Tìm kiếm
Thứ Năm, 28/03/2024 08:35

Nhật Bản còn là nhà đầu tư ‘mặn mà’ tại Việt Nam?

09:22:00 26/07/2019

VEPR trên báo chí
[doanhnhanviet.net.vn - 23/07/2019 - PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR); PGS. TS. Trần Thị Ngọc Quyên, Đại học Ngoại thương; TS Trần Toàn Thắng - trưởng ban kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội (Bộ Kế hoạch và đầu tư); TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế]

(DNVN) - Trong tương quan với tốc độ đầu tư tăng mạnh của Hàn Quốc và Trung Quốc vào Việt Nam thời gian gần đây, câu hỏi đặt ra là: Nhật Bản còn là nhà đầu tư ‘mặn mà’ tại Việt Nam?

Câu trả lời đã được các chuyên gia đưa ra tại một Hội thảo chiều 22/7 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức.

Nhật Bản còn là nhà đầu tư ‘mặn mà’ tại Việt Nam? ảnh 1

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: DNVN/Minh Hoa.

Quan điểm mà PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR đưa ra là: Nhật Bản không còn là nhà đầu tư “mặn mà” tại Việt Nam vì dòng vốn đầu tư ngày một giảm. Đây là điểm đáng lưu ý khi dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày một tăng cao. Điều này cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều hạn chế.  

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS. Trần Thị Ngọc Quyên, Đại học Ngoại thương bổ sung thêm: Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế về mô hình quản trị và rất khó tham gia vào chuỗi giá trị trong hoạt động đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Tuy nhiên, theo cách nhìn tích cực, TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng nếu nhận định Nhật Bản ít quan tâm đầu tư tại Việt Nam hơn là “hơi quá”.

“Doanh nghiệp Nhật Bản mạnh về hai lĩnh vực, đó là ô tô và điện tử. Chính sách của Việt Nam đối với ô tô là một chuyện, quan trọng hơn, 3 năm gần đây, Nhật Bản quan tâm tới dịch vụ (các lĩnh vực đời sống, y tế) và muốn mở rộng lĩnh vực này tại Việt Nam”, TS.Võ Trí Thành giải thích.

 

Nhật Bản còn là nhà đầu tư ‘mặn mà’ tại Việt Nam? ảnh 2

Vốn từ Nhật Bản sẽ rót vào sản xuất, bán lẻ, dịch vụ. Nguồn: Internet. 

Ông Thành nhận định: Cho dù một số dự án mà Việt Nam ký kết với Nhật Bản đang làm rất chậm song Nhật Bản vẫn có cái nhìn tích cực đối với Việt Nam, điển hình là các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước vừa được ký kết bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20.  

Quan điểm của TS. Trần Toàn Thắng, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế -xã hội quốc gia thì cho rằng, đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam giảm dần đều theo các năm có thể nhằm tránh rủi ro. Nhật Bản không tập trung vốn vào “một giỏ” như Hàn Quốc và đây là chiến lược đầu tư của Nhật Bản được định ra từ trước đó.

Đức Tân

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image