Tải tài liệu hội thảo bản Tiếng Việt TẠI ĐÂY, bản Tiếng Anh TẠI ĐÂY.
Xem video tường thuật trực tiếp Hội thảo với phần trình bày cùng nhiều ý kiến chuyên gia TẠI ĐÂY.
Album ảnh hội thảo xem TẠI ĐÂY.
Tải bản thông cáo báo chí TẠI ĐÂY.
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2020
Bước sang năm thứ 12, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2020 tập trung vào chủ đề Củng cố Điểm tựa Tài khóa cho Phát triển. Sự chuyển hướng thương mại, dòng vốn đầu tư và đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, khiến viễn cảnh thế giới trở nên bất trắc hơn bao giờ hết, đồng thời đặt khu vực Đông Nam Á trước những bài toán lớn. Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng và ngày càng nhạy cảm với biến động bên ngoài. Trên cơ sở đó, hệ thống thuế của Việt Nam có thể bị bào mòn nhanh chóng dưới áp lực cạnh tranh quốc tế. Báo cáo năm nay, bên cạnh việc nhận định, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá hệ thống thuế tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới, từ đó chỉ ra các cơ hội, thách thức của hệ thống tài khóa trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới.
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam
Tham dự Hội thảo có PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN; PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN; PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách; GS.TS. Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện FNF Việt Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thái Lan tại Việt Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam; Đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu trong nước và quốc tế, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu, đại diện của nhiều sứ quán, các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế, các hội và hiệp hội, các doanh nghiệp, ngân hàng và các cơ quan thông tấn báo chí.
PGS.TS. Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu chào mừng tại Hội thảo
Phát biểu chào mừng tại Hội thảo Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn đánh giá cao sự nỗ lực của Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách nhiều năm qua đã công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam - một sản phẩm khoa học uy tín, có đóng góp lớn cho việc họạch định chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Phó Giám đốc tin tưởng rằng, Báo cáo năm nay sẽ tiếp tục là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hình thành chính sách để nền kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê khẳng định: Với chiến lược trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng hàng đầu cả nước, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam là sản phẩm khoa học tiêu biểu của Trường. Với Báo cáo năm nay, chúng tôi hy vọng sẽ có một thảo luận cởi mở về điểm mạnh điểm yếu của thuế quan Việt Nam và đề xuất các chính sách cụ thể cho Nhà nước. Thay mặt Nhà trường, tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhóm tác giả, Viện FNF đã nỗ lực làm việc để có được Báo cáo thường niên ngày hôm nay.
GS.TS. Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam phát biểu chúc mừng tại Hội thảo
GS.TS. Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo: Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam là một sản phẩm khoa học chất lượng nhiều năm nay, nhiều chính sách quản lý kinh tế được hình thành dựa trên Báo cáo và giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều bước tiến. Chúng tôi rất vui mừng vì sự hợp tác thành công này và sẽ tiếp tục hợp tác để các năm sau có được những sản phẩm chất lượng hơn nữa.
TS. Nguyễn Đức Thành - Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trình bày tại Hội thảo
Sau các phần phát biểu của đại biểu, TS. Nguyễn Đức Thành - Cố vấn trưởng VEPR đã thay mặt nhóm tác giả trình bày tổng quan về kinh tế thế giới năm 2019 và tổng quan kinh tế Việt Nam và triển vọng năm 2020. Theo đó, ông khẳng định trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn, kinh tế Việt Nam vẫn chứng kiến các dấu hiệu tích cực trong năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 của Việt Nam đạt 7,02%, vượt mục tiêu mà Quốc hội đề ra.
Kinh tế và thương mại thế giới đã bộc lộ những dấu hiệu chững lại trong năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 phủ bóng đen lên toàn cầu từ đầu năm 2020. Kinh tế thế giới tiếp tục trải qua nhiều khó khăn với những rủi ro từ địa chính trị, sự khó đoán định liên quan đến tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nước đối tác, đặc biệt căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng sau các ảnh hưởng của đại dịch. Dự báo thương mại, đầu tư và tăng trưởng toàn cầu tiếp tục thu hẹp đáng kể trong năm 2020. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế theo những hướng hoàn toàn mới. Giãn cách xã hội và làm việc từ xa có thể thay đổi thói quen làm việc của nhân loại và mang đến các động lực mới cho tăng trưởng dưới những hình thức mới.
Nhìn chung, nền kinh tế chứng khiến không ít những thành tựu, tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra cho năm. Tuy nhiên, những thành công này đang dựa trên một nền tảng vĩ mô còn thiếu chắc chắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cơ cấu kinh tế còn thiếu vững chắc vơi khu vực doanh nghiệp tư nhân ở dưới mức tiềm năng và phải chịu nhiều rào cản từ môi trường thể chế và kinh doanh trong nước. Chính sách tài khóa không tạo nên những thay đổi tích cực trong cơ cấu thu ngân sách, trong khi nợ công cao, thâm hụt ngân sách không nhiều chuyển biến và khối tài sản nhà nước ngày càng thu hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang thiếu đệm tài khóa để đối phó với các cú sốc bên ngoài.
PGS.TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng VEPR trình bày chi tiết các nội dung của Báo cáo
Sau phần trình bày của TS. Nguyễn Đức Thành, PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng VEPR đã thay mặt nhóm tác giả trình bày về đặc điểm của thu ngân sách Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, nhằm làm nổi bật những xu thế thay đổi của nguồn thu thuế dưới sức ép hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Xét về cơ cấu thu thuế, tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu thuế đã tăng mạnh lên mức hơn 60%, còn thuế trực thu đã giảm xuống mức dưới 40% (mặc dù tăng mạnh về số tuyệt đối). Điều này đã làm giảm tính luỹ tiến của hệ thống thuế của Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính khiến thuế trực thu suy giảm, là mức lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn gần đây. Đồng thời, sự cạnh tranh về thuế suất trong khu vực cũng đòi hỏi Việt Nam giảm thuế suất thuế thu nhập DN. Điều này tạo ra nguy cơ xói mòn cơ sở tình thuế. Việc nguồn thu suy giảm khiến chính sách tài khóa bị thu hẹp không gian chính sách, cả từ phía thu và chi. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam cần có những cải cách trong cả môi trường kinh doanh lẫn hệ thống thuế để nuôi dưỡng nguồn thu, tạo khu đệm tài khóa và cải thiện tính minh bạch, công bằng và lành mạnh cho hệ thống thuế.
PGS.TS. Phạm Thế Anh cũng tiếp tục trình bày về các nội dung sức ép cạnh tranh thuế trong khối ASEAN: Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp; Ưu đãi chi qua thuế ở Việt Nam trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp; Trốn và tránh thuế ở Việt Nam trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp; Triển vọng kinh tế Việt Nam và hàm ý chính sách. Nhóm tác giả đưa ra dự kiến, chỉ số CPI trung bình cả năm dao động từ 3,5 đến 4%.
PGS.TS. Nguyễn Anh Thu điều hành phiên thảo luận
Sau phần trình bày của hai chuyên gia là phần thảo luận của các nhà khoa học, phần này do PGS.TS Nguyễn Anh Thu điều hành.
Nhóm chuyên gia phản biện có sự góp mặt của TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế Bộ Tài chính; PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính.
PGS.TS. Vũ Sỹ Cường phản biện tại Hội thảo
PGS.TS. Vũ Sỹ Cường cho rằng khả năng dự phòng tài khoá của nước ta không cao, bằng chứng do ảnh hưởng của dịch Covid mà Chính phủ đề nghị chưa tăng lương công chức, viên chức từ ngày 1/7/2020. Ngược lại, số người phải trả thuế tài sản không cao, thậm chí có tỉnh chưa đến 1% nhưng khi đề cập đến vấn đề thu thuế thì đại bộ phận người dân phản đối.
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
TS. Cấn Văn Lực thì cho rằng nên minh bạch hơn về thuế ở nước ta, người dân cần được biết nhiều thông tin hơn về thuế từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu có thể nên có một báo cáo về tài khoá bền vững, chi tiết vào nhiều vấn đề hiện nay còn chưa rõ, nhiều cách hiểu.
Ông Nguyễn Văn Phụng tại Hội thảo
Tại Hội thảo, ngoài những ý kiến nhận xét, góp ý cho báo cáo, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế, Bộ Tài chính đã dành nhiều thời gian để giải thích các thuật ngữ về thuế trong báo cáo này để các nhà báo có thể truyền tải các thông điệp truyền thông tới độc giả một cách đúng đắn, chính xác nhất.
Tại Hội thảo, ông Wojciech Gerwel - Đại sứ Ba Lan đã chia sẻ kinh nghiệm về chống trốn thuế ở Ba Lan, theo đó 3 năm gần đây, Chính phủ Ba Lan đã thu thêm được 50% thuế doanh nghiệp, 40% VAT, từ nguồn thu này, Ba Lan đầu tư vào một chương trình phúc lợi xã hội quy mô toàn quốc, vì vậy cho thấy được ý nghĩa sâu sắc của việc thu thuế minh bạch, đầy đủ đó chính là một việc làm cần thiết với các quốc gia.
Sau đó, nhiều chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đã đặt câu hỏi cho nhóm tác giả, tuy vậy vì thời gian có hạn nên nhóm tác giả sẽ nhận câu hỏi qua email và sẽ có hồi đáp sớm nhất.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Đại sứ Ba Lan chia sẻ về kinh nghiệm chống trốn thuế ở Ba Lan
MEDIA CLIPPING:
1. VOV5 - Đài tiếng nói Việt Nam
https://vovworld.vn/vi-VN/nghe-chuong-trinh/17062020-871962.vov
2. Truyền hình Thông tấn
http://vnews.gov.vn/ban-tin-thoi-su-11h-ngay-1762020
3. Kênh truyền hình đài tiếng nói Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=b84aqQBX7IA
4. Bản tin tối: Thời sự cuối ngày 17/6/2020 | VTC1
https://www.youtube.com/watch?v=fs5FzO8aDRs
5. Truyền hình Nhân dân
https://www.youtube.com/watch?v=pfSO-bIi9-Q
6. FBNC-Công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020 | Tin tức Việt Nam mới nhất ngày 18/6/2020
https://www.youtube.com/watch?v=SDabWX4UFWg
7. Trong kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3% trong năm 2020
http://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=149120
8. VEPR: Việt Nam nên thận trọng, tránh bẫy thành “sân sau” của Trung Quốc
http://baolangson.vn/kinh-te/293514-vepr-viet-nam-nen-than-trong-tranh-bay-thanh-san-sau-cua-trung-quoc.html
9. VEPR: Nâng mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 5,5% trong năm 2020
http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/202006/vepr-nang-muc-tang-truong-kinh-te-viet-nam-len-55-trong-nam-2020-2488172/
10. Kịch bản lạc quan GDP 2020 của Việt Nam tăng trên 5,3%
http://daibieunhandan.vn/kich-ban-lac-quan-gdp-2020-cua-viet-nam-tang-tren-53
11. VEPR: Kinh tế Việt Nam 2020 dự báo tăng trưởng 5,3%
http://dangcongsan.vn/kinh-te/vepr-kinh-te-viet-nam-2020-du-bao-tang-truong-5-3-557213.html
12. VEPR: Kịch bản lạc quan GDP 2020 của Việt Nam tăng trên 5,3%
http://hoinhabaovietnam.vn/VEPR-Kich-ban-lac-quan-GDP-2020-cua-Viet-Nam-tang-tren-53_n65062.html
13. VEPR công bố các kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam 2020: Tăng trưởng lạc quan nhưng cần thận trọng
http://kinhtedothi.vn/vepr-cong-bo-cac-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam-2020-tang-truong-lac-quan-nhung-can-than-trong-387388.html
14. VEPR: Nâng mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 5,5% trong năm 2020
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/vepr-nang-muc-tang-truong-kinh-te-viet-nam-len-55-trong-nam-2020-324435.html
15. Cải cách hệ thống thuế toàn diện để nuôi dưỡng nguồn thu
http://tapchithue.com.vn/cai-cach-va-hien-dai-hoa/18418.html
16. Cải cách hệ thống thuế toàn diện để nuôi dưỡng nguồn thu
http://tapchithue.com.vn/cai-cach-va-hien-dai-hoa/18418-ci-cach-h-thng-thu-toan-din-d-nuoi-dung-ngun-thu.html
17. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 5,3% trong cả năm 2020
http://thitruongtaichinhtiente.vn/tang-truong-kinh-te-viet-nam-du-bao-dat-khoang-5-3-trong-ca-nam-2020-28007.html
18. VEPR: Dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 5,5% trong kịch bản lạc quan
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-06-17/vepr-du-bao-tang-truong-gdp-nam-2020-dat-55-trong-kich-ban-lac-quan-88280.aspx
19. Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020
http://thst.vn/t/cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2020
20. Trong kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3% trong năm 2020
http://thuvienbinhphuoc.org.vn/kinh-te/trong-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-5-3-trong-nam-2020-22219.html
21. Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2020
http://ueb.edu.vn/newsdetail/hoithao/25847/UEBnews.htm
22. VEPR: Kịch bản lạc quan GDP 2020 của Việt Nam tăng trên 5,3%
http://vinanet.vn/kinhte-taichinh/vepr-kich-ban-lac-quan-gdp-2020-cua-viet-nam-tang-tren-53-731324.html
23. VEPR: Tăng trưởng ngày càng phụ thuộc vào một vài DN FDI
http://vnfinance.vn/vepr-tang-truong-ngay-cang-phu-thuoc-vao-mot-vai-dn-fdi_t114c2n9590
24. VEPR: Nâng mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 5,5% trong năm 2020
http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/202006/vepr-nang-muc-tang-truong-kinh-te-viet-nam-len-55-trong-nam-2020-2488172/index.htm
25. Kịch bản lạc quan GDP 2020 của Việt Nam tăng trên 5,3%
http://www.daibieunhandan.vn/kich-ban-lac-quan-gdp-2020-cua-viet-nam-tang-tren-53
26. VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 5,3% trong 2020
http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/vepr-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-khoang-53-trong-2020-72644.htm
27. VEPR: Nâng mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 5,5% trong năm 2020
http://www.vccinews.vn/news/29507/vepr-nang-muc-tang-truong-kinh-te-viet-nam-len-5-5-trong-nam-2020.html
28. VEPR: Tăng trưởng ngày càng phụ thuộc vào một vài DN FDI
https://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/vepr-tang-truong-ngay-cang-phu-thuoc-vao-mot-vai-dn-fdi-3407975/
29. Giải pháp để thuế trở thành điểm tựa cho phát triển bền vững
https://baomoi.com/giai-phap-de-thue-tro-thanh-diem-tua-cho-phat-trien-ben-vung/c/35408316.epi
30. Hậu Covid-19: Việt Nam nên thận trọng để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc
https://baomoi.com/hau-covid-19-viet-nam-nen-than-trong-de-khong-tro-thanh-san-sau-cua-trung-quoc-va-han-quoc/c/35410183.epi
31. Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2020
https://baomoi.com/hoi-thao-cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-nam-2020/c/35406875.epi
32. Kịch bản trung tính: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 3,9%
https://baomoi.com/kich-ban-trung-tinh-kinh-te-viet-nam-tang-truong-3-9/c/35408809.epi
33. Trong kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3% trong năm 2020
https://baomoi.com/trong-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-5-3-trong-nam-2020/c/35405056.epi
34. VEPR dự báo các kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam
https://baomoi.com/vepr-du-bao-cac-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam/c/35406364.epi
35. VEPR: Kịch bản lạc quan GDP 2020 của Việt Nam tăng trên 5,3%
https://baomoi.com/vepr-kich-ban-lac-quan-gdp-2020-cua-viet-nam-tang-tren-5-3/c/35404493.epi
36. VEPR: Tăng trưởng ngày càng phụ thuộc vào một vài DN FDI
https://baomoi.com/vepr-tang-truong-ngay-cang-phu-thuoc-vao-mot-vai-dn-fdi/c/35412648.epi
37. VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ đạt 6,48%
https://baoquocte.vn/vepr-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2020-se-dat-648-107867.html
38. Doanh nghiệp FDI có nguy cơ trốn tránh thuế cao nhất
https://cafef.vn/doanh-nghiep-fdi-co-nguy-co-tron-tranh-thue-cao-nhat-20200617153345671.chn
39. VEPR nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020
https://cafef.vn/vepr-nang-muc-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2020-20200618093109937.chn
40. VEPR: Kịch bản lạc quan hơn, kinh tế Việt Nam lên 5,3% năm 2020
https://cafeland.vn/thoi-su/vepr-kich-ban-lac-quan-hon-kinh-te-viet-nam-len-53-nam-2020-88155.html
41. VEPR: Nâng mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 5,5% trong năm 2020
https://congthuong.vn/vepr-nang-muc-tang-truong-kinh-te-viet-nam-len-55-trong-nam-2020-139031.html
42. Việt Nam cần tránh nguy cơ bị Trung, Hàn làm “sân sau” xuất hàng qua Mỹ
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-can-tranh-nguy-co-bi-trung-han-lam-san-sau-xuat-hang-qua-my-20200617132748931.htm
43. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020
https://doanhnghiepdautu.net/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2020/
44. Hậu Covid-19: Việt Nam nên thận trọng để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc
https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/hau-covid-19-viet-nam-nen-than-trong-de-khong-tro-thanh-san-sau-cua-trung-quoc-va-han-quoc/20200617051410103
45. VEPR dự báo ba kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 2020
https://doanhnhan.vn/vepr-du-bao-ba-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam-trong-2020-d30346.html
46. Kịch bản trung tính: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 3,9%
https://doanhnhanviet.net.vn/y-kien/kich-ban-trung-tinh-kinh-te-viet-nam-tang-truong-39-8250.html
47. VEPR dự báo các kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam
https://docbao.vn/kinh-te/vepr-du-bao-cac-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam-tintuc687268
48. GDP growth forecast upgraded after early lockdown ease
https://e.vnexpress.net/news/business/economy/gdp-growth-forecast-upgraded-after-early-lockdown-ease-4117484.html
49. VEPR: Cần rà soát các chính sách ưu đãi về thuế khóa, đất đai với khu vực FDI
https://enternews.vn/vepr-can-ra-soat-cac-chinh-sach-uu-dai-ve-thue-khoa-dat-dai-voi-khu-vuc-fdi-175483.html
50. VEPR dự báo các kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam
https://giavang.net/vepr-du-bao-cac-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam/
51. Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020
https://haiquanonline.com.vn/cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2020-128529.html
52. Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2020: Hệ thống thuế chưa hiệu quả và công bằng
https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2020-he-thong-thue-chua-hieu-qua-va-cong-bang/2020061705044146p1c785.htm
53. Tình trạng móc ngoặc tham nhũng thuế ngày càng tinh vi, xảo quyệt
https://motthegioi.vn/kinh-te-dau-tu-du-an-c-181/tinh-trang-moc-ngoac-tham-nhung-thue-ngay-cang-tinh-vi-xao-quyet-139720.html
54. Hoãn tăng lương cơ sở cho thấy dự phòng rủi ro tài khoá chưa cao
https://ndh.vn/vi-mo/hoan-tang-luong-co-so-cho-thay-du-phong-rui-ro-tai-khoa-chua-cao-1270536.html
55. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020 của Viet Nam Institute for Economic and Policy Research
https://news.skydoor.net/news/Bao_cao_thuong_nien_kinh_te_Viet_Nam_2020_cua_VEPR/4904887
56. Áp lực lớn điều hành chính sách tài khóa
https://saigondautu.com.vn/kinh-te/ap-luc-lon-dieu-hanh-chinh-sach-tai-khoa-81315.html
57. Cảnh báo nguy cơ Việt Nam thành “sân sau” của Trung Quốc, Hàn Quốc xuất hàng sang Mỹ
https://soha.vn/canh-bao-nguy-co-viet-nam-thanh-san-sau-cua-trung-quoc-han-quoc-xuat-hang-sang-my-kinh-te-vi-mo-20200617205030828.htm
58. Các ưu đãi về thuế có quá hào phóng và dư thừa?
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/cac-uu-dai-ve-thue-co-qua-hao-phong-va-du-thua-d13672.html
59. Trong kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3% trong năm 2020
https://taichinhdoisong.vn/Home/Details/498ec4fa-8e86-4a0b-bffd-ffab1351c3ba
60. Doanh nghiệp FDI chuyển giá ngày càng nhiều
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-fdi-chuyen-gia-ngay-cang-nhieu-1239765.html
61. VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3%
https://thegioihoinhap.vn/kinh-doanh/vepr-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-53/
62. Việt Nam cần thận trọng trước nguy cơ thành sân sau của Trung và Hàn'
https://theleader.vn/viet-nam-can-than-trong-truoc-nguy-co-thanh-san-sau-cua-trung-va-han-1592386072754.htm
63. VERP: GDP Việt Nam năm 2020 theo kịch bản lạc quan nhất tăng 5,3%
https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/verp-gdp-viet-nam-nam-2020-theo-kich-ban-lac-quan-nhat-tang-5-3-1069885.html
64. VEPR: Với kịch bản lạc quan, tăng trưởng GDP năm 2020 có thể đạt 5,3%
https://thoibaonganhang.vn/vepr-voi-kich-ban-lac-quan-tang-truong-gdp-nam-2020-co-the-dat-53-103069.html
65. VEPR: Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trên 5,3% trong năm 2020
https://thuonghieusanpham.vn/vepr-du-bao-kinh-te-viet-nam-tang-tren-5-phay-3-phan-tram-trong-nam-2020
66. VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 5,3%
https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/vepr-du-bao-kinh-te-viet-nam-nam-2020-tang-truong-5-3-30231.html
67. VEPR dự báo các kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam
https://tinmoi247.net/kinh-te/vepr-du-bao-cac-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam-404305
68. VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 5,3% trong năm 2020
https://vietnambiz.vn/vepr-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-se-tang-truong-khoang-53-trong-nam-2020-2020061715045094.htm
69. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN KINH TẾ VIỆT NAM 2020
https://vietnamfinance.vn/B%C3%A1o+c%C3%A1o+th%C6%B0%E1%BB%9Dng+ni%C3%AAn+kinh+t%E1%BA%BF+Vi%E1%BB%87t+Nam+2020.html
70. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020 của Viet Nam Institute for Economic and Policy Research
https://vietnamfinance.vn/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2020-cua-vepr-20180504224239953.htm
71. Chìa khóa cho tăng trưởng: Tăng đầu tư công chỉ là liều doping ngắn hạn
https://vietnamfinance.vn/chia-khoa-cho-tang-truong-tang-dau-tu-cong-chi-la-lieu-doping-ngan-han-20180504224240026.htm
72. PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp có lãi là không cần thiết và bất bình đẳng’
https://vietnamfinance.vn/pgsts-pham-the-anh-uu-dai-thue-cho-doanh-nghiep-co-lai-la-khong-can-thiet-va-bat-binh-dang-20180504224239966.htm
73. VEPR: Việt Nam nên thận trọng, tránh trở thành sân sau của Trung, Hàn để xuất khẩu sang Mỹ
https://vietnamfinance.vn/vepr-viet-nam-nen-than-trong-tranh-tro-thanh-san-sau-cua-trung-han-de-xuat-khau-sang-my-20180504224239941.htm
74. Việt Nam cần tránh nguy cơ bị Trung, Hàn làm 'sân sau' xuất hàng qua Mỹ
https://vietstock.vn/2020/06/viet-nam-can-tranh-nguy-co-bi-trung-han-lam-san-sau-xuat-hang-qua-my-768-768500.htm
75. Việt Nam cần thoát bẫy sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc
https://vn.sputniknews.com/business/202006179152034-viet-nam-can-thoat-bay-san-sau-cua-trung-quoc-va-han-quoc/
76. VEPR: Việt Nam nên thận trọng, tránh bẫy thành “sân sau” của Trung Quốc
https://vov.vn/kinh-te/vepr-viet-nam-nen-than-trong-tranh-bay-thanh-san-sau-cua-trung-quoc-1060781.vov
77. Trong kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3% trong năm 2020
https://vovworld.vn/vi-VN/kinh-te/trong-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-53-trong-nam-2020-871870.vov
78. Doanh nghiệp FDI có nguy cơ trốn tránh thuế cao nhất
https://www.msn.com/vi-vn/news/national/doanh-nghi%E1%BB%87p-fdi-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-tr%E1%BB%91n-tr%C3%A1nh-thu%E1%BA%BF-cao-nh%E1%BA%A5t/ar-BB15B8hk?li=BBr8Mki&ocid=iehp&%252525253Bocid=SKY2DHP
79. Doanh nghiệp nội cõng thuế, FDI hưởng ưu đãi
https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/doanh-nghiep-noi-cong-thue-fdi-huong-uu-dai-d127438.html
80. Trong kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,3% trong năm 2020
https://www.sggp.org.vn/trong-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-53-trong-nam-2020-668009.html
81. Doanh nghiệp FDI có nguy cơ trốn tránh thuế cao nhất
https://www.tienphong.vn/kinh-te/doanh-nghiep-fdi-co-nguy-co-tron-tranh-thue-cao-nhat-1674557.tpo
82. Doanh nghiệp nội cõng thuế, FDI hưởng ưu đãi
https://www.tienphong.vn/kinh-te/doanh-nghiep-noi-cong-thue-fdi-huong-uu-dai-1674807.tpo
83. Góc khuất
https://www.tienphong.vn/toi-nghi/goc-khuat-1674885.tpo
84. VEPR: Kịch bản lạc quan nhất, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 5,3% trong 2020
https://www.tin247.com/vepr-kich-ban-lac-quan-nhat-kinh-te-viet-nam-tang-truong-khoang-5-3-trong-2020-3-27296388.html
85. VEPR: Dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 5,5% trong kịch bản lạc quan
https://www.vcci.com.vn/vepr-du-bao-tang-truong-gdp-nam-2020-dat-55-trong-kich-ban-lac-quan
86. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2020: Củng cố điểm tựa tài khóa cho phát triển
https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C151/N25979/Bao-cao-Thuong-nien-Kinh-te-Viet-Nam-2020:-Cung-co-diem-tua-tai-khoa-cho-phat-trien.htm
87. VEPR dự báo các kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam
https://zingnews.vn/vepr-du-bao-cac-kich-ban-tang-truong-gdp-cua-viet-nam-post1096749.html
|