Đăng ký bản tin
Các bài thảo luận chính sách
Chủ Nhật, 05/01/2025 11:10
Phân loại:   Tác giả:   Nhà xuất bản:
  • Giới thiệu chung :Bố cục của nghiên cứu này gồm ba phần chính. Trong phần đầu tiên, chúng tôi phân tích thực trạng nợ công tại Việt Nam và tình hình quản lý nợ công hiện nay, trong đó tập trung vào thảo luận về Dự thảo Luật quản lý nợ công sửa đổi; tiếp theo, chúng tôi tiến hành phân tích kinh nghiệm của các nước trên thế giới đồng thời nghiên cứu các khuyến nghị của các tổ chức và các chuyên gia quốc tế, tập trung vào các khía cạnh chính cần lưu ý của Dự thảo Luật; cuối cùng, một số khuyến nghị cụ thể cho Dự thảo Luật quản lý nợ công sửa đổi được đề xuất.Download 
  • Chủ biên : Phòng Nghiên cứu VEPR
    Giới thiệu chung :Mức lương tối thiểu thường được sử dụng như là một công cụ nhằm sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường lao động. Đồng thời, lương tối thiểu cũng là sự đảm bảo tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề và khu vực có tồn tại quan hệ lao động, đảm bảo đời sống tối thiểu cho người lao động phù hợp với khả năng của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi mức lương tối thiểu được xác định không chính xác, các quy định về lương tối thiểu có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp với người lao động, đặc biệt người lao động có trình độ và chuyên môn thấp, và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Download
  • Chủ biên : Phòng Nghiên cứu VEPR
    Giới thiệu chung :Cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đã kết thúc với thắng lợi thuộc về phe ủng hộ rời bỏ EU. Chính phủ mới của thủ tướng Theresa May cũng đã xác nhận thời điểm khởi động Brexit là trước Quý 2/2017. Sự kiện này có tác động không nhỏ tới nền kinh tế Anh cũng như kinh tế thế giới toàn cầu.Với Việt Nam, chúng tôi cho rằng Brexit sẽ không có nhiều tác động tới kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn, khi mà quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Anh là không thực sự lớn trong mối tương quan với các đối tác khác như Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản.Download
  • Chủ biên : Phòng Nghiên cứu VEPR
    Giới thiệu chung :Dựa trên những số liệu có thể tiếp cận được và những giả định được chúng tôi cho là hợp lý trong điều kiện hạn chế về điều kiện thông tin, nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của giá dầu tới nguồn thu ngân sách trong dải biến động từ 20-60 USD/thùng. Kết quả cho thấy nếu giá dầu giảm 1 USD, thu ngân sách từ các nguồn sẽ sụt giảm trung bình khoảng 2.100 tỷ đồng. Như vậy, trong trường hợp không có những đột biến theo hướng tích cực xảy ra trên thị trường dầu mỏ, và giá dầu sẽ vẫn ở dưới ngưỡng 40 USD trong năm 2016, nguồn thu ngân sách sẽ bị tác động tương đối nặng nề. Download
  • Chủ biên : Phòng Nghiên cứu VEPR
    Giới thiệu chung :Trong bài thảo luận chính sách này chúng tôi phân tích các điểm khác biệt trong thống kê về nợ công của Việt Nam so với thông lệ quốc tế. Về cơ bản, cách tiếp cận của Việt Nam bỏ qua rủi ro phát sinh từ các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nằm ngoài Chính phủ và các quỹ bảo hiểm xã hội. Chúng tôi cho rằng cần thiết phải đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê về nợ công của Việt Nam so với thế giới để giúp kiểm soát tốt hơn những rủi ro nợ công.Download
  • Chủ biên : Phòng Nghiên cứu VEPR
    Giới thiệu chung :Các dự báo đều cho thấy trong giai đoạn 2016-2020, mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Việt Nam khó có khả năng vượt mức 6% do động lực tăng trưởng không có nhiều cải thiện. Nếu nền kinh tế không nhận được động lực tăng trưởng mới từ sự cải thiện yếu tố năng suất lao động tổng hợp, trong khi đó các nguồn lực cơ bản là vốn và lao động không có nhiều khả năng cải thiện đột biến, sẽ dẫn đến nhiều khả năng tăng trưởng khó thoát khỏi khuynh hướng suy giảm dài hạn. Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư cố định có thể trên 6% (theo giá cố định). Tín dụng tăng trưởng khoảng 12-15%, tùy theo quan điểm của chính sách tiền tệ. Mức 12-15% là mức bảo đảm để lạm phát duy trì trong mức mục tiêu 6%.Download
  • Chủ biên : Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái
    Giới thiệu chung :Nằm trong chiến lược dài hạn, những động thái gần đây của Trung Quốc thể hiện rõ ràng ý định kiểm soát trọn vẹn Biển Đông. Yêu sách chủ quyền gần như trọn vẹn biển Đông bằng đường biên giới trên biển hình chữ U, còn gọi là “đường lưỡi bò”, và các hoạt động thăm dò, tuần tra, cảnh sát trong vùng nước này của Trung Quốc gặp sự phản đối của các nước khác. Ngày 02/05/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào sâu bên trong thềm lục địa, và là vùng đặc quyền kinh tế, của Việt Nam để tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí. Tiếp sau động thái “khiêu khích” và “gây bất ổn định khu vực” này (dẫn nhận định của Mỹ và Nhật Bản), sự việc không lặng xuống và chỉ giới hạn ở trên biển như những lần va chạm trước đó. Những động thái bề mặt sau đó của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ về một sự “cảnh cáo” đối với Việt Nam khi các nhà lãnh đạo Việt Nam kiên định không thoả hiệp về vấn đề Biển Đông và “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” như ý ...
  • Chủ biên : Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh
    Giới thiệu chung :Đầu tư công trở thành vấn đề quan tâm trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trên thế giới, đầu tư công ở châu Âu và Mỹ đã trở thành tâm điểm gây bất ổn kinh tế toàn cầu từ cuối 2010 đến nay. Nhiều quốc gia như Hy Lạp và Bồ Đào Nha có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ do vay nợ quá nhiều để đầu tư công trong thời gian trước đó.Với Việt Nam đầu tư công hiện vẫn duy trì ở mức cao. Trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư công chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn 2006-2010, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đầu tư công cao là nguyên nhân chính khiến nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2010 là 56,7% GDP và theo dự kiến, năm 2011 sẽ tăng lên thành 58,7% GDP. Download
    Lượt xem: 1738
  • Chủ biên : Nguyễn Đức Thành
    Giới thiệu chung :Bài viết này thảo luận những vấn đề kinh tế vĩ mô căn bản của Việt Nam trong năm 2010, đồng thời cung cấp hai kịch bản dự báo về viễn cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2011. Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn được xem là vấn đề nghiêm trọng nhất của năm 2011. Trong khi đó, không gian cho chính sách tài khóa và tiền tệ đều đã bị thu hẹp đáng kể so với năm 2008. Hai kịch bản dự báo được xây dựng cho thấy lạm phát sẽ hướng tới mức gần 25% trong cả năm 2011, cao nhất trong 20 năm qua, trong khi tăng trưởng kinh tế ở mức khả quan chỉ có thể đạt trên 6%. Liên quan đến chính sách ngắn hạn hiện nay, tác giả cho rằng các chính sách can thiệp mang tính hành chính cao trên thị trường tiền tệ, đặc biệt liên quan đển vấn đề lãi suất, gây ra nhiều hiệu ứng phức tạp hơn dự kiến. Cụ thể là chính sách trần lãi suất huy động, chính sách điều chỉnh hạ lãi suất tái chiết khấu, chính sách hạ lãi suất huy động bằng USD đều có khả năng tích lũy những bất ổn vĩ mô trong năm 2011 và sang đầu năm 2012. Do đó, ...
    Lượt xem: 2421
  • Chủ biên : Phạm Thế Anh
    Giới thiệu chung :Năm 2010 kinh tế Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến sự biến động mạnh của lạm phát và những bất ổn đi kèm. Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào cuối năm đã ở mức hai con số  so với cùng kì năm trước, đồng thời nó đặt các hoạch định chính sách trước bài toán nan giải phải cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng với bình ổn lạm phát, lãi suất, và tỉ giá. Ngoại trừ năm 2009, khi lạm phát ở mức thấp phần lớn nhờ vào sự suy giảm của tổng cầu cộng với sự rớt giá nguyên nhiên liệu đầu vào do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những năm gần đây lạm phát ở Việt Nam luôn ở mức hai con số và vượt xa mục tiêu của chính phủ.Download
    Lượt xem: 3322