chỉ số tín dụng/GDP cao cảnh báo tiền trong nền kinh tế quá nhiều, nếu không kiểm soát sẽ gây ra lạm phát như từng xảy ra trong năm 2008 và 2010. Báo cáo cũng khuyến nghị, tăng trưởng tín dụng cần được kiểm soát chặt, nhằm giảm bớt sức ép thanh khoản, thu hẹp chênh lệch tín dụng/GDP và giữ lạm phát ở mức hợp lý.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng nhiều lần cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam là quá nóng và nên hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 17% như hiện nay xuống dưới 14%, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

Chỉ nên tăng tín dụng 12 - 14%

Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị tuyên bố siết tín dụng các lĩnh vực rủi ro, đồng thời khẳng định sẽ không gia hạn tín dụng cho bất kỳ ngân hàng nào.

TS. Phạm Thế Anh cho rằng, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm và đang lấy lại tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta cần hướng vào tăng trưởng bền vững, thực chất, tránh tăng trưởng dựa quá nhiều vào tín dụng như trước đây.

“Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay gần như đã đạt được. Vì vậy, chính sách tiền tệ cần chuyển hướng từ hỗ trợ tăng trưởng sang thận trọng với lạm phát, vì sức ép lạm phát là nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế trong mấy tháng cuối năm. Tôi cho rằng, trong năm nay, tín dụng chỉ nên tăng 10 - 12%, hạn chế cung tiền ra nền kinh tế”, TS. Phạm Thế Anh khuyến nghị.

Giới chuyên gia cũng cho rằng, trong năm tới, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục điều hành tín dụng theo hình thức phân giao chỉ tiêu cho từng ngân hàng, dựa trên cơ cấu tín dụng và sức khỏe của từng ngân hàng. Đồng thời, việc phân giao này cũng sẽ tránh được hiện tượng ngân hàng quá “rộng tay” khi cho vay, dẫn đến các rủi ro cho hệ thống.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image