Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Bảy, 20/04/2024 11:59

Tọa đàm chuyên gia “Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về tài chính cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam"

14:44:00 15/03/2017

Chiều 15/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), phối hợp với Ban quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức buổi toạ đàm tham vấn chuyên gia “Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về tài chính cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam”.

 

Toàn cảnh tọa đàm

Đầu tiên, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phát biểu khai mạc tọa đàm. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ nghiên cứu “Vượt qua những thách thức phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dân sự dưới góc độ tài chính trong bối cảnh phát triển mới”, nhằm mục đích đưa ra những đề xuất có ý nghĩa nhằm hoàn thiện hơn khung khổ pháp lý liên quan đến tài chính cho các tổ chức xã hội (TCXH), đóng góp cho các dự thảo luật và văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động của các TCXH trong thời gian tới.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Khắc Giang, đại diện nhóm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, con số ước tính sơ bộ, lao động làm việc ở các TCXH rơi vào khoảng 300 nghìn người, gồm hiệp hội, tổ chức khoa học-công nghệ (KH-CN) và doanh nghiệp phi lợi nhuận. Con số này gần tương đương với số người làm việc cho các tổ chức quần chúng công (246.144 người trong năm 2012). Với các doanh nghiệp phi lợi nhuận, tổng doanh thi vào năm 2014 của các tổ chức này được ước tính là 30,4 nghìn tỷ đồng.

Trong khoảng vài năm trở lại đây, nhóm các TCXH đang phải đối diện với nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là rủi ro liên quan đến việc thiếu hụt nguồn lực tài chính hoạt động. Một phần nguyên do là bởi quy định pháp luật chưa tạo điều kiện để các TCXH phát huy tính tự chủ trong việc huy động nguồn lực tài chính ổn định và bền vững. Điều này không chỉ thể hiện ở việc thiếu vắng một bộ luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động của các TCXH, mà còn ở các văn bản dưới luật hiện hành ưu tiên vấn đề quản lý nhà nước thay vì hỗ trợ các TCXH, như Nghị định 93/2009/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Để cải thiện chính sách thu hút nguồn viện trợ nước ngoài, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đề xuất, cân nhắc luật hóa quy định về vấn đề tiếp nhận tài trợ nước ngoài; phân tách rõ ràng quy trình thủ tục của các TCXH đặc thì, trực thuộc nhà nước với các TCXH độc lập; xác định một giới hạn tài trợ khung để tiếp tục phân tầng độ phức tạp của các thủ tục riêng biệt tương tự như Trung Quốc.

Hoặc có thể cân nhắc cơ chế hậu kiểm theo phương pháp của Nga: Ví dụ TCXH có nguồn thu tài trợ từ nước ngoài hằng năm vượt quá mức 40% tổng nguồn thu tài trợ sẽ bị áp đặt cơ chế quản lý riêng đặc biệt hơn với thủ tục báo cáo hoạt động và tài chính hằng quý; đề xuất cụ thể danh sách đen các tổ chức biện trợ không mong muốn để các TCXH chủ động khi thu nhập tài trợ.

Cần tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng về dịch vụ công giữa các tổ chức quần chúng công và TCXH độc lập. Qua đó xây dựng khung pháp lý và mô hình phù hợp cho cả tình hình tài chính hiện tại, cũng như phương thức tài trợ cho Việt Nam. Hiện hợp đồng thầu vẫn là hình thức duy nhất được quy định trong các văn bản pháp lý.

Ngoài ra, cần đơn giản hóa thủ tục nhận hỗ trợ nước ngoài, đặc biệt ở những lĩnh vực không nhạy cảm và được ưu tiên. Xây dựng khung quy định rõ ràng về các loại hình dự án cần quản lý, các bước quản lý và thống nhất các biện pháp quản lý với các chính quyền địa phương.

Thùy Chi

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image