Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Bảy, 20/04/2024 04:12

Đoàn nghiên cứu VEPR khảo sát thực địa tại các khu công nghiệp trong 3 tháng cuối năm 2018

15:23:00 03/01/2019

Trong suốt thời gian 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tiến hành thực địa tại các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước. Mục đích của cuộc khảo sát là tìm hiểu hiện trạng, tính cạnh tranh của các Khu công nghiệp cũng như đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp.

Đây là một hoạt động nằm trong dự án “Xây dựng mô hình đánh giá và xếp hạng khu công nghiệp Việt Nam: Áp dụng mô hình hedonic và phân tích đa tiêu chuẩn để nâng cao hiệu quả hoạch đính chính sách khu công nghiệp”. Thành phần tham dự từ VEPR gồm các nghiên cứu viên Phạm Văn Đại, Phạm Thị Hương cùng cán bộ dự án Lê Minh Hiền.

Địa bàn khảo sát của dự án lần này trải dài khắp ba miền: Từ Miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh), Miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi) tới Miền Nam (Đồng Nai). Đây là các địa bàn trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển Khu công nghiệp của Việt Nam.

Khu công nghiệp Giang Điền và đại diện của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai. Các khu công nghiệp tại Đồng Nai có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, gần sân bay quốc tế và cầu cảng, được đầu tư hạ tầng tốt nên tỉ lệ lấp đầy rất cao.

VEPR làm việc với Ông Lê Quốc Dũng – Chuyên viên Phòng Đầu tư Kinh doanh – Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Long Khánh (Đồng Nai)

 

Đoàn khảo sát của VEPR trao đổi với Bà Võ Thị Mỹ Phượng – Trưởng Phòng Đầu tư, Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp IDICO, Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhơn Trạch I (Đồng Nai)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách làm việc với đại diện Khu công nghiệp Sonadezi Giang Điền (Đồng Nai)

- Chuyến khảo sát thứ hai, đoàn nghiên cứu chọn địa bàn hai tỉnh là Quảng Nam và Quảng Ngãi. Tại đây, nhóm đã gặp gỡ và làm việc với đại diện của Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Khu công nghiệp Thuận Yên, Khu công nghiệp Tam Thăng, Khu công nghiệp Tam Hiệp, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Các khu công nghiệp tại khu vực miền Trung có lợi thế là giá thuê đất rẻ, thế mạnh về hạ tầng cảng biển, giao thông thuận lợi và các chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tư tại đây sẽ gặp khó khăn khi cần thu hút lao động chất lượng cao.

Đại diện VEPR làm việc với Ông Nguyễn Văn Vinh - Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (Quảng Nam)

Nhóm nghiên cứu trao đổi với đại diện của Ban quản lý Khu công nghiệp Tam Thăng, Công ty TNHH MTV Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam)

VEPR làm việc với Ông Võ Thanh Long – Phó giám đốc Trung tâm Công nghiệp Dịch vụ Tam Kỳ, đơn vị quản lý Khu công nghiệp Thuận Yên (Quảng Nam)

Nhóm nghiên cứu làm việc với các đại diện của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

Tại Hà Nội, đoàn nghiên cứu đã làm việc với đại diện của 5 Khu công nghiệp là Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Hà Bình Phương, Phú Nghĩa và công ty TNI Holdings (Chủ đầu tư của các Khu công nghiệp Quang Minh, Thạch Thất - Quốc Oai và Hà Nội - Đài Tư).

Tại Bắc Ninh, đoàn nghiên cứu đã gặp gỡ đại diện của 8 Khu công nghiệp là Quế Võ 1, Quế Võ 2, Quế Võ 3, Đại Đồng - Hoàn Sơn, HANAKA, Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Thuận Thành II và VSIP. Các khu công nghiệp tại Bắc Ninh có lợi thế rất lớn về giao thông, vị trí địa lý và nguồn nhân lực dồi dào. Tại đây tập trung nhiều doanh nghiệp của các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát sẽ là tài liệu quan trọng để nhóm nghiên cứu xây dựng được mô hình phù hợp nhằm xếp hạng tất cả các Khu công nghiệp trên địa bàn cả nước. Kết quả xếp hạng được kỳ vọng giúp nâng cao hiệu quả hoạch định phát triển khu công nghiệp, là tham chiếu cho giới hoạch định chính sách phát triển cũng như các nhà đầu tư công nghiệp.

VEPR trao đổi với Bà Lê Thị Huệ - Phó Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội)

Đại diện nhóm nghiên cứu trao đổi với Ông Dũng, đại diện Công ty cổ phần đầu tư DIA – Hà Tây, chủ đầu tư của Khu công nghiệp Bắc Thường Tín (Hà Nội)

Nhóm nghiên cứu gặp gỡ đại diện của Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ, chủ đầu tư Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Hà Nội)

VEPR trao đổi với đại diện của Tổng Công ty Đô thị Và Phát triển Kinh Bắc, chủ đầu tư của Khu công nghiệp Quế Võ 1 và Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh (Bắc Ninh)

Nhóm nghiên cứu gặp gỡ và làm việc với Ông Nguyễn Minh Hoàng – Công ty TNHH Phát triển Nhà đất Shun-Far, chủ đầu tư của Khu công nghiệp Thuận Thành II (Bắc Ninh)

Đại diện VEPR làm việc với Bà Nguyễn Thái Vinh – Trưởng ban Quản lý Dự án, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển KCN EIP, chủ đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ 3 (Bắc Ninh)

Lê Tùng

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image