Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 28/03/2024 04:01

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 28

09:58:00 30/06/2015

Chiều ngày 26/06/2015, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 28 với chủ đề "Đánh giá tác động việc mở rộng khái niệm nợ công đến tính bền vững nợ công Việt Nam", chủ toạ là TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR.

 

Download tài liệu Seminar tại ĐÂY

Diễn giả của seminar là Thạc sĩ  Phạm Thị Ngọc Quỳnh, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc Dân. Th.S Phạm Thị Ngọc Quỳnh hiện là giảng viên bộ môn Kinh tế vĩ mô thuộc khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân. Th.S Phạm Thị Ngọc Quỳnh tốt nghiệp khoá đầu tiên của Khoa Kinh tế học, năm 2014 nhận bằng thạc sỹ Quản lý công tại Đại học Antwerp - Bỉ. Các chủ đề nghiên cứu chính liên quan đến chính sách tài khoá, tập trung vào chi tiêu chính phủ và nợ công.

Tham dự Seminar có sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, nghiên cứu viên, giảng viên và sinh viên đến từ các trường đại học.

Bài nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các khoản nợ thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đến nợ công Việt Nam, từ đó xem xét đến việc mở rộng khái niệm nợ công của Việt Nam. Tác giả áp dụng khung nghiên cứu Phân tích tính Bền vững của Nợ (Debt Sustainability Analysis) xây dựng bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF. Kết quả chỉ ra rằng với quy mô nợ của DNNN đang lớn hơn cả nợ chính phủ của Việt Nam. Khả năng thanh khoản kém của khu vực DNNN khiến chính phủ đã và sẽ có thể phải hỗ trợ chi trả

cho các khoản nợ này trong tương lai. Do đó, việc tính toán cả nợ DNNN trong nợ công Việt Nam là cần thiết để phản ánh chính xác hơn gánh nặng nợ hiện tại của chính phủ.

Tại toạ đàm, những người tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến đối với nghiên cứu về vấn đề đánh giá đúng tình hình nợ công, tính bền vững của nợ công và khả năng chi trả nợ từ ngân sách. Các ý kiến thảo luận chỉ ra một số cải thiện mà tác giả cần bổ sung để nghiên cứu có nhiều hàm ý chính sách đáng giá hơn, trong đó có việc bổ sung biến số về lợi nhuận của các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhằm đánh giá sát hơn tốc độ giảm/tăng nợ hàng năm, về khả năng thoái vốn nhà nước tại các TĐ, TCT. TS Nguyễn Đức Thành phân tích khả năng vỡ nợ công Việt Nam là thấp do nợ công chủ yếu là nợ trong nước; điểm mấu chốt là phản ứng chính sách và hậu quả đối với nợ công tăng cao sẽ là lạm phát cao và gia tăng bất ổn vĩ mô.

Một số ảnh tại buổi toạ đàm.

 

Th.S Phạm Thị Ngọc Quỳnh trình bày bài nghiên cứu

 

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image