|
-
Mô hình nền kinh tế đối ngẫu, được hình thành dựa trên những nền tảng cổ điển, là cơ sở quan trọng cho lý thuyết về phát triển hàng thập kỷ qua kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Rồi mô hình này rơi vào cuộc công kích của kinh trắc học vi mô tân cổ điển và đã bị lãng quên hoàn toàn, ít nhất là trong thành lũy học thuật Anglo-Saxon. Nghiên cứu này trình bày một lịch sử trí tuệ ngắn gọn của bộ khung mô hình và cố gắng trả lời một số luận điệu được đưa ra để chống lại nó – một số chỉ ở ngoại vi, số còn lại thuộc trung tâm. Sau đó chúng tôi đi vào tìm hiểu những hạn chế của mô hình nền kinh tế đối ngẫu để hiểu những vấn đề của thế giới thực đương đại và trong quá khứ nhằm đưa ra các chính sách phát triển. Chúng tôi đưa ra kết luận bằng câu hỏi liệu những phát triển về mặt lý thuyết gần đây trong kinh tế học có tạo ra một cơ hội để đánh giá lại sự phù hợp của mô hình này.
-
Trong khi những nhân vật hàng đầu trong lịch sử kinh tế học giai đoạn đầu cho rằng kinh tế học không thể tách rời triết học và những đặc tính của con người, đã có những bước tiến, đặc biệt là trong những thập kỉ gần đây, hướng đến việc kinh tế học trở thành một lĩnh vực kỹ thuật tối thiết với những phạm vi nghiên cứu chuyên biệt. Chắc chắn rằng, sự chuyên biệt đã tạo ra những tiến bộ lớn trong khoa học kinh tế. Dù vậy, những sự kiện gần đây xung quanh khủng hoảng tài chính đã củng cố luận điểm của một vài người rằng kinh tế học cần có những không gian tạo điều kiện cho sự tương tác liên ngành và có được tầm nhìn rộng hơn.
-
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, kinh tế thế giới và các cường quốc đã bước vào giai đoạn toàn cầu hoá (tân tự do) mà những ảnh hưởng và tác động của nó đối với sinh kế và đời sống cộng đồng của dân chúng đang làm dấy lên sự bất đồng lớn, đi kèm làn sóng chủ nghĩa dân tộc và quan điểm kì thị tầng lớp tinh hoa. Nhưng thực sự thì động lực của toàn cầu hoá là gì?Xét đến cùng thì ai được hưởng lợi từ toàn cầu hoá? Liệu toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản có đan xen nhau? Giải pháp nào cho sự leo thang bất bình đẳng và mất an toàn kinh tế trên diện rộng? Liệu các nhà cấp tiến và cách mạng có nên cùng ủng hộ lời kêu gọi cho sự đưa vào áp dụng thu nhập cơ bản phổ quát?
-
Tiêu đề của bài viết này trích từ một chương trong cuốn sách “Sức mạnh của các ý tưởng kinh tế” (The Power of Economic Ideas) của Alex Millow với tiêu đề phụ “Nguồn gốc của điều hành kinh tế vĩ mô kiểu Keynes ở Úc trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến từ 1929 đến 1939”. Chỉ trước đó một thời gian ngắn, các nhà kinh tế không có kế hoạch cũng chẳng có chút quyền hạn nào trong việc giải quyết các khó khăn kinh tế đặc thù. Và những lời khuyên từ các nhà kinh tế đối với các chính trị gia chỉ như đàn gảy tai trâu. Vậy, điều gì đã giúp các nhà kinh tế trở nên có trọng lượng hơn trong mắt các nhà hoạch định chính sách? Câu trả lời không chỉ nằm ở sự chuyên chú đối với các chính sách, mà quan trọng hơn, chính là việc những tư vấn của họ xuất phát từ những ý tưởng kinh tế mới.
-
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc dạy kinh tế ở bậc sau đại học; phần lớn chúng không được công khai. Tuy nhiên một vài quan điểm dựa trên bề nổi và thường bị phê phán nhiều nhất. Ví dụ, Robert Kuttner (1985), đã tổng kết lại quan điểm của các nhà kinh tế có quan điểm phê phán như Wassily Leontief và John Kenneth Galbraith, đã viết rằng: “Các khoa kinh tế học đang đào tạo nên một thế hệ những kẻ bác học ngu dốt, tinh thông thứ toán học cao siêu nhưng lại ngây ngô về đời sống kinh tế thực tế”. Nghiên cứu của chúng tôi về giáo dục sau đại học sẽ cung cấp một số thông tin giúp đánh giá về các quan điểm này.
-
Phần lớn lý thuyết mới về kinh tế học vĩ mô được xây dựng dựa trên các mô hình kinh tế vi mô về thông tin không hoàn hảo, đã đưa ra những kết luận gần với quan điểm trong phân tích nguyên gốc của Keynes một cách bất ngờ. Nghiên cứu này tóm tắt những hàm ý về kinh tế vĩ mô của các mô hình dựa trên thông tin về tiền lương hiệu quả, hạn mức tín dụng và sự sụp đổ của các thị trường tài chính đối với chứng khoán vốn cổ phần. Nghiên cứu sẽ cho thấy những mô hình này mô tả hành vi của các doanh nghiệp và sự tương tác giữa các tác nhân kinh tế với các hiện tượng được Keynes xác định về mặt định tính, mà phần lớn không còn trong các phân tích sau này của mô hình của trường phái Keynes.Những mô hình vĩ mô về thông tin không hoàn hảo này đưa ra những lý giải nhất quán về mặt lý thuyết theo quan điểm của trường phái Keynes về thất nghiệp và đầu tư, tập trung vào chu kỳ kinh doanh, giá cứng nhắc và hiệu quả của các can thiệp về chính sách tiền tệ và tài khóa. Khi giải thích như vậy, các mô hình này phải chấp nhận phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô theo hướng cho đến nay đã đạt được bởi, hoặc những người theo trường phái Keynes truyền thống, những người giả định vấn đề theo hướng vi mô, hoặc bởi các nhà kinh tế học cổ điển mới, những người giả định vấn đề theo hướng vĩ mô.
-
Tôi khám phá ra cách thức những ý tưởng của trường phái Keynes đi vào các quyết định chính sách công của nước Anh. Tôi cho rằng sự sụp đổ của các điều kiện kinh tế vĩ mô trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã làm xuất hiện một hệ thống ‘tắc nghẽn’, nơi những cơ chế điều chỉnh được giả định theo kinh tế học cổ điển bị thắt chặt lại, và do đó kinh tế học theo trường phái Keynes muốn loại bỏ những vấn đề này khỏi hệ thống. Tôi lý giải câu trả lời theo trường phái Keynes về những vấn đề mới trong chính sách tài khóa và tiền tệ: Tiêu chuẩn bản vị vàng đã ngăn việc kiểm soát tín dụng và cùng với đó là sự cứng nhắc trong quy tắc cân bằng ngân sách. Cuối dùng, tôi tóm lược cách thức những ý tưởng của Keynes được duy trì sau Cuộc đại khủng hoảng qua các mốc sự kiện của Ủy ban Macmillan, và hàm ý chính sách của những ý tưởng này.
-
Lịch sử của một khoa nổi tiếng cho thấy cách dạy kinh tế học dựa trên định nghĩa về những nhà kinh tế. Bài viết này xoay quanh lịch sử phát triển của Khoa Kinh tế học của Đại học Cambridge từ khi được thành lập bởi Alfred Marshall cho đến hiện tại. Song hành với sự phát triển của Khoa Kinh tế là sự phát triển, thay đổi của tư tưởng của những người trực tiếp điều hành và thừa hưởng nền đào tạo của Cambridge về Kinh tế học. Ấn phẩm này cũng phần nào phân tích về vai trò của toán học, các yếu tố chính trị lên các phân tích, quyết định kinh tế.
-
Marx tin rằng, đấu tranh giai cấp vì sự phân phối sản phẩm quốc gia, theo trường phái Ricardo nhất định sẽ ổn định theo lao động: chủ nghĩa tư bản sẽ bị thủ tiêu, và lợi nhuận của các nhà tư bản và tiền thuê đất cũng vậy. Nhưng Marx đã bỏ qua sự phát triển của cân bằng xã hội giữa "những nhóm quyền lực đối kháng" trong giới kinh doanh, lao động và chính phủ, đã đẩy cuộc cách mạng ra khỏi kế hoạch. Do giới doanh nhân bị mất khả năng thực thi việc giảm lương thực tế cần thiết để tạo ra lợi nhuận liên tục, nên tỷ lệ thất nghiệp hàng loạt đã trở nên đặc hữu ở các nước phát triển. Đây là vấn đề trong đó phân tích Keynes về 'cân bằng khiếm dụng lao động' có thể đạt được hiệu quả. Điều này hứa hẹn sẽ phá vỡ sự ách tắc xã hội bằng cách sử dụng sức mạnh kinh tế của nhà nước, lập luận của tác giả.
-
Những khác biệt giữa kinh tế học dòng chính (trong tất cả các nhánh khác nhau của nó) và cách tiếp cận thay thế có tính rộng mở của chúng ta (có thể được gọi là “kinh tế chính trị” hoặc “kinh tế học về sự tiến hóa và thể chế”) thường không rõ ràng và trong một vài trường hợp có những vai trò trung gian rất quan trọng. Hơn nữa, có sự không đồng thuận lớn giữa các nhà kinh tế học không thuộc dòng chính trên nhiều phương diên. Do đó, hi vọng rằng việc trình bày theo dạng lược đồ trong bảng dưới đây sẽ là một hướng dẫn.
-
-
|