Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Bảy, 20/04/2024 06:13

Hội thảo "Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình"

17:16:00 29/06/2018

Sáng này 28/6/2018, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Hội thảo công bố nghiên cứu "Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình". Nghiên cứu được thực hiện bởi VEPR, với sự hỗ trợ của Bộ ngoại giao Phần Lan và Văn phòng Oxfam tại Việt Nam.

 

Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY.

Vấn đề công bằng trong thu và chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các đối tác phát triển cũng như Chính phủ. Năm 2017, Bộ Tài chính đưa ra đề xuất tăng thuế Giá trị gia tăng (VAT) lên mức 6% và 12%. Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam, đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cân bằng tổng thể (mô hình CGE) và phương pháp cân bằng bộ phận để đo lường tác động. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực cho hoạt động tham vấn và vận động chính sách về giảm thiểu gánh nặng thuế đối với nền kinh tế.

Tham gia Hội thảo là lãnh đạo và đại diện các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu như: Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Các trường đại học và viện nghiên cứu

Ngoài ra, đến dự Hội thảo công bố báo cáo hôm nay, còn có sự hiện diện của đại diện các tổ chức quốc tế đang làm việc tại Việt Nam, các Hội và Hiệp hội, các doanh nghiệp, và các cơ quan thông tấn báo chí.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Trước tiên, ông Nguyễn Gia Linh - Cán bộ chương trình, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) giới thiệu về mục đích và sơ lược nội dung buổi hội thảo.

Ông Nguyễn Gia Linh - Cán bộ chương trình

Tiếp theo, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phát biểu khai mạc hội thảo. Ông cũng chia sẻ việc VEPR cùng với một số cơ quan, tổ chức khác thành lập nên Liên Minh Công Bằng Thuế và nghiên cứu này là một trong những hoạt động đầu tiên của Liên Minh.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành

Tiếp theo chương trình, ThS. Nguyễn Hoàng Hiệp - Nghiên cứu viên Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trình bày Tổng quan về thu chi ngân sách của Việt Nam và chính sách thuế giá trị gia tăng. cho biết, nguồn thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu giảm mạnh trong những năm gần đây. Điều này đã ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách của nước ta.
Trước tình hình các loại thuế trực thu có xu hướng giảm, thuế gián thu đang được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng tăng. Đây cũng là tình hình chung của nhiều nước trên thế giới. Qua nghiên cứu cho thấy, việc quản lý thu thuế đối với thuế GTGT hiện nay là khá hiệu quả. Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thuế GTGT hiện là nguồn thu có đóng góp lớn nhất, chiếm 1/4 trong tổng thu ngân sách và 1/3 trong tổng thu thuế. “Điều này cho thấy, việc hành thu thuế GTGT của Việt Nam hiện nay là khá hiệu quả”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

ThS. Nguyễn Hoàng Hiệp

TS. Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia của (VEPR) - trình bày về đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT đối với tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Theo ông, phương án tăng thuế VAT được Bộ Tài chính đề xuất hồi đầu năm không có tác động đáng kể đến sản lượng. Tiêu dùng của các hộ gia đình giảm nhưng được bù đắp bằng sự gia tăng trong đầu tư. Phần lớn thu ngân sách tăng thêm được tạo ra từ việc tăng thuế VAT đánh vào mặt hàng phi nông nghiệp, chiếm tới 90%. Trong khi đó, tăng thuế VAT đánh vào nông sản có tác động hạn chế đến thu ngân sách nhưng tác động mạnh đến tiêu dùng của các hộ gia đình.

TS. Nguyễn Tiến Dũng

TS. Nguyễn Việt Cường, Phó viện trưởng Viện Chính sách Công và Quảng lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT đối với phúc lợi hộ gia đình. Ông cho hay với phương án 1 thì tỷ lệ chi tiêu bình quân giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26%, tương ứng với khoảng 240.000 người nghèo tăng lên. “Đối với phương án tăng thuế VAT lên mức chung 10% thì tác động nhỏ hơn một chút. Các nhóm hộ tiêu dùng nhiều thực phẩm như rau và thịt sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, chẳng hạn H’Mong là dân tộc chịu ảnh hưởng mạnh”, ông Cường cho biết.

TS. Nguyễn Việt Cường

Bà Ngô Thu Hà, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) chia sẻ kết quả nghiên cứu về đánh giá về giới của việc tăng thuế VAT. Nhìn ở góc độ này khi tăng thuế VAT, bà cho rằng phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới bởi thu nhập của phụ nữ thấp hơn.

Bà Ngô Thu Hà

TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Bộ Tài chính bình luận về báo cáo. Theo ông Tuyến - người đã có gần 20 năm nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, các khoản thu ngân sách hiện nay gồm: thu nội địa (do cơ quan thuế thực hiện), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (hải quan thực hiện), thu từ dầu thô, các khoản thu từ đất và các khoản thu khác. Do đó, khi đánh giá sự tác động của một chính sách thuế nào đó, thì phải xem xét một cách toàn diện dựa trên cơ cấu thu ngân sách đã đề cập trên đây.

TS. Nguyễn Ngọc Tuyến

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Giảng viên Học viện tài chính chia sẻ quan điểm xung quanh báo cáo. PGS.TS. Cườngcho rằng có một thực tế là mỗi khi ban hành hay tăng một loại thuế nào đó phía Bộ Tài chính thường đưa ra lý lẽ là đảm bảo theo thông lệ quốc tế. Thế nhưng các khoản chi tiêu ngân sách, chi tiêu tiền thuế của dân lại không theo thông lệ như các nước.

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường

Các chuyên gia có mặt tại hội thảo như TS. Lưu Bích Hồ, TS. Lê Đăng Doanh, PGS.TS. Hoàng Văn Cường,.. cũng thảo luận và góp ý vô cùng sôi nổi về chủ đề của báo cáo.

Media Clipping

VAT plan would hit household welfare: VEPR

http://vietnamnews.vn/economy/450782/vat-plan-would-hit-household-welfare-vepr.html#5epbBvuKqbiBw5VX.97

VEPR: Tăng thuế VAT có thể khiến tỷ lệ nghèo tăng lên 10,32%

https://vietnambiz.vn/vepr-tang-thue-vat-co-the-khien-ty-le-ngheo-tang-len-1032-57962.html

VEPR: Cân nhắc việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng trong thời gian tới

http://bnews.vn/vepr-can-nhac-viec-dieu-chinh-thue-gia-tri-gia-tang-trong-thoi-gian-toi/88950.html

VEPR: Việt Nam thêm 240.000 người nghèo nếu tăng thuế VAT lên 12%

https://bizlive.vn/chinh-tri-xa-hoi/vepr-viet-nam-them-240000-nguoi-ngheo-neu-tang-thue-vat-len-12-3456953.html

Tăng thuế người nghèo thêm gánh nặng

https://thanhnien.vn/thoi-su/tang-thue-nguoi-ngheo-them-ganh-nang-978099.html

Không đánh đổi tăng thu ngân sách với tăng trưởng và giảm nghèo

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2231390

Thùy Liên

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image