Thứ Năm, 23/01/2025 06:10
Phân loại:   Tác giả:   Nhà xuất bản:
  • Giới thiệu chung :Diễn văn nhậm chức chủ tịch của Milton Friedman, “Vai trò của Chính sách Tiền tệ”, được phát biểu cách đây 50 năm vào tháng 12 năm 1967 được cho là có sức ảnh hưởng to lớn đến kinh tế học vĩ mô.Bài luận này của N. Gregory Mankiw và Ricardo Reis tập trung đánh giá vai trò của diễn văn nhậm chức chủ tịch Hội Kinh tế Mỹ của Milton Friedman đến sự phát triển của kinh tế học vĩ mô. Hai tác giả sẽ thảo luận về kinh tế học vĩ mô trước bài diễn văn, Friedman đã đưa ra những luận điểm nào, các nhà nghiên cứu và các nhà điều hành ngân hàng trung ương đang ở đâu khi giải quyết những vấn đề này, và chúng ta sẽ đi đến đâu trong tương lai. Chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào diễn văn nhậm chức, và đặt nhiều công trình khác của Friedman sang một bên.Download
  • Giới thiệu chung :Bài viết này là diễn văn nhậm chức chủ tịch Hội Kinh tế Mỹ (AES) của Milton Friedman, được phát biểu tại cuộc họp thường niên lần thứ 8 của AES, tại Washington, D. C, ngày 19 tháng 12 năm 1967.“Phần lớn chúng ta đều đồng thuận với các mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế: gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm, ổn định giá cả, và tăng trưởng nhanh. Một số người thì cho rằng những mục tiêu này cùng tương hợp hoặc, trong đó có một số thì cho rằng chúng không tương hợp, theo nghĩa chúng có thể và nên được thay thế bởi một đồng thuận khác. Chỉ có một số rất ít đồng thuận về vai trò mà nhiều công cụ chính sách khác có thể và nên đảm trách để đạt được những mục tiêu này.Chủ đề của tôi trong buổi tối ngày hôm nay là vai trò của một trong những công cụ ấy – chính sách tiền tệ. Chính sách này có thể làm gì? Và nó nên được sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả nhất có thể? Các ý kiến xoay quanh những câu hỏi này thường xuyên thay đổi.”Download
  • Giới thiệu chung :Trong suốt thời kỳ hoàng kim, các nhà kinh tế tài chính đã tin rằng các thị trường vốn ổn định – quả thực, vì thế mà cổ phiếu và những tài sản khác luôn được định giá đúng. Những mô hình thịnh hành không hề cho thấy khả năng về một cuộc khủng hoảng như đã xảy ra trong năm qua. Trong khi đó, các nhà kinh tế vĩ mô bị chia rẽ bởi những quan điểm của họ. Nhưng sự chia rẽ chủ yếu giữa những người tin rằng nền kinh tế thị trường tự do không bao giờ đi chệch hướng và những người tin rằng nền kinh tế thi thoảng cũng có thể đi chệch hướng nhưng bất kể độ chệch khỏi con đường lớn như thế nào thì cũng có thể và sẽ được nắn lại bởi Cục Dự trữ Liên bang toàn năng. Cả hai bên đều không được chuẩn bị để làm quen với một nền kinh tế đi chệch đường ray mà ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang có cố gắng bao nhiêu cũng không thể làm gì được.Và trong diễn biến của cuộc khủng hoảng, những lỗ hổng trong giới kinh tế học đã bị phơi bày rõ ràng hơn bao giờ hết.Rất khó để nói rằng giới kinh tế học sẽ đi tới đâu. ...
  • Giới thiệu chung :Mô hình nền kinh tế đối ngẫu, được hình thành dựa trên những nền tảng cổ điển, là cơ sở quan trọng cho lý thuyết về phát triển hàng thập kỷ qua kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Rồi mô hình này rơi vào cuộc công kích của kinh trắc học vi mô tân cổ điển và đã bị lãng quên hoàn toàn, ít nhất là trong thành lũy học thuật Anglo-Saxon. Nghiên cứu này trình bày một lịch sử trí tuệ ngắn gọn của bộ khung mô hình và cố gắng trả lời một số luận điệu được đưa ra để chống lại nó – một số chỉ ở ngoại vi, số còn lại thuộc trung tâm. Sau đó chúng tôi đi vào tìm hiểu những hạn chế của mô hình nền kinh tế đối ngẫu để hiểu những vấn đề của thế giới thực đương đại và trong quá khứ nhằm đưa ra các chính sách phát triển. Chúng tôi đưa ra kết luận bằng câu hỏi liệu những phát triển về mặt lý thuyết gần đây trong kinh tế học có tạo ra một cơ hội để đánh giá lại sự phù hợp của mô hình này.Download
  • Giới thiệu chung :Trong khi những nhân vật hàng đầu trong lịch sử kinh tế học giai đoạn đầu cho rằng kinh tế học không thể tách rời triết học và những đặc tính của con người, đã có những bước tiến, đặc biệt là trong những thập kỉ gần đây, hướng đến việc kinh tế học trở thành một lĩnh vực kỹ thuật tối thiết với những phạm vi nghiên cứu chuyên biệt. Chắc chắn rằng, sự chuyên biệt đã tạo ra những tiến bộ lớn trong khoa học kinh tế. Dù vậy, những sự kiện gần đây xung quanh khủng hoảng tài chính đã củng cố luận điểm của một vài người rằng kinh tế học cần có những không gian tạo điều kiện cho sự tương tác liên ngành và có được tầm nhìn rộng hơn.Download 
  • Giới thiệu chung :Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, kinh tế thế giới và các cường quốc đã bước vào giai đoạn toàn cầu hoá (tân tự do) mà những ảnh hưởng và tác động của nó đối với sinh kế và đời sống cộng đồng của dân chúng đang làm dấy lên sự bất đồng lớn, đi kèm làn sóng chủ nghĩa dân tộc và quan điểm kì thị tầng lớp tinh hoa. Nhưng thực sự thì động lực của toàn cầu hoá là gì?Xét đến cùng thì ai được hưởng lợi từ toàn cầu hoá? Liệu toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản có đan xen nhau? Giải pháp nào cho sự leo thang bất bình đẳng và mất an toàn kinh tế trên diện rộng? Liệu các nhà cấp tiến và cách mạng có nên cùng ủng hộ lời kêu gọi cho sự đưa vào áp dụng thu nhập cơ bản phổ quát?Download
  • Giới thiệu chung :Khi đối mặt với sự khiêu khích từ bên ngoài, liệu chính phủ với quyền kiểm soát truyền thông trong nước có phản ứng bằng cách tuyên truyền những thông tin hiếu chiến nhằm kích động tinh thần dân tộc? Để trả lời câu hỏi này, có thể phân tích chiến lược tuyên truyền của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 với Trung Quốc năm 2014 như một trường hợp điển hình. Trên cơ sở phân tích 570 mẩu tin trên báo chí Việt Nam, tác giả nhận thấy Việt Nam đã áp dụng một phương pháp tiếp cận dung hòa, bao gồm cả những lời lẽ cứng rắn khi chỉ trích các hành động của Trung Quốc, nhưng cũng tránh cường điệu quá mức chủ nghĩa dân tộc. Tài liệu dịch số 36 sẽ làm sáng tỏ sự phát triển của chủ nghĩa bài ngoại ở Việt Nam. Trong khi các nhà lãnh đạo buộc phải đối phó quyết liệt với sự khiêu khích từ bên ngoài, họ cố gắng chế ngự quan điểm bài Trung vì sự ổn định trong nước.Download
  • Giới thiệu chung :Tiêu đề của bài viết này trích từ một chương trong cuốn sách “Sức mạnh của các ý tưởng kinh tế” (The Power of Economic Ideas) của Alex Millow với tiêu đề phụ “Nguồn gốc của điều hành kinh tế vĩ mô kiểu Keynes ở Úc trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến từ 1929 đến 1939”.Chỉ trước đó một thời gian ngắn, các nhà kinh tế không có kế hoạch cũng chẳng có chút quyền hạn nào trong việc giải quyết các khó khăn kinh tế đặc thù. Và những lời khuyên từ các nhà kinh tế đối với các chính trị gia chỉ như đàn gảy tai trâu. Vậy, điều gì đã giúp các nhà kinh tế trở nên có trọng lượng hơn trong mắt các nhà hoạch định chính sách? Câu trả lời không chỉ nằm ở sự chuyên chú đối với các chính sách, mà quan trọng hơn, chính là việc những tư vấn của họ xuất phát từ những ý tưởng kinh tế mới. Download
  • Giới thiệu chung :Có nhiều quan điểm khác nhau về việc dạy kinh tế ở bậc sau đại học; phần lớn chúng không được công khai. Tuy nhiên một vài quan điểm dựa trên bề nổi và thường bị phê phán nhiều nhất. Ví dụ, Robert Kuttner (1985), đã tổng kết lại quan điểm của các nhà kinh tế có quan điểm phê phán như Wassily Leontief và John Kenneth Galbraith, đã viết rằng: “Các khoa kinh tế học đang đào tạo nên một thế hệ những kẻ bác học ngu dốt, tinh thông thứ toán học cao siêu nhưng lại ngây ngô về đời sống kinh tế thực tế”. Nghiên cứu của chúng tôi về giáo dục sau đại học sẽ cung cấp một số thông tin giúp đánh giá về các quan điểm này.Download
  • Giới thiệu chung :Thế nào là cơ chế thị trường? Chúng mang lại lợi ích gì cho mỗi cá nhân và toàn bộ xã hội? Khi nào thì thị trường bị tổn thương? Liệu có phải thị trường chỉ mang lại giá trị vật chất trong khi lại làm cho xã hội trở nên băng hoại, và vì thế nên chúng ta cần phải có nhà nước can thiệp để xã hội trở nên tốt đẹp hơn? Tài liệu này tập hợp rất nhiều các bài dịch, bài viết về kinh tế thị trường nhằm giúp độc giả có thể tự mình trả lời những câu hỏi trên.Download