Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 28/03/2024 09:39

Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu Báo cáo Công bằng Thuế Việt Nam 2017

09:15:00 24/05/2018

Sáng ngày 25/5/2018, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - thành viên của Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam đã tổ chức hội thảo công bố Báo cáo Công bằng Thuế 2017. 

Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY

Hội thảo Công bố Báo cáo Công bằng Thuế 2017

Mở đầu buổi hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã có phần phát biểu khai mạc. Ông cho biết, vấn đề công bằng trong thu và chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các đối tác phát triển cũng như Chính phủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về tính công bằng trong thu chi ngân sách, kể từ sau nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2011. Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam, đã xây dựng Báo cáo Công bằng thuế Việt Nam 2017. Báo cáo dựa trên cơ sở áp dụng khung nghiên cứu và bộ công cụ Giám sát Công bằng Thuế (Fair Tax Monitor Index) do Oxfam toàn cầu xây dựng và chuẩn hoá. Báo cáo được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực cho hoạt động tham vấn và vận động chính sách về công bằng thuế tại Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

Tiếp theo, Bà Trần Thị Thanh Thủy - Đại diện tổ chức Oxfam tại Việt Nam trình bày khung nghiên cứu và bộ công cụ Giám sát Công bằng Thuế.

Bà Trần Thị Thanh Thủy

Sau đó, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường - đại diện nhóm nghiên cứu trình bày Báo cáo Công bằng Thuế 2017. Ông cho biết, dựa trên các câu hỏi của Chỉ số Công bằng Thuế, kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý thuế ở Việt Nam được đánh giá rất cao với điểm số 9/10. Chỉ tiêu đứng thứ hai là Nguồn thu đầy đủ với điểm số là 8/10. Chỉ tiêu Hệ thống thuế lũy tiến đứng thứ ba với điểm số là 7/10. Quản trị các ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp và Tránh nhiệm giải trình trong tài chính công của Việt Nam xếp ở vị trí thấp nhất với điểm số là hơn 4/10 điểm. Chỉ tiêu ở mức khoản 5/10 điểm là Tránh nhiệm giải trình trong tài chính công. 

Chi tiêu thuế vì người nghèo trong bộ câu hỏi này chỉ đánh giá trên ba lĩnh vực là chi cho giáo dục, chi cho y tế và chi cho nông nghiệp. Theo các câu hỏi của bộ dữ liệu, chi tiêu thuế cho người nghèo của Việt Nam đạt 6/10 điểm.

Phân tích rõ hơn về các chỉ tiêu, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường cho biết, xét về cơ cấu thu thuế, tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu thuế đã tăng mạnh lên mức hơn 60%, còn thuế trực thu đã giảm xuống mức dưới 40%. Điều này, tác động không tốt đến tính luỹ tiến của hệ thống thuế của Việt Nam.

 

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường

Việt Nam được đánh giá khá cao về tính đầy đủ của nguồn thu ngân sách. Vấn đề trốn tránh thuế và quản lý thuế của Việt Nam cũng được xem xét trong Báo cáo. Trong một thập kỷ qua, Việt Nam dành rất nhiều nguồn lực cho ngành Thuế, đặc biệt là đầu tư về hệ thống thông tin.

Báo cáo cũng xem xét tính công bằng trong chi tiêu công. Chi ngân sách ở Việt Nam cho những dịch vụ công cơ bản như giáo dục và y tế ở Việt Nam cũng được đánh giá khá tốt. Chi cho giáo dục chiếm khoảng 18% - 20 % tổng chi ngân sách nhà nước (2014-2016). Phần lớn chi cho giáo dục là dành cho giáo dục phổ thông. 

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường

Sau phần trình bày của PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, các chuyên gia đã có phần phản biện, bình luận về Báo cáo. Các chuyên gia phản biện gồm: Ông Vũ Danh Hiệp, Vụ Tài chính ngân sách, Văn phòng Quốc hội; Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế; PGS.TS. Lê Xuân Trường, Bộ môn Thuế, Học viện Tài chính; Ông Nguyễn Ngọc Tuyến, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Bộ Tài chính.

Bàn chủ tọa

Góp ý cho báo cáo, ông Vũ Danh Hiệp, Vụ Tài chính ngân sách, Văn phòng Quốc hội cho rằng, cần có đánh giá lại về việc lồng ghép nhiều chính sách xã hội vào chính sách thuế, dẫn đến số người nộp thuế không lớn trong tổng số hơn 90 triệu người dân. Hệ thống thuế của Việt Nam đang gánh nhiều nhiệm vụ, mục tiêu, từ thu hút đầu tư đến an sinh xã hội, mà đến nay cần phải đánh giá lại để làm rõ những chính sách ưu đãi giai đoạn trước hiệu quả ra sao. 
Đồng tình với ý kiến này, chuyên gia Nguyễn Văn Phụng cho biết hệ thống thuế Việt Nam hiện đang gánh nhiều hệ luỵ từ các chính sách ưu đãi cả từ giai đoạn trước, như chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư. Trước đây, có thời kỳ các giấy phép đầu tư ghi rõ cả mức thuế suất ưu đãi cho nhà đầu tư chỉ 19 - 20% trong khi doanh nghiệp (DN) trong nước đang chịu mức 32%, có dự án ưu đãi đến hết đời. 
Tại báo cáo, các chuyên gia cũng có khuyến nghị rà soát lại chính sách miễn giảm thuế với các DN, nhất là DN FDI và công bố công khai để tính toán được phần thuế bị mất đi do miễn giảm thuế. Đồng thời, giữ vững hướng cải cách tách các chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế./.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image