Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Tư, 24/04/2024 07:56

Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý II - 2017

16:02:00 10/07/2017

Chiều ngày 10/7/2017, tại khách sạn Sheraton, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý II - 2017. 

Chuỗi Báo cáo Kinh tế vĩ mô hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).

Tải Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý II TẠI ĐÂY. Tải Slide trình bày TẠI ĐÂY.

Kể từ năm 2016, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã bắt đầu công bố rộng rãi, định kỳ Báo cáo Kinh tế Vĩ mô hàng Quý nhằm cập nhật và thảo luận kịp thời những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế Việt Nam. Đặc điểm khác biệt của các cuộc Tọa đàm này là đối tượng tham dự sẽ ưu tiên chủ yếu cho các nhà báo có ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế, với mục đích thông tin tốt nhất tới công chúng, chứ không chỉ gói gọn trong nhóm chuyên gia. 

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia như TS. Lê Đăng Doanh, TS. Võ Trí Thành, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, TS. Vũ Đình Ánh. 

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Mở đầu buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trình bày tóm tắt Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý II - 2017. Quý 2 tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng khả quan với những tín hiệu tích cực rõ nét từ thị trường lao động và khu vực dịch vụ. Lạm phát ở Mỹ giảm mở ra khả năng Fed làm chậm lại lộ trình tăng lãi suất. Tại châu Âu, kết quả bầu cử tại Pháp cuối tháng Tư đã xoa dịu đáng kể những hoài nghi về bất ổn chính trị tại khu vực này. Trong khi đó, sau thất bại tại cuộc bầu cử sớm, Anh được cho là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vực dậy nền kinh tế, nhất là trong tiến trình đàm phán Brexit sắp tới. Tại châu Á, triển vọng kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN đều được đánh giá cao trong khi kinh tế Ấn Độ tiếp tục suy giảm.

TS. Nguyễn Đức Thành trình bày tóm tắt Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý II - 2017

Trong nước, kinh tế Quý 2 hồi phục rõ nét với mức tăng trưởng 6,17% (yoy), nhờ sự cải thiện mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.  Bên cạnh đó, ngoại trừ khai khoáng, các ngành còn lại trong khu vực công nghiệp – xây dựng đều tăng trưởng khả quan, tương đương cùng kỳ năm 2016. Lạm phát  lao dốc trong Quý 2. CPI tháng Sáu chỉ đạt 2,54% so với cùng kỳ năm trước và 0,2% so với năm 2016. Giá thực phẩm giảm mạnh do khủng hoảng dư cung thịt lợn cùng với giá xăng dầu được điều chỉnh giảm đã bù đắp hầu hết tác động của các đợt điều chỉnh giá dịch vụ công. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán tăng trưởng thấp khiến lạm phát cơ bản cũng liên tục suy giảm trong nửa đầu năm nay.

Thương mại quốc tế gia tăng mạnh trong Quý 2. Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu trong quý lần lượt đạt 24,5% và 26,8% (yoy), cao nhất trong vòng hơn nửa thập kỷ. Xuất khẩu tăng tốc mạnh đã giúp cán cân thương mại được cải thiện đáng kể. Đáng chú ý, lần đầu tiên thâm hụt thương mại với Hàn Quốc (15,9 tỷ USD) đã vượt Trung Quốc (14,1 tỷ USD).

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image