Thứ Tư, 22/01/2025 11:55

VEPR công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011: “Nền kinh tế trước ngã ba đường”

00:06:32 15/01/2013

Sáng ngày 17/5/2011, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011: “Nền kinh tế trước ngã ba đường”.  

 

Sáng ngày 17/5/2011, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011: “Nền kinh tế trước ngã ba đường”.  

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, trong đó có PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương; PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội; Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương; ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia; và các chuyên gia kinh tế và tư vấn chính sách cao cấp như PGS. TSKH. Võ Đại Lược, TS. Võ Trí Thành, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương; TS. Lê Hồng Nhật, Trường ĐHKT - ĐHQG TP.HCM; cùng lãnh đạo các viện nghiên cứu và trường đại học, lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Hơn 100 phóng viên báo chí đã tham dự và đưa tin về Hội thảo.

Sau phần phát biểu của đại diện lãnh đạo ĐHQGHN và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, TS. Nguyễn Đức Thành, chủ biên cuốn Báo cáo đã đại diện cho nhóm tác giả trình bày tóm lược nội dung của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011. Nhóm tác giả nhận định Việt Nam đang đứng trước những lựa chọn hệ trọng, có ý nghĩa chi phối con đường và lộ trình phát triển trong tương lai. Với mô hình kinh tế và cách thức quản lý vĩ mô hiện thời, Việt Nam đang tích lũy những rủi ro vĩ mô ngày càng lớn. Những rủi ro này hiện diện trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, từ thị trường bất động sản tới thi trường ngoại hối, từ khu vực doanh nghiệp mà đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước với những khoản nợ xấu đang gia tăng và thông tin tài chính thiếu minh bạch, tới hệ thống ngân hàng thương mại với cấu trúc tài chính ngày cảng trở nên dễ tổn thương. Theo quan điểm trong Báo cáo, những vấn đề này bắt nguồn từ mô hình phát triển hiện nay dựa trên sự mở rộng ở lượng của các yếu tố đầu vào, dẫn tới những mất cân đối vĩ mô lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa xuất và nhập khẩu, giữa thu-chi ngân sách, đi liền với sự thu hẹp của không gian chính sách điều tiết vĩ mô trong bối cảnh nền kinh tế phải chống đỡ với khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất ổn vĩ mô trong nước.

Báo cáo đi sâu vào phân tích những khía cạnh quan trọng trong bối cảnh hiện nay, như chính sách chống lạm phát, chính sách lãi suất, những rủi ro của nợ công, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, những vấn đề của thị trường lao động. Cuối cùng, Báo cáo đưa ra những khuyến nghị chính sách với mục tiêu giúp Việt Nam lựa chọn một con đường phát triển bớt rủi ro hơn.

Phản biện tại buổi công bố báo cáo, Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và TS. Lê Hồng Nhật, chuyên gia kinh tế cao cấp một lần nữa đánh giá cao phương pháp tiếp cận khoa học, hiện đại và nhãn quan độc lập của nhóm nghiên cứu trẻ khi nhìn nhận và đề xuất các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam. Các phản biện cũng thống nhất rằng Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, với quy mô ngày càng đồ sộ và chất lượng ngày càng cao.

Sau giờ nghỉ giải lao, Hộii thảo đi vào phiên thảo luận với phần hỏi đáp sôi nổi giữa nhóm tác giả và các đại biểu tham dự. Bên cạnh những góp ý rất thiết thực nhằm hoàn thiện nội dung Báo cáo, các đại biểu đều đánh giá cao nỗ lực và của nhóm tác giả và cùng kỳ vọng nhóm tác giả có thể có những ấn phẩm thể hiện quan điểm của nhóm dưới hình thức ngắn gọn và dễ hiểu hơn với những người làm chính sách, để sức lan tỏa và khả năng ảnh hưởng của các quan điểm của nhóm nghiên cứu ngày càng mạnh mẽ hơn.

Báo cáo năm nay gồm 9 chương và 2 phụ lục. Sau Hội thảo công bố, bản thảo Báo cáo sẽ được nhóm tác giả hoàn thiện và xuất bản dưới dạng sách, dự kiến dày khoảng gần 500 trang, bằng hai thứ Tiếng Việt và Anh. Thời gian phát hành sách dự kiến khoảng cuối tháng 6/2011, và sẽ được gửi tới các lãnh đạo, chuyên gia, nhà quản lý trong mạng lưới của VEPR cũng như tới các thành viên của một số Ủy ban của Quốc hội trước Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa XIII.

Nhóm tác giả cũng dự kiến sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu dưới một ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu với những hàm ý chính sách rõ ràng cho ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn trong một bản tóm lược chính sách chung của tất cả nhóm tác giả. Bản tóm lược chính sách này theo kế hoạch sẽ được công bố khoảng cuối tháng 6 – đầu tháng 7/2011.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

 

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

 TS. Lê Quốc Phương, Phó trưởng ban phân tích và dự báo vĩ mô – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

TS. Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam

TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu KT – XH Hà Nội

PGS. TS. Đỗ Đức Định, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

TS. Nguyễn Hồng Sơn điều hành buổi Hội thảo

Các tác giả lần lượt trả lời các câu hỏi liên quan tới nội dung mình phụ trách

 

TS. Nguyễn Đức Thành thay mặt nhóm tác giả trả lời những câu hỏi chung liên quan tới Báo cáo.

TS. Mireille razafindrakoto  thay mặt cho nhóm tác giả Chương 8 trả lời câu hỏi về vấn đề lao động

TS. Phạm Văn Hà, tác giả Chương 2, trả lời các câu hỏi liên quan tới Tổng quan Kinh tế Việt Nam 2010

Phần trả lời của đại diện nhóm tác giả Chương 5, ông Đinh Tuấn Minh

TS. Từ Thúy Anh trả lời câu hỏi có liên quan tới nội dung Chương 7 về thương mại Việt Nam – Trung Quốc

TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó GĐ VEPR trả lời một vài câu hỏi liên quan tới BCTN KTVN 2011 và các câu hỏi liên quan tới Chương 4 về vấn đề lạm phát

Nhóm tác giả Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 chụp ảnh lưu niệm cùng chủ tọa

Xem thêm thông tin về Hội thảo Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 được đăng tải trên các phương tiện truyền thông:

Nền kinh tế Việt Nam trước ngã ba đường  (tienphong)

“Nền kinh tế trước ngã ba đường”  (thanh tra)

Lúng túng ở "ngã ba đường", lạm phát có thể 18,2%  (vef)

Kinh tế Việt Nam và nguy cơ khủng hoảng “kép”  (vnmedia)

Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011  (nhandan)

Kinh tế Việt Nam 2011: Lạm phát 15,5 %, tăng trưởng 6,18 %  (quandoinhandan)

Công bố Báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam  (go)

VEPR: Lạm phát 2011 vẫn có thể lên đến 15,5% trong điều kiện thắt chặt tiền tệ  (cafef)

Kinh tế Việt Nam và nguy cơ khủng hoảng “kép”  (saigontin)

Báo cáo kinh tế thường niên Việt Nam 2011  (chinhphu)

‘Lạm phát 2011 khó giữ dưới 15%’  (vnexpress)

Kiên nhẫn chống lạm phát (tuoitre)

Năm 2011: Lạm phát thấp nhất cũng ở mức 15,5% (18/05/2011)  (daidoanket)

Lạm phát năm 2011 có thể cao hơn 15%?  (dantri)

Nới lỏng tiền tệ có thể khiến lạm phát tăng 18,2%   (InfoTV)

“Lạm phát năm 2011 có thể trên 18%”  (baomoi xem lai NDHMoney)

Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011  (vov)

“Nền kinh tế đang ở thế bất lợi hơn năm 2008”  (vneconomy)

Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: Cẩn trọng với nợ công  (SGGP online)

Báo cáo kinh tế Việt Nam 2011: Trước ngã ba đường!  (nguoi Ha Noi)

 Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011  (dang cong san)

VEPR: Lạm phát năm 2011 tối thiểu 15,5%  (dvt)

Kiềm chế lạm phát: Nhất quán và phải mang tính thị trường  (sbv)

Vietnam Economic Annual Report 2011 announced (vov news)

3rd Vietnam Annual Economic Report released (tuoitrenews.vn)

Gov’t to tighten monetary policies: Economic Report (SGGP English edition)

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image