Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Sáu, 29/03/2024 01:29

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 25

11:23:00 30/12/2014

Chiều ngày 26/12/2014, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp với Khoa Kinh tế quốc tế, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội tổ chức seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 25 với chủ đề "Biến động giá dầu thể giới 2014: Nguyên nhân và hệ quả".

Download tài liệu Seminar tại ĐÂY

Diễn giả của seminar là Lê Phương Thảo Quỳnh và Phạm Xuân Trường, giảng viên khoa Kinh tế quốc tế, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Lê Phương Thảo Quỳnh tốt nghiệp thạc sỹ tại Đại học Monash Úc, chuyên ngành tài chính ngân hàng. Phạm Xuân Trường tốt nghiệp thạc sỹ tại Học viện Thương mại Thế giới (WTI) thuộc Đại học Bern Thụy Sĩ, chuyên ngành luật quốc tế và kinh tế học.

Tham dự Seminar có sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, nghiên cứu viên, giảng viên và sinh viên đến từ các trường đại học.

Giá dầu thô đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Với mức trung bình khoảng 50$/thùng, giá dầu chỉ bằng một nửa so với mức cao nhất đạt được vào năm 2008. Hậu quả của giá dầu mỏ giảm sâu là tình hình bất ổn tại nhiều nền kinh tế, trong đó có Nga, Ả rập Xê út, Venezuela và Việt Nam. Ngược lại, một số nước lại hưởng lợi trong quá trình dầu thô giảm giá, ví dụ như Trung Quốc, Mỹ.

Bằng mô hình cung – cầu truyền thống, bài trình bày đã chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến giá dầu giảm và  phân tích tác động của việc biến động giá dầu đến nền kinh tế của các quốc gia chịu thiệt hại và nhóm những quốc gia được hưởng lợi.

Tại buổi toạ đàm, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc  thuộc VEPR (VCES) chỉ ra một nguyên nhân khác dẫn tới giá dầu giảm, đó là kết quả của sự thay đổi chính sách tiền tệ của Mỹ (từ nới lỏng sang thắt chặt) tới giá hàng hoá cơ bản qua bốn kênh truyền dẫn. TS. Thành cũng bác bỏ nguyên nhân gán cho tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, bởi lẽ nhiều kịch bản về nhu cầu dầu thô thế giới được xây dựng ở tốc độ tăng trưởng khá khiêm tốn của Trung Quốc, ví dụ 5%/năm. TS. Lê Kim Sa, Trung tâm Phân tích và Dự báo – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhận định rằng giá dầu giảm là hiện tượng ngắn hạn, do vậy, cần thận trọng với lập luận về dài hạn như thay đổi công nghệ (khoan đá phiến, tiết kiệm nhiên liệu) mà nên chú trọng vào các diễn biến trong năm 2014. Một số ý kiến khác xoay quanh triển vọng của giá dầu, chi phí khai thác các mỏ dầu đang khai thác tại Việt Nam, và ảnh hưởng tới nền kinh tế.

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image