Chủ biên : PGS.TS Nguyễn Đức Thành và GS.TS. Ohno Kenichi
Nhà xuất bản : NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm xuất bản : 2018
Giá bìa : 168000
Khổ sách : 16 x 24 cm
Giới thiệu chung :Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt nam 2018, với tự đề Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất, được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi trong xu hướng chung của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, thông qua các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao năng suất lao động. Vì thế, Báo cáo năm nay tập trung vào chủ đề năng suất của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, với quan điểm cho rằng cần phải hiểu hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và năng suất tại Việt Nam.
Giới thiệu chung :Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017, với tựa đề Đẩy nhanh cải cách vì một nhà nước kiến tạo, được thực hiện trong bối cảnh tăng trưởng có xu hướng chững lại, năng suất nền kinh tế chậm cải thiện. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XII (Tháng 6/2017) của Đảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề kinh tế lớn của đất nước đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thể chế theo hướng tạo dựng một nền kinh tế thị trường đầy đủ, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuân lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, thị trường và các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ quyết tâm cũng như khả năng của Chính phủ trong việc cam kết xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, minh bạch và phục vụ. Vì thế, Báo cáo năm nay tập trung xem xét những vấn đề liên quan tới chủ đề cải cách thể chế nhằm hướng tới một nhà nước kiến tạo.
Chủ biên : TS. Nguyễn Đức Thành và TS. Phạm Văn Đại
Nhà xuất bản : NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm xuất bản : 2016
Số trang : 390
Giá bìa : 168000
Giới thiệu chung :Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2016, với tựa đề Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng, ra đời trong bối cảnh Chính phủ mới đang đi những bước đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Báo cáo tập trung xem xét lại động lực tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, vạch ra nhu cầu cấp bách phải thiết lập những nền tảng mới, thực sự hữu hiệu, cho tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Chủ biên : TS. Nguyễn Đức Thành và TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Nhà xuất bản : NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm xuất bản : 2015
Số trang : 436
Giá bìa : 168000
Giới thiệu chung :Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2015 bao gồm bảy chương và hai phụ lục, trong đó, chương một và chương hai tổng quan về kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam năm 2014, các chương còn lại đi sâu vào các vấn đề chi tiết của kinh tế Việt Nam trước tiềm năng hội nhập sắp tới, bao gồm: sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng, tác động của TPP lên nền kinh tế qua mô hình GTAP, cấu trúc thị trường lúa gạo Việt Nam, và rủi ro từ sự ổn định danh nghĩa của tỷ giá.
Giới thiệu chung :Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2013, với tựa đề Trên đường gập nghềnh tới tương lai, phản ánh một dụ cảm lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Việt Nam khó đạt được sự phục hồi suôn sẻ và bền vững trong những năm tới nến không có những cam kết mạnh mẽ, thực thi quyết liệt về chính sách, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, và trên hết, hình dung rõ một mô hình kinh tế- xã hội tổng thể cho tương lai Việt Nam.Báo cáo gồm 7 chương và 2 Phụ lục, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm qua, đồng thời đi sâu phân tích những đặc thù của một số thành phần quan trọng quyết định sự dao động của lạm phát tại Việt Nam và các phương án xử lý nợ xấu của Việt Nam hiện nay, đồng thời gợi mở vấn đề nguy cơ “giải công nghiệp hóa sớm” tại Việt Nam trước sức ép tăng lên của nền sản xuất và thương mại Trung Quốc trong bối cảnh tự do hóa gia tăng ở Đông Á. Báo cáo dành một chương nhằm phân tích sự điều chỉnh của thị trường lao động trong thời kỳ biến động ...
Giới thiệu chung :Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chứa đựng nhiều diễn biến phức tạp, đi liền với những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước. Với tựa đề “Nền kinh tế trước ngã ba đường”, Báo cáo năm nay đề cập đến một loạt vấn đề trọng yếu mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt khi bước vào một thập niên mới. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 gồm 9 chương và 2 phụ lục, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế thế giới và Việt nam trong năm qua, đồng thời đi sâu phân tích những rủi ro tiềm tàng của kinh tế vĩ mô trong bối cảnh mới, những nguyên nhân của lạm phát suốt một thập kỷ qua, đồng thời gợi mở vấn đề về chính sách lãi suất, vấn đề nợ công, thâm hụt thương mại với Trung Quốc và khu vực lao động phi chính thức. Đặc biệt, Báo cáo nhấn mạnh tính chất “ngã ba đường” của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện thời, đồng thời khuyến nghị nhiều chính sách nhằm hướng tới những cải cách giúp Việt Nam ổn định vĩ mô và đi vào quỹ đạo tăng trưởng ...
Giới thiệu chung :Giới thiệu chung: Vào đầu năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã cho ra đời Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009: Suy giảm và thách thức đổi mới. Đây cũng là tập Báo cáo đầu tiên trong chuỗi ấn phẩm loại này của Trung tâm. Đó là công trình tổng hợp kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà kinh tế thuộc thế hệ mới nhất hiện nay ở Việt Nam. Ấn phẩm đã nhận được sự chào đón và đánh giá tích cực của giới chuyên môn và quảng đại độc giả. Đặc biệt, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009 đã được giới hoạch định chính sách cấp cao theo dõi và tham khảo. Thêm vào đó, Hội đồng Lí luận Trung ương đã chính thức có công văn gửi Trường Đại học Kinh tế, đặt hàng Báo cáo hằng năm, như một sản phẩm tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác lí luận về nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Nhận thấy tiềm năng phát triển các Báo cáo này lên thành một sản phẩm trí tuệ có tính chất tổng kết và tư vấn cao về tình hình kinh tế Việt Nam, lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và ...
Giới thiệu chung :Giới thiệu chung Năm 2008 chứng kiến những biến động lớn của kinh tế thế giới. Suy thoái kinh tế toàn cầu đẩy sâu thêm những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam vốn đã trong tình trạng mất cân đối vĩ mô khá nghiêm trọng, thể hiện qua thâm hụt ngân sách cao, thâm hụt vãng lai cao và tình trạng đô-la hóa cao. Vì những ràng buộc vĩ mô, dư địa cho việc điều chỉnh các nhóm chính sách tài khóa, tiền tệ và cán cân thanh toán không còn nhiều, khiến việc thực hiện các chính sách vĩ mô trong bối cảnh đó là không hề dễ dàng. “Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và Thách thức đổi mới” gồm 8 chương và 2 phụ lục, công trình đầu tiên trong chuỗi Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của VEPR (tên khi đó là CEPR), đã đi sâu phân tích bối cảnh vĩ mô đặc biệt này từ nhiều khía cạnh, như chính sách vĩ mô, chính sách thương mại, thị trường tài chính, sức cạnh tranh ngành công nghiệp, v.v…Download
Giới thiệu chung :Tiếp theo dòng phân tích của những Báo cáo từ các năm trước, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước ngưỡng cửa của những cuộc cải cách đã được đề xuất trong năm 2011, với mục đích tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế. Với tựa đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”, Báo cáo gồm 7 chương và 2 phụ lục, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm qua. Đặc biệt, gần như toàn bộ nội dung của Báo cáo được dành để phân tích ba chương trình tái cơ cấu kinh tế hiện nay là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công. Để làm rõ tính cấp thiết của chương trình tái cơ cấu kinh tế, báo cáo dành một chương để phân tích khuynh hướng suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhiều khuyến nghị chính sách được đưa ra với mong muốn thúc đẩy một quá trình cải cách thực sự nền kinh tế. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt ...