Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Sáu, 29/03/2024 06:44

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 04 “Con đường tơ lục “hai trục” mới của Trung Quốc: Ba cách tiếp cận và một góc nhìn”

09:35:00 06/02/2015

Sáng ngày 30/01/2015, Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) đã tổ chức thành công Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 04 với chủ đề “Con đường tơ lục “hai trục” mới của Trung Quốc: Ba cách tiếp cận và một góc nhìn"

Download tài liệu tại ĐÂY

Toàn cảnh buổi Seminar

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 04 nằm trong Chuỗi Seminar về Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc được tổ chức định kì 2 tháng một lần, do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) chủ trì, với mong muốn mở ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày các kết quả nghiên cứu của mình, từ đó tạo thành một mạng lưới của giới nghiên cứu trao đổi về các vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao, xã hội, an ninh liên quan tới Trung Quốc.

Diễn giả Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 04 là TS. Trương Minh Huy Vũ, giảng viên môn Kinh tế Chính trị Quốc tế của Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Seminar có sự góp mặt của các học giả, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị ở các viện nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên đến từ các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

TS. Trương Minh Huy Vũ (bên trái) đang trình bày bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu của TS. Trương Minh Huy Vũ gồm 5 nội dung chính: (1) Trung Quốc đã và đang làm gì cho sáng kiến con đường tơ lụa “song trục” mới; (2) Nguyên nhân khiến dự án con đường tơ lụa trở nên nổi bật; (3) Những góc nhìn và cách tiếp cận của học giả Trung Quốc và quốc tế; (4) Tác động đối với khu vực và thế giới; (5) Đề xuất lựa chọn chính sách cho Việt Nam.

Trong phần trình bày của mình, diễn giả tập trung làm rõ hình dung về con đường tơ lụa mới bao gồm Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI.  Sau đó, diễn giả đưa ra các góc nhìn của những học giả quốc tế về 2 con đường tơ lụa mới này từ 3 cách tiếp cận: (1) Xét từ lựa chọn chính sách, Trung Quốc kết thúc thời kỳ “thao quang dưỡng hối”, chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “phấn đấu để thành công”; (2) Xét theo thứ tự xác định ưu tiên, Trung Quốc tập trung ưu tiên chính sách ngoại vi hơn chính sách với các nước lớn; (3) Trật tự mới và hệ quả, sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc sẽ theo hướng đế chế, bá quyền hay lãnh đạo (empire, hegemony or leadership). Cuối cùng, diễn giả tổng hợp góc nhìn của các nước ASEAN và Việt Nam theo từng lĩnh vực (kinh tế, chính trị, an ninh, năng lượng,…), từ đó đề xuất lựa chọn “đối tác – đối tượng” cho Việt Nam, gợi mở hướng thảo luận về khuyến nghị chính sách.

TS. Lưu Bích Hồ

TS. Lê Đăng Doanh

Ông Nguyễn Trung (bên phải)

GS.TS. Đỗ Hoài Nam

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

PGS.TS. Phạm Quốc Trung và PGS.TS. Lê Cao Đoàn

Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các chuyên gia, học giả nổi tiếng như TS. Lưu Bích Hồ, TS. Lê Đăng Doanh, Ông Nguyễn Trung, PGS.TS. Phạm Thái Quốc, GS.TS Đỗ Hoài Nam, Bà Phạm Chi Lan, TS. Phạm Sỹ Thành, PGS.TS. Phạm Quốc Trung, PGS.TS. Lê Cao Đoàn,…Các ý kiến tập trung bàn luận về nguyên nhân sâu xa của dự án con đường tơ lụa mới là bắt nguồn từ ý đồ thực hiện vai trò bá quyền, muốn lãnh đạo các nước nhỏ hơn của Trung Quốc, hướng tới hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”. Sau khi trao đổi về tác động của dự án Con đường tơ lụa đến khu vực và Việt Nam, các học giả cùng thống nhất ý kiến cho rằng đã đến lúc cấp bách cần phải gia tăng nhận thức về Trung Quốc, đưa ra chính sách ứng phó kịp thời cho Việt Nam.

Báo chí đưa tin Seminar

[tgvn.com.vn – 31/01/2015] Tọa đàm về “Con đường tơ lụa hai trục” của Trung Quốc

Một số hình ảnh của Seminar

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image