Diễn giả của seminar số 41 là khách mời Thạc sĩ Lương Ngọc Mỹ Linh, chuyên ngành Chính sách công, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN.
Tập trung sử dụng mô hình Almost Ideal Demand System (AIDS) và các chứng cứ để phân tích tác động của 10% thuế đặt lên các loại hàng hóa nước ngọt, bài nghiên cứu của ThS. Lương Ngọc Mỹ Linh đã tìm ra được kết quả rằng mức độ thuế này đã giảm được lượng tiêu thụ nước ngọt với 11.4%. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh liên quan đến sử dụng quá nhiều nước ngọt, và việc đưa ra một mức thuế nhất định lên mặt hàng này chứng minh được sự cải thiện về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Đồng thời, lượng giảm về tiêu thụ mặt hàng nước ngọt dẫn tới sự tăng đối với một số mặt hàng thay thế như là tăng sử dụng sữa 2.3%, bia 2.5%, trà đóng chai 2.2% và rượu 1.7%. Một số hạn chế từ việc đặt thuế này mà bài nghiên cứu tìm ra được là, người dân, đặc biệt là cư dân ở vùng thành thị trong gia đình nhiều trẻ em, sẽ có sự giảm về ngân sách cá nhân và gia đình do mức giá nước ngọt sẽ tăng cao trong thời gian ngắn.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đã tham dự seminar và đưa ra nhiều ý kiến phản biện về cách sử dụng mô hình AIDS trong bài nghiên cứu này. Tiến sĩ đã bổ sung, góp ý nhiều tới việc thể hiện công thức cũng như cách giải thích cho khán giả có thể hiểu rõ hơn về bài trình bày nghiên cứu. Đồng thời, anh cũng rất quan tâm đến lựa chọn nghiên cứu cụ thể một vấn đề trong bài nghiên cứu này, ở đây là mặt hàng nước ngọt.
|