Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Bảy, 20/04/2024 09:36

Tọa đàm "Đặc điểm và hướng đi của Think Tanks Việt Nam trong Cải cách và Hội nhập 4.0". 

Sáng ngày 2/2/2018, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức sự kiện Công bố Báo cáo Xếp hạng Think Tanks Toàn cầu 2017, do Chương trình Think Tanks and Civil Societies (TTCSP) - Đại học Pennsylvania - Hoa Kỳ thực hiện và đồng thời tổ chức cuộc thảo luận bàn tròn cùng các diễn giả là Think Tankers chuyên nghiệp về chủ đề "Đặc điểm và hướng đi của Think Tanks Việt Nam trong Cải cách và Hội nhập 4.0". 

Xem Báo cáo Xếp hạng Think Tanks Toàn câu năm 2017 TẠI ĐÂY. Xem tài liệu tọa đàm TẠI ĐÂY.

Xem video tường thuật buổi tọa đàm:

Trong xã hội hiện đại, các tổ chức nghiên cứu chiến lược và chính sách (Think Tanks) có vai trò ngày càng quan trọng. Think Tanks là một đầu mối tri thức và thông tin đặc biệt kết nối các nhóm xã hội và khối doanh nghiệp với công chúng và các nhà hoạch định chính sách, từ đó đề xuất các ý tưởng chính sách mới nhưng khả thi cho nhiều vấn đề kinh tế xã hội quan trọng. Ở Việt Nam, khái niệm Think Tanks còn khá mới, ngành Think Tanks chỉ đang dần định hình, nhưng đã bước đầu khẳng định vị thế và có những tác động xã hội đáng kể. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và diễn biến kinh tế chính trị khoa học công nghệ và xã hội trên thế giới nhanh và phức tạp, các Think Tanks Việt Nam cũng cần hội nhập và phát triển lên một mức chuyên nghiệp và toàn diện hơn. 

Cuộc toạ đàm "Đặc điểm và hướng đi của Think Tanks Việt Nam trong Cải cách và Hội nhập 4.0" thực hiện bởi VEPR là một trong số 175 cuộc hội thảo được các Think Tanks đồng thời tổ chức tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Để mở đầu, bà Đặng Thị Bích Thảo - Quản lý dự án của VEPR giới thiệu mục đích và chương trình buổi tọa đàm.

Bà Đặng Thị Bích Thảo

Tiếp theo, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phát biểu khai mạc tọa đàm. Ông chia sẻ về cơ duyên gặp James McGann, Giám đốc Chương trình Think Tanks and Civil Societies, Đại học of Pennsylvania - Hoa Kỳ cũng như quyết định tổ chức một buổi tọa đàm, có thể nói là đầu tiên tại Việt Nam, về vai trò và đặc điểm của think tank tại Việt Nam. 

TS. Nguyễn Đức Thành

Sau phần trình chiếu video truyền tải thông điệp của Giáo sư James McGann, Bà Vũ Thuỳ Liên, Cán bộ Truyền thông, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tóm lược kết quả xếp hạng và đặc điểm các Think Tanks Việt Nam trên Báo cáo xếp hạng toàn cầu. 

Bà Vũ Thùy Liên

Theo đó, ở xếp loại Think tank hàng đầu khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có 5 đơn vị được xếp hạng, gồm:

- (30) Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới (IWEP)

- (40) Học viện Ngoại Giao Việt Nam (DAV)

- (42) Viện Kinh tế Việt Nam (VIE)

- (56) Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

- (97) Viện Nghiên cứu châu Mỹ (VIAS)

Các vị trí top đầu thuộc về Think tank đến từ Singapore, Australia và New Zealand.

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng được xếp hạng thứ 69 trong số các Think tank hàng đầu về Chính sách kinh tế Trong nước. 

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng được đánh giá thứ 123 trong bảng xếp hạng các Think tank hàng đầu về phát triển Quốc tế.  

Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới (IWEP) và Học viện Ngoại Giao Việt Nam (DAV) cũng được xếp hạng lần lượt là 24 và 40 trong bảng xếp hạng các Think tank thuộc Chính phủ tốt nhất.

Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Y tế - Đại học Y Hà Nội (CHSR) cũng được xếp hạng là Think tank hàng đầu về Chính sách y tế quốc gia (thứ 24) và Think tank hàng đầu về Chính sách y tế quốc tế (thứ 23).

Tiếp theo là phần thảo luận bàn tròn: Đặc điểm và hướng đi của Think Tanks Việt Nam trong cải cách và hội nhập 4.0. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) điều hành phiên thảo luận.

Tham gia phiên thảo luận gồm có
- Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
- TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
- TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI)

Phiên thảo luận bàn tròn

Theo bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), các tổ chức Think Tanks ngoài nhà nước ở Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Hiện chưa có một khung pháp lý chính thức nào cho các các tổ chức Think Tanks. Điều này đang gây những hạn chế rất lớn cho các tổ chức này hoạt động, đặc biệt là quyền tự do nghiên cứu và tính độc lập trong nghiên cứu.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Đồng quan điểm, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI) cũng cho rằng, trong khi nhiều viện lớn của bộ ngành nhận ngân sách từ Nhà nước lên tới 50 triệu USD với quy mô 1.000 người thì các tổ chức ThinksTanks lại phải tự nuôi mình, tự sống bằng các sản phẩm của mình. 

TS. Phùng Đức Tùng

Trong thòi gian tới, các nguồn lực tài trợ từ bên ngoài đối với các tổ chức này sẽ bị hạn chế rất nhiều, Việt Nam bắt đầu trở thành nước có thu nhập trung bình. Do đó, việc xin nguồn vốn tài trợ cho các tổ chức Think Tanks sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó là vấn đề về nhận sự, rất khó tìm được người có năng lực, đam mê thực sự đối với lĩnh vực này. Trong khi đó, môi trường xã hội của Việt Nam lại thiếu nhiều điều kiện cần thiết để giữ và phát huy được người tài. Đây là những thách thức rất lớn đối với các tổ chức nghiên cứu chiến lược và chính sách tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Tùng chia sẻ.

 

Thùy Liên - An Chi

Bình luận
  • Bởi: Vũ Ngọc Bình (01-02-2018 03:34:40 PM)

    :  tôi đăng kí dự Hội thảo song chưa thấy có hồi âm của Viện. Đề nghị confirm. Trân trọng cám ơn. Vũ Ngọc Bình.
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image