Tìm kiếm
Thứ Sáu, 29/03/2024 07:31

Nhà đầu tư muốn chuyển sang Việt Nam, nhưng ngán cơ sở hạ tầng

11:04:00 24/09/2019

(TBKTSG Online) - Có nhiều nhà đầu tư hào hứng với Việt Nam, nhất là khi thương chiến Mỹ - Trung xảy ra. Tuy nhiên, những vấn đề về cơ sở hạ tầng, logistics… khiến họ phải cân nhắc chuyện đầu tư, dịch chuyển nhà máy.

https://www.thesaigontimes.vn/294451/nha-dau-tu-muon-chuyen-sang-viet-nam-nhung-ngan-co-so-ha-tang.html?fbclid=IwAR3CXwBX6oXHAoVZjKzIP-jsQmx9cxaSGUBTPKIr-iX7nu-o4_8yOFrFepo

Các diễn giả chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: HSBC.

Chia sẻ tại chương trình “Step into the future – Vươn mình trong thách thức” do Ngân hàng HSBC Việt Nam tổ chức hôm nay, 24-9, bà Amanda Rasmussen, Giám đốc Vận hành của ITL Corp, và Chủ tịch AmCham TPHCM cho biết, những hạn chế của cơ sở hạ tầng ở Việt Nam như đường không tắc nghẽn, đường thủy chưa phát triển như tiềm năng, phụ thuộc vào đường bộ… đang ảnh hưởng lớn đến quyết định chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam của các nhà đầu tư Mỹ, dù trước đó có nhiều hào hứng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng quan tâm đến tính minh bạch, các quy định pháp luật hay vấn đề an ninh mạng.

Bà Amanda nhấn mạnh, lấy ví dụ như chi phí logistics tại Việt Nam hiện chiếm tới 21% GDP. Đây là con số rất cao so với các nước như Mỹ, Nhật hay các nước lân cận ở Đông Nam Á. Điều này đang ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, cũng chính là nguyên nhân đẩy giá mua hàng hóa của người tiêu dùng lên cao.

Đồng quan điểm, ông Phạm Hồng Hải, thành viên Hội đồng Thành viên Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng cho rằng, trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi xuống nhưng Việt Nam với đặc thù là một phần của khu vực ASEAN có tăng trưởng cao và có lao động giá rẻ, nền kinh tế năng động, được xem là một nơi trú ẩn tốt.

Vấn đề là Việt Nam có đủ năng lực hấp thụ dòng vốn đầu tư có xu hướng dịch chuyển hay không? Và cơ sở hạ tầng chính là một trong những điểm nghẽn trong việc hấp thụ đó.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng lo ngại về các vấn đề khác như chính sách thuế, sự “sợ trách nhiệm” của một số lãnh đạo tỉnh, thành…

Tuy nhiên, điểm sáng được đánh giá cao là Chính phủ Việt Nam làm tốt ở việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ngày càng hoàn thiện pháp lý. “Nhiều người thấy thách thức nhưng nhiều người thấy cơ hội. Tất cả là ở góc nhìn”, ông Hải nói.

Ông Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, thương chiến Mỹ - Trung là cơ hội cho Việt Nam vì chuỗi cung ứng đang mở rộng, nhiều hoạt động dịch chuyển khởi Trung Quốc đang diễn ra.

Tuy nhiên, Việt Nam có tận dụng được hay không lại là chuyện khác. Nó cũng tương tự như việc các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá sẽ tận dụng được các hiệp định thương mại tư do (FTA) nhưng cuối cùng tỷ lệ chỉ hơn 30%. Không chỉ vậy, không thể chỉ tính con số đăng ký đầu tư mà phải là giải ngân thực sự.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image