Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 28/03/2024 03:41

Thông báo: Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 05

10:51:00 26/02/2015

Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) xin trân trọng thông báo thông tin về Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 05 như sau:

Chủ đề:CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI MỚI CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Thời gian: 9h00-11h00 thứ Sáu, ngày 06/03/2015

Địa điểm: Hội trường 801 nhà E4, Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Đơn vị tổ chức: Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phối hợp tổ chức cùng Dự án Tiếp cận và Ngoại giao Công chúng của Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (PDO-EU)

Giới thiệu về diễn giả:

Giáo sư François Godement (Pháp) là giám đốc Chương trình Trung Quốc và Châu Á, và là nhà nghiên cứu chính sách cao cấp tại Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại (ECFR). Ông là giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Sciences Po ở Paris, đồng thời đảm nhiệm vai trò giám sát nghiên cứu tại Trung tâm Châu Á mà ông thành lập từ năm 2005. Giáo sư François Godement là nghiên cứu viên cao cấp không thường trú của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace) tại Washington D.C, và là nhà tư vấn độc lập về thiết kế chính sách cho Bộ Ngoại giao Pháp.

Giáo sư François Godement tốt nghiệp cao học tại Đại học Harvard. Trước đó ông tốt nghiệp cử nhân ngành lịch sử tại Trường Sư phạm Ecole Normale Supérieure tại Paris. Ông là biên tập của tờ Phân tích Trung Quốc, ấn phẩm phân tích các tin tức và tranh luận về Trung Quốc, được xuất bản bởi Trung tâm Châu Á và ECFR. Các nghiên cứu công bố gần đây của ông bao gồm Trung Quốc làm gì (Que veux la Chine)? Chủ nghĩa Tư bản Mao Trạch Đông (De Mao au capitalism) (2012), Trung Quốc trong cái nhìn của Châu Á (China on Asia’s mind) (2014), và Pháp “xoay” trục sang Châu Á (France’s ‘pivot’ to Asia) (2014).

Nội dung chính:

(1) Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Châu Á – Thái Bình Dương dưới góc nhìn của các mô hình trước; (2) Bối cảnh chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc; (3) Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; (4) Chiến lược đối với khu vực của Trung Quốc và những hiệp định thương mại lớn.

Kết luận:

- Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất đa dạng, từ việc hội nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu với Đông Bắc Á đến một mô hình Bắc-Nam với Đông Nam Á và quan hệ hạn chế với Nam Á.

- Trung Quốc đã lợi dụng các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau để thúc đẩy các mục tiêu chính trị và chiến lược của mình.

- Nhưng các quan hệ kinh tế đang ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với quan hệ chính trị, thể hiện ở luật chơi trong các thỏa thuận thương mại lớn và trong nhiều mối quan hệ song phương. Yếu tố lớn nhất của hội nhập khu vực sau chiến tranh thế giới thứ 2 - sự tách biệt giữa kinh tế và chính trị - hiện đang là dấu hỏi lớn.

- Bối cảnh kinh tế toàn cầu mới – giá cả của các nhà sản xuất chính thấp hơn, nhu cầu của châu Âu và Nhật Bản giảm đi- sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn về mặt kinh tế trong các mối quan hệ.

Chương trình dự kiến:

08:30 – 09:00

Đăng ký đại biểu

09:00 – 09:05

Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

09:05 – 09:15            

Phát biểu khai mạc:

  • TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • TS. Franz Jessen – Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam

09:15 – 10:00

“Quan hệ kinh tế và “chính sách ngoại giao láng giềng” mới của Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” – GS. François Godement – Giám đốc Chương trình Châu Á và Trung Quốc, Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại (ECFR).

10:00 – 10:45

Hỏi – đáp và thảo luận

10:45 – 11:00

Kết luận và bế mạc

 

Vui lòng đăng ký tham dự Seminar theo đường link sau:

http://goo.gl/forms/gVt0DI8l83

Hoặc liên hệ với Nguyễn Thị Thanh Tú, email: vces@vepr.org.vn, điện thoại: 0906 069 196.

Xin trân trọng cảm ơn./.

-----------------------
Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 05 nằm trong Chuỗi Seminar về Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc được tổ chức định kì 2 tháng một lần, do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) chủ trì, với mong muốn mở ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày các kết quả nghiên cứu của mình, từ đó tạo thành một mạng lưới của giới nghiên cứu trao đổi về các vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao, xã hội, an ninh liên quan tới Trung Quốc.

Dự án Ngoại Giao và Tiếp Cận Công Chúng kéo dài trong ba năm (2013 – 2016) được tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu EU. Dự án này có mục tiêu nâng cao các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và thương mại giữa EU và Việt Nam đồng thời phát triển các hướng tiếp cận mới tạo đà cho tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai phía, gia tăng các hoạt động và kết quả chung với Việt Nam.

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image