Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 28/03/2024 09:27

VAPF số 07: Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn: Thực trạng và Giải pháp

15:38:00 30/09/2016

Sáng ngày 29/9/2016, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức Diễn đàn Chính sách Nông nghiệp Việt Nam số 07 với chủ đề“Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn: Thực trạng và Giải pháp”. 

Diễn đàn Chính sách Nông nghiệp là chuỗi sự kiện do Liên Minh Nông Nghiệp tổ chức, quy tụ sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà làm chính sách, giới truyền thông cùng thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng trong ngành nông nghiệp.

Mở đầu buổi diễn đàn, TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Cơ quan điều phối Liên Minh Nông Nghiệp phát biểu khai mạc. Theo TS. Thành, mặc dù đã có nhiều chính sách để ưu đãi tập trung dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn để hướng dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp, áp sàn dư nợ tín dụng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng vốn tín dụng nông nghiệp vẫn rất thấp.

TS. Nguyễn Đức Thành phát biểu khai mạc

Sau phần khai mạc, ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày tổng quan về chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay và những nút thắt chính sách. Ông chỉ ra thời hạn và hạn mức vay vốn không phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, quy định mức trần lãi suất cho vay cố định và hạn chế tỷ lệ nợ xấu làm phát sinh nhiều thủ tục vay vốn. Đặc biệt điều kiện, thủ tục vay vốn vẫn còn nhiều phức tạp. Chính sách tín dụng chưa tích hợp được với hệ thống chính sách khác ở nông nghiệp nông thôn (bảo hiểm, vốn hóa đất đai và thị trường lao động.

TS. Lê Đức Thịnh trình bày tổng quan về các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay

Sau đó. TS. Hoàng Cầm – Viện Nghiên cứu Văn hóa trình bày về tình trạng tài chính tín dụng của nông dân người dân tộc thiểu số ở Việt Nam dẫn thực tế đáng báo động hiện nay đó là phần lớn các hộ nông dân dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang phải gánh các khoản nợ khác nhau với mức độ nợ từ 50 – 240 triệu. Tuy nhiên, đó chủ yếu là các khoản vay nặng lãi từ tín dụng đen với lãi suất lên tới 50-60%/năm để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thay vì có thể vay ở các ngân hàng với lãi suất thấp như chính sách quy định.

Lý do người dân vay nặng lãi từ tư nhân, theo TS. Hoàng Câm, là rất đa dạng, do không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, do thủ tục vay ngân hàng quá phức tạp và giải ngân chậm, phải chờ đợi từng đợt vay với lượng tiền quy định, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản xuất. Trong khi đó vay từ tư nhân thủ tục rất đơn giản, không yêu cầu thế chấp, đáp ứng ngay khi có nhu cầu với lượng tiền cho vay cao hơn.

TS. Hoàng Cầm – Viện Nghiên cứu Văn hóa

Sau đó, bà Nguyễn Thị Hiền Phương – Phó Giám đốc Quỹ Cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế tỉnh Đak Nông chia sẻ về thực tiễn hoạt động tín dụng vi mô ở địa phương và những đề xuất chính sách. Bà cho biết Đắk Nông có một số tổ chức tài chính vi mô cho hộ nghèo, người nghèo vay ưu đãi đã góp phần hạn chế tín dụng đen. Tuy nhiên, các tổ chức hiện có chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các hộ dân.

Bà Nguyễn Thị Hiền Phương – Phó Giám đốc Quỹ Cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế tỉnh Đak Nông

Tiến sĩ Yoshihara Kiyotsugu, đại học Kyoto, Nhật Bản nêu ra một thực trạng rằng, các quỹ tín dụng tại Nhật Bản chỉ hoạt động trên một địa phương nhất định và tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dựa trên nguyên tắc “cùng hỗ trợ lẫn nhau” trên tinh thần phi lợi nhuận. Trong khi đó, tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng lại được phân theo ngành (công thương, nông nghiệp, hàng hải…) với quy mô khá đa dạng và vẫn còn nhắm tới yếu tố lợi nhuận.

Tiến sĩ Yoshihara Kiyotsugu, đại học Kyoto, Nhật Bản

Ông Nguyễn Thanh Tùng, đại diện Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) cho rằng, sự linh hoạt trong việc cung ứng dịch vụ tài chính vi mô sẽ giúp nông dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ này, nhất là tài chính vi mô có ưu điểm nữa là gắn cho vay vốn với cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người dân trước khi cho vay vốn để họ biết dùng nguồn vốn hiệu quả.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, đại diện Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD)

Tại Diễn đàn, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn vay của các Ngân hàng thương mại ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn, nhất là các khoản vay trung hạn và dài hạn.  Đặc biệt, đơn giản các thủ tục và điều kiện vay vốn. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nông nghiệp nông thôn phù hợp với đặc thù của chu kỳ sản xuất từng sản phẩm trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ phát triển tín dụng với khu vực nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, cần phát triển bảo hiểm nông nghiệp và phát triển thị trường lao động và đất nông nghiệp…

Media clipping

http://bnews.vn/van-thieu-chi-nh-sa-ch-tai-chinh-tin-dung-nong-nghie-p-nong-thon/25097.html

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2016-09-29/giai-phap-tang-tin-dung-cho-nong-nghiep-nong-thon-36149.aspx

http://vov.vn/kinh-te/nong-nghiep-khat-von-ngan-hang-van-ne-cho-vay-555172.vov

http://dangcongsan.vn/kinh-te/chinh-sach-tin-dung-nong-nghiep-va-nong-thon-thuc-trang-va-giai-phap-409660.html

http://www.vietnamplus.vn/von-tin-dung-danh-cho-nong-nghiep-nong-thon-vua-thieu-vua-yeu/408528.vnp

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Go-vuong-ve-tin-dung-cho-nong-nghiep-bang-cach-nao/287782.vgp

http://www.baohaiquan.vn/Pages/Tin-dung-cho-nong-nghiep-Bat-cap-chat-chong.aspx

http://thoibaonganhang.vn/tin-dung-thuc-day-tai-co-cau-nong-nghiep-54106.html

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nong-dan-tay-nguyen-vay-nong-tin-dung-den-tra-lai-ngan-hang-20160929192952059.htm

http://thst.vn/t/han-che-tin-dung-trong-khu-vuc-nong-nghiep-nong-thon

http://baocongthuong.com.vn/chi-co-067-hop-tac-xa-nong-nghiep-duoc-ho-tro-vay-von-tin-dung.html

http://ndh.vn/80-doanh-nghiep-nho-va-vua-nganh-nong-nghiep-khong-vay-duoc-von-20160929030624207p145c151.news

http://baophapluat.vn/bat-dong-san/chua-giai-duoc-con-khat-von-cho-nguoi-nha-que-297051.html

http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20160930/Tin-dung-nong-nghiep-nong-thon-vua-thieu-vua-yeu.aspx

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=71&PaperNumber=16274

http://baogiay.vneconomy.vn/thoi-bao-kinh-te-viet-nam/30092016.htm#-

http://www.tuyengiao.vn/Home/kinhte/92305/Von-tin-dung-danh-cho-nong-nghiep-nong-thon-vua-thieu-vua-yeu

http://vov.vn/kinh-te/kho-vay-ngan-hang-nong-dan-phai-vay-tin-dung-den-de-co-von-san-xuat-555494.vov

http://vcci.com.vn/banin/index/9377

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image