Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Sáu, 19/04/2024 02:18

Đại diện VEPR tham dự chương trình "International think tank policy dialogue on health, trade and innovation" tại Kuala Lumpur

09:09:00 21/05/2019

Sáng ngày 15/05/2019, tại Kuala Lumpur, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tham dự chương trình "International think tank policy dialogue on health, trade and innovation" và thảo luận về chủ đề này từ góc nhìn của Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tham dự chương trình "International think tank policy dialogue on health, trade and innovation"

Trong chương trình, ngài Stephen Ezell, Quỹ đổi mới và công nghệ thông tin, Hoa Kỳ đã trình bày về chủ đề: Cách xây dựng nền kinh tế đổi mới tại châu Á. Cụ thể, về chủ đề này có thể thấy nhiều nước Châu Á đang bị mắc “Bẫy Thu nhập trung bình”, bị phụ thuộc vào sản xuất và xuất khẩu hàng hóa giá trị thấp. Các nước châu Á thành công hơn như Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đang chuyển đổi từ nông nghiệp và sản xuất hàng hóa sang nên kinh tế tri thức, đem lại nhiều ích lợi cho người dân. Những yếu tố chính sách nào có thể hỗ trợ các nước châu Á khác phát triển theo hướng này?

Ngài Philip Stevens, Geneva Network đưa ra chủ đề: Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của châu Á. Có thể thấy rằng, Quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt quan trọng đối với những nước đang mong muốn hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Về phía ngài Amir Ullah Khan, Trường Đại học Quốc gia Maulana Azad, Ấn độ cho rằng: Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong đổi mới, nhưng các đối thủ cạnh tranh cũng cáo buộc rằng [người sở hữu] hạn chế việc tiếp cận đến công nghiệp mới bằng việc nâng giá thành. Liệu những cáo buộc này có chính xác, và quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò tích cực nào trong việc lan tỏa công nghệ?

Kết thúc buổi hội thảo, Ngài Azrul Mohd Khalib, Galen Centre for Health and Social Policy, Malaysia nêu ra chủ đề: Những chính sách gây cản trở tiến trình đổi mới. Cụ thể, các chính phủ châu Á thường bị phân hóa giữa việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để thu hút FDA, và mong muốn tiếp cận cộng nghệ mới ở mức giá thấp. Điều này đặc biệt đúng đối với ngành y tế và đang dẫn đến các can thiệp gây phản tác dụng của chính phủ và sau đó đã đưa ra thảo luận: Cần đối thoại như thế nào để phòng tránh các chính sách phản thị trường?

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image