Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Sáu, 22/11/2024 07:57

Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2020

09:42:00 13/04/2020

Vào sáng ngày 13/04/2020 Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2020". Chuỗi Báo cáo Kinh tế vĩ mô hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).

Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2020

Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY. Ảnh sự kiện được cập nhật liên tục TẠI ĐÂY.

Kể từ năm 2016, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã bắt đầu công bố rộng rãi, định kỳ Báo cáo Kinh tế Vĩ mô hàng Quý nhằm cập nhật và thảo luận kịp thời những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế Việt Nam. Các buổi tọa đàm này được đóng góp ý kiến, chia sẻ từ rất nhiều chuyên gia và thu hút sự quan tâm của báo chí.

Buổi công bố có sự tham gia trực tiếp  của PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); Ông Peter Giker, Trưởng Đại diện Văn phòng Viện Konrad - Adenauer - Stiftung (KAS) tại Việt Nam, đại diện nhà tài trợ và các chuyên gia bình luận: TS. Nguyễn Đức Thành, Chuyên gia Kinh tế cao cấp, Nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng; TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES).

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN -
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phát biểu khai mạc sự kiện (Ảnh chụp màn hình)

Mở đầu toạ đàm, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã có bài phát biểu chào mừng các khán giả theo dõi buổi Tọa đàm trực tuyến. Bà đánh giá cao những nỗ lực mà đội ngũ VEPR đã dành để xây dựng các số báo cáo Kinh tế Quý trong thời gian qua, cũng như bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới tình hình kinh tế Việt Nam cũng như thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay.

Ông Peter Girke, Đại diện Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam
 cũng đã có bài phát biểu chào mừng khán giả theo dõi sự kiện trực tuyến (Ảnh chụp màn hình)

Ông Peter Girke, Đại diện Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam cũng đã có bài phát biểu chào đón các khán giả theo dõi tọa đàm. Ông Peter cho biết đây là lần đầu tiên Báo cáo Kinh tế vĩ mô được tổ chức trực tuyến trên mạng. Ông nhấn mạnh điều này là cần thiết trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội.


PGS. TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR trình bày nội dung báo cáo trực tuyến (Ảnh chụp màn hình)

Tiếp theo, PGS. TS. Phạm Thế Anh Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trình bày nội dung báo cáo. Ông cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2020 đạt mức 3,82% so với cùng kỳ năm trước, suy yếu ở cả 3 khu vực kinh tế (khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 3,27%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu ở mức 0,08%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%).

VEPR dự báo, tổng thu NSNN năm nay có thể không đạt kế hoạch do nhiều nguyên nhân: Kết quả kinh doanh sụt giảm của các doanh nghiệp; sự sụt giảm thu nhập của người lao động; sự thắt chặt đầu tư và tiêu dùng. Trong khi đó, tổng chi có thể tăng vượt dự toán để giảm thiểu tác động của bệnh dịch. Dự kiến, thu ngân sách có thể ước giảm khoảng 140.000-150.000 tỷ đồng, thâm hụt ngân sách của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 1,5-1,6% lên 5%-5,1% GDP.

Bàn về triển vọng kinh tế năm 2020, VEPR đưa ra ba kịch bản kinh tế được xây dựng dựa trên ba kịch bản về khả năng kiểm soát dịch bệnh trong nước và trên thế giới. Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, với giả định dịch Covid-19 không bùng phát mạnh ở Việt Nam như ở Vũ Hán, trong trường hợp kịch bản xấu nhất, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng âm.

VEPR khuyến nghị Chính phủ cần đưa ra các chính sách đúng trọng tâm, tránh dàn trải gây tốn kém nguồn lực. Chính sách giảm giá điện hay tiền thuê đất được đánh giá là cần thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ cũng cần xây dựng các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với các cấp độ về bệnh dịch (chia thành các cấp độ chính sách “hỗ trợ” và “cứu trợ”).


TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng trong phiên thảo luận trực tuyến (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi PGS.TS Phạm Thế Anh trình bày nội dung báo cáo, tọa đàm bước sang phiên thảo luận. TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng nhận định trong bối cảnh lạc quan, Việt Nam và thế giới kiểm soát bệnh dịch được vào cuối tháng 6, nền kinh tế bắt đầu tiến trình đi vào hồi phục từ đầu quý III. Tuy nhiên giai đoạn hồi phục rất lâu, ít nhất 6 tháng cho đến 1 năm. Có thể nền kinh tế Việt Nam chỉ trở lại bình thường, ổn định vào trong hai quý sau của 2021.Kịch bản khác, đến cuối tháng 6, dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát được thì kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ đi vào một cuộc khủng hoảng.

Ông cũng nhấn mạnh, chúng ta đang chứng kiến một đại dịch đặc biệt trong lịch sử xã hội hiện tại và rõ ràng không thể dùng chính sách tiền tệ hay tài khóa để giải quyết khủng hoảng mà quan trọng hơn cả là phải tìm cách để duy trì nguồn lực con người cũng như nhanh chóng hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường để nhanh chóng phục hồi trở lại sau dịch bệnh.


TS. Phạm Sỹ Thành tham gia thảo luận và trả lời câu hỏi của các nhà báo (Ảnh chụp màn hình)

Trong khuôn khổ Tọa đàm, TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc VCES tỏ ra thận trọng khi đưa ra các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020. Theo TS Thành, hiện tại, các giải pháp hỗ trợ bước đầu mới chỉ là chính sách ứng phó dịch bệnh mà chưa tính đến các phương án hỗ trợ sau dịch bệnh. Hơn nữa, chúng ta đang quá tập trung vào chống dịch hơn là tính đến các biện pháp phục hồi, giúp hỗ trợ DN thoát khỏi khủng hoảng, nguồn lực hỗ trợ còn thấp và thiếu, các biện pháp thoạt nhìn toàn diện nhưng chưa thấy trọng tâm và cơ bản chưa triển khai trong thực tế.

Theo TS. Phạm Sỹ Thành, các chương trình của Chính phủ được thực hiện quá chậm chạp. Tính đến thời điểm này, đại dịch đã bước sang tháng thứ 3. Trong chính sách tiền tệ, tất cả những gì Ngân hàng Nhà nước và 23 ngân hàng thương mại đã làm là lên phương án hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhưng đến nay chưa có gói nào giải ngân. Chính sách tài khóa, bảo hiểm xã hội cũng vậy. Tất cả những gì chúng ta biết là Bộ Tài chính và các địa phương đang lên dự thảo, tức mới chỉ trên giấy. Ở thời điểm nào thì liều thuốc kích thích thực sự được bơm vào nền kinh tế? Tôi nghĩ về quy mô, tốc độ và đích ngắm, Chính phủ đều thiếu. Đó là điều phải khắc phục nhanh nếu không muốn các doanh nghiệp và người dân đối diện với khó khăn hơn nữa, nhất là khi dịch vẫn chưa biết còn kéo dài đến bao giờ.


TS. Nguyễn Đức Thành, Chuyên gia Kinh tế cao cấp,
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trong phiên thảo luận (Ảnh chụp màn hình)

PGS. TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, điều hành chính sách và kinh tế Việt Nam đang được biểu hiện rõ trong tình hình dịch bệnh COVID-19 và cũng chứng minh cho tầm quan trọng của ứng dụng khoa học công nghệ trong điều hành và quản lý. Đây chính là thời cơ tốt để nhân rộng hơn nền tảng số, không gian số, chuyển đối số. Hơn nữa, cũng cần chú ý tới nhóm đích yếu thế cần hỗ trợ mà theo tôi hiện nay không ai khác chính là nhóm dân nghèo thành thị, dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh và cũng là nguồn cơn có thể gây mất an ninh trật tự xã hội khi lâm vào bần cùng hóa sau tác động của dịch bệnh.

Về việc cơ quan chức năng (bao gồm Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan) cho doanh nghiệp mở tờ khai làm thủ tục hải quan hạn ngạch (quota) xuất khẩu 400.000 tấn gạo vào lúc 0 giờ ngày 12/4, TS. Nguyễn Đức Thành nhận định việc này gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Theo ông, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đột ngột bị đóng cửa thị trường đã khiến họ khó khăn, nay được mở tờ khai xuất khẩu 400.000 quota tấn gạo tháng 4 cũng mở đột xuất, vào nửa đêm khiến nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay. ”Trong bối cảnh này, tôi khuyến nghị nên sử dụng chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo thay vì chính sách quota. Nếu sử dụng thuế có sự can thiệp nhưng không quá đột ngột với thị trường, ít nhất điều này tạo ra vùng đệm làm cho giá gạo trong nước luôn thấp hơn thế giới, giảm được lo lắng giá gạo trong nước tăng lên quá cao", TS Thành khuyến nghị.

 

Media Clipping:

1. Ba kịch bản kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

http://baobaohiemxahoi.vn/vi/tin-chi-tiet-ba-kich-ban-kinh-te-viet-nam-hau-covid19-7428ef18.aspx

2. 3 kịch bản kinh tế năm 2020

http://daidoanket.vn/kinh-te/3-kich-ban-kinh-te-nam-2020-tintuc463968

3. Dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 theo diễn biến dịch bệnh COVID-19

http://dangcongsan.vn/kinh-te/du-bao-3-kich-ban-tang-truong-kinh-te-2020-theo-dien-bien-dich-benh-covid-19-552715.html

4. 2 triệu tỷ đồng có nguy cơ rơi vào nợ xấu, kéo lùi những thành quả cải thiện sức khỏe hệ thống ngân hàng những năm qua

http://ictvietnam.vn/2-trieu-ty-dong-co-nguy-co-roi-vao-no-xau-keo-lui-nhung-thanh-qua-cai-thien-suc-khoe-he-thong-ngan-hang-nhung-nam-qua-42020134144941434.htm

5. 2 triệu tỷ đồng có nguy cơ rơi vào nợ xấu, kéo lùi những thành quả cải thiện sức khỏe hệ thống ngân hàng những năm qua

http://netnews.vn/2-trieu-ty-dong-co-nguy-co-roi-vao-no-xau-keo-lui-nhung-thanh-qua-cai-thien-suc-khoe-he-thong-ngan-hang-nhung-nam-qua-kinh-doanh-6-1550-2273421.html

6. Giải cứu DN do Covid-19: "Các chính sách giống như bắn tên mà không có đích"

http://reatimes.vn/giai-cuu-dn-do-covid-19-cac-chinh-sach-giong-nhu-ban-ten-ma-khong-co-dich-20200413153921777.html

7. Đưa ra 3 kịch bản kinh tế, VEPR lạc quan tăng trưởng cả năm 2020 đạt 4,2%

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dua-ra-3-kich-ban-kinh-te-vepr-lac-quan-tang-truong-ca-nam-2020-dat-42-70715.htm

8. Hậu Covid-19, kinh tế Việt Nam mất bao lâu để hồi phục?

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hau-covid19-kinh-te-viet-nam-mat-bao-lau-de-hoi-phuc-321510.html

9. VEPR: Cần phân loại doanh nghiệp để hỗ trợ đúng trọng tâm và tránh dàn trải, "ngăn sông cấm chợ" cực đoan sẽ gây hậu quả nặng nề

http://toquoc.vn/vepr-can-phan-loai-doanh-nghiep-de-ho-tro-dung-trong-tam-va-tranh-dan-trai-ngan-song-cam-cho-cuc-doan-se-gay-hau-qua-nang-ne-5202013415528520.htm

10. VEPR dự báo 3 kịch bản kinh tế cho Việt Nam năm 2020: Lạc quan nhất là tăng trưởng 4,2%

http://toquoc.vn/vepr-du-bao-3-kich-ban-kinh-te-cho-viet-nam-nam-2020-lac-quan-nhat-la-tang-truong-42-420201447743257.htm

11. Cần những chính sách vĩ mô ổn định để chuẩn bị cho sự phục hồi sau bệnh dịch

http://thitruongtaichinhtiente.vn/can-nhung-chinh-sach-vi-mo-on-dinh-de-chuan-bi-cho-su-phuc-hoi-sau-benh-dich-27188.html

12. VEPR: Tăng trưởng cả năm đạt 4,2% là kịch bản lạc quan nhất

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2020-04-13/vepr-tang-truong-ca-nam-dat-42-la-kich-ban-lac-quan-nhat-85309.aspx

13. Kinh tế có thể tăng trưởng âm nếu dịch kéo dài

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=434343

14. Ba kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong dịch bệnh

https://anninhthudo.vn/kinh-doanh/ba-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam-trong-dich-benh/850491.antd

15. Hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19: Đúng trọng tâm, tránh dàn trải

https://baoangiang.com.vn/hoi-phuc-kinh-te-sau-dich-covid-19-dung-trong-tam-tranh-dan-trai-a269554.html

16. Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2020 hậu Covid-19

https://baoquocte.vn/ba-kich-ban-kinh-te-viet-nam-2020-hau-covid-19-113564.html

17. VEPR: Cần phân loại doanh nghiệp để hỗ trợ đúng trọng tâm và tránh dàn trải, "ngăn sông cấm chợ" cực đoan sẽ gây hậu quả nặng nề

https://cafebiz.vn/verp-can-phan-loai-doanh-nghiep-de-ho-tro-dung-trong-tam-va-tranh-dan-trai-ngan-song-cam-cho-cuc-doan-se-gay-hau-qua-nang-ne-20200413143156599.chn

18. Tại sao kinh tế Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng khả năng phục hồi lại lớn?

https://cafef.vn/tai-sao-kinh-te-viet-nam-tuy-bi-anh-huong-nang-ne-boi-dich-covid-19-nhung-kha-nang-phuc-hoi-lai-lon-20200412235558161.chn

19. VEPR dự báo 3 kịch bản kinh tế cho Việt Nam năm 2020: Lạc quan nhất là tăng trưởng 4,2%

https://cafef.vn/vepr-du-bao-3-kich-ban-kinh-te-cho-viet-nam-kich-ban-lac-quan-nhat-la-tang-truong-42-20200414000713099.chn

20. Hậu Covid-19, kinh tế Việt Nam mất bao lâu để hồi phục?

https://cafeland.vn/tin-tuc/hau-covid-19-kinh-te-viet-nam-mat-bao-lau-de-hoi-phuc-86643.html

21. VEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020

https://congly.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/vepr-du-bao-3-kich-ban-tang-truong-kinh-te-nam-2020-339502.html

22. Tăng trưởng GDP năm 2020: Có thể xuất hiện tình huống tăng trưởng âm

https://congthuong.vn/tang-truong-gdp-nam-2020-co-the-xuat-hien-tinh-huong-tang-truong-am-135781.html

23. TS Nguyễn Đức Thành: Đề xuất áp dụng thuế xuất khẩu gạo thay vì hạn ngạch

https://enternews.vn/ts-nguyen-duc-thanh-de-xuat-ap-dung-thue-xuat-khau-gao-thay-vi-han-ngach-170910.html

24. Thấy gì trong ba kịch bản kinh tế cho Việt Nam năm 2020 của VEPR?

https://enternews.vn/thay-gi-trong-ba-kich-ban-kinh-te-cho-viet-nam-nam-2020-cua-vepr-170964.html

25. TS.Phạm Sỹ Thành: Gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam còn ‘tương đối khiêm tốn’

https://motthegioi.vn/kinh-te-dau-tu-du-an-c-181/thi-truong-va-chinh-sach-c-196/tspham-sy-thanh-goi-ho-tro-kinh-te-cua-viet-nam-con-tuong-doi-khiem-ton-136354.html

26. Tránh tình trạng ngăn sông cấm chợ cực đoan ở một số địa phương khi chống dịch

https://motthegioi.vn/kinh-te-dau-tu-du-an-c-181/thi-truong-va-chinh-sach-c-196/tranh-tinh-trang-ngan-song-cam-cho-cuc-doan-o-mot-so-dia-phuong-khi-chong-dich-136344.html

27. VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,2% năm 2020

https://nld.com.vn/kinh-te/vepr-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-42-nam-2020-20200413145818773.htm

28. Cần xây dựng các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với các cấp độ về bệnh dịch

https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/sxBNLsQSLyY8/content/can-xay-dung-cac-kich-ban-ung-pho-chinh-sach-khac-nhau-oi-voi-cac-cap-o-ve-benh-dich

29. 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020

https://saigondautu.com.vn/kinh-te/3-kich-ban-tang-truong-kinh-te-nam-2020-79270.html

30. Phát triển kinh tế sau dịch Covid-19: Đúng trọng tâm, tránh dàn trải

https://soha.vn/phat-trien-kinh-te-sau-dich-covid-19-dung-trong-tam-tranh-dan-trai-2020041409122024.htm

31. VERP: Nếu dịch bệnh kéo dài đến quý IV, GDP tăng trưởng âm

https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/verp-neu-dich-benh-keo-dai-den-quy-iv-gdp-tang-truong-am-1067242.html

32. VEPR: Triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn và những ưu tiên chính sách

https://thoibaonganhang.vn/vepr-trien-vong-tang-truong-kho-khan-hon-va-nhung-uu-tien-chinh-sach-100414.html

33. TS. Nguyễn Đức Thành đề xuất áp dụng thuế xuất khẩu gạo thay vì áp dụng hạn ngạch

https://vietnambiz.vn/ts-nguyen-duc-thanh-de-xuat-ap-dung-thue-xuat-khau-gao-thay-vi-ap-dung-han-ngach-20200413124127164.htm

34. TS. Phạm Sỹ Thành: COVID-19 cho các doanh nghiệp lí do mạnh mẽ để đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc

https://vietnambiz.vn/ts-pham-sy-thanh-covid-19-cho-cac-doanh-nghiep-li-do-manh-me-de-da-dang-hoa-nguon-cung-ngoai-trung-quoc-20200413161501007.htm

35. VEPR: Bơm 900.000 tỉ đồng tín dụng mới ra nền kinh tế trong năm 2020 là một con số khá tham vọng

https://vietnambiz.vn/vepr-bom-900000-ti-dong-tin-dung-moi-ra-nen-kinh-te-trong-nam-2020-la-mot-con-so-kha-tham-vong-20200413110813987.htm

36. Sau dịch bệnh, có thể mất 1 năm kinh tế mới hồi phục

https://vietnamdaily.net.vn/doanh-nghiep/sau-dich-benh-co-the-mat-1-nam-kinh-te-moi-hoi-phuc-89292.html

37. TS Phạm Sỹ Thành: 'Ở thời điểm bất thường, những chính sách phi truyền thống nên được tính đến'

https://vietnamfinance.vn/ts-pham-sy-thanh-o-thoi-diem-bat-thuong-nhung-chinh-sach-phi-truyen-thong-nen-duoc-tinh-den-20180504224237247.htm

38. Năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng lạc quan nhất là 4,2%

https://vietnammoi.vn/nam-2020-kinh-te-viet-nam-tang-truong-lac-quan-nhat-la-42-20200413214145932.htm

39. Sau dịch bệnh, có thể mất 1 năm kinh tế mới hồi phục

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/tang-truo-ng-suy-gia-m-ho-i-su-c-cho-kinh-te-633166.html

40. Hạn ngạch 400 ngàn tấn gạo hết vèo, hụt hẫng chờ quyết định mới

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/han-ngach-400-ngan-tan-gao-het-veo-hut-hang-cho-quyet-dinh-moi-633283.html

41. VEPR examines scenarios for economic growth during COVID-19 outbreak

https://vietnamnews.vn/economy/715156/vepr-examines-scenarios-for-economic-growth-during-covid-19-outbreak.html

42. “Giải cứu” kinh tế: Chỉ nên tập trung vào nhóm ngành có sức lan tỏa, tổn thương nhất bởi dịch bệnh!

https://viettimes.vn/giai-cuu-kinh-te-chi-nen-tap-trung-vao-nhom-nganh-co-suc-lan-toa-ton-thuong-nhat-boi-dich-benh-386870.html

43. VEPR: Kinh tế năm nay sẽ tăng trưởng theo hình chữ U

https://vnexpress.net/vepr-kinh-te-nam-nay-se-tang-truong-theo-hinh-chu-u-4084093.html

44. Chính sách hỗ trợ dịch Covid-19: Cần nhắm vào đối tượng 'tổn thương” lớn nhất

https://vnntoday.vn/chinh-sach-ho-tro-dich-covid-19-can-nham-vao-doi-tuong-ton-thuong-lon-nhat-283110.html

45. Hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19: Đúng trọng tâm, tránh dàn trải

https://vov.vn/kinh-te/hoi-phuc-kinh-te-sau-dich-covid19-dung-trong-tam-tranh-dan-trai-1036771.vov

46. 3 kịch bản kinh tế năm 2020 do VEPR xây dựng

https://www.sggp.org.vn/3-kich-ban-kinh-te-nam-2020-do-vepr-xay-dung-656935.html

47. Ba kịch bản tăng trưởng và đề xuất hỗ trợ nền kinh tế

https://www.tienphong.vn/kinh-te/ba-kich-ban-tang-truong-va-de-xuat-ho-tro-nen-kinh-te-1640860.tpo

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image