Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Sáu, 29/03/2024 03:28

Thông báo tuyển dụng Nhóm Nghiên cứu thực hiện dự án: "Nghiên cứu về Ưu đãi thuế tại ASEAN: Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp”

10:58:00 02/01/2020

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đang có nhu cầu tuyển dụng Nhóm Nghiên cứu thực hiện dự án: "Nghiên cứu về Ưu đãi thuế tại ASEAN: Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp”

I. Bối cảnh nghiên cứu

ASEAN đang đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài; trong khi đó, chi tiêu công cho các dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục và an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu tại hầu hết các quốc gia khu vực. Tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công cao sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể khi các nước tăng chi tiêu công để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Trong bối cảnh đó, các nước thành viên ASEAN đang cạnh tranh với nhau trong một “cuộc đua xuống đáy” (race to the bottom) bằng cách giảm mức thuế suất thu nhập doanh nghiêp (TNDN) liên tục và đưa ra các ưu đãi thuế rất lớn nhằm thu hút nhà đầu tư từ các nước công nghiệp. Trong mười năm qua, thuế TNDN trung bình của khu vực đã giảm từ mức 25,1% vào năm 2010 xuống còn 21,7% vào năm 2020. Nghiên cứu của James, 2014 đã chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy ưu đãi thuế có tác động tích cực đến việc thu hút FDI tại ASEAN, thậm chí thực tế còn ngược lại. Phần lớn các ưu đãi thuế doanh nghiệp mà các nước ASEAN đưa ra không nhằm thu hút đầu tư dài hạn, mà thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp cho những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng, và đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm thuế TNDN xuống mức tối thiểu. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế thậm chí đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Các nước ASEAN có sự khác biệt lớn về kinh tế vĩ mô và tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế. Mỗi quốc gia theo đuổi lợi ích riêng của mình thông qua các chính sách tài khóa và có xu hướng cạnh tranh thay vì hợp tác cùng nhau đưa ra quyết định chung, xây dựng một cơ chế chung dựa trên lợi ích tập thể. Đây là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong việc đoàn kết để giải quyết các vấn đề phức tạp đang nổi lên trong khu vực, đặc biệt là vấn đề ưu đãi thuế TNDN.

II. Mục tiêu của nghiên cứu: " Ưu đãi thuế tại ASEAN: Trường hơp thuế thu nhập doanh nghiệp”

Nghiên cứu này sẽ là một trong những nghiên cứu đầu tiên rà soát một cách tổng quan nhất về hệ thống tại tất cả các quốc gia ASEAN. Nghiên cứu sẽ hướng tới các mục tiêu như sau: (i) So sánh sự phát triển kinh tế vĩ mô gần đây và cấu trúc tài khóa của các nước ASEAN, xem xét áp lực tài khóa mà các quốc gia phải đối mặt và sự đa dạng trong chính sách kinh tế và quản trị ở các nước. (ii) Rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản pháp lý về thuế tại các quốc gia khu vưc, các hình thức ưu đãi thuế nói chung và ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng; (iii) Xem xét mức độ mà các ưu đãi thuế doanh nghiệp được cho là dư thừa, đồng thời đưa ra bằng chứng phong phú về chi phí mà các nước ASEAN phải chịu do các ưu đãi đó; (iv) Đưa ra các khuyến nghị chính sách cho ASEAN và các quốc gia thành viên trong việc tìm cách thiết lập một cơ chế đoàn kết và hợp tác toàn diện để giải quyết các vấn đề chung về ưu đãi thuế doanh nghiệp.

III. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp rà soát nhằm tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật về ưu đãi thuế tại các quốc gia ASEAN.

Để thực hiện Nghiên cứu này, VEPR cần tuyển dụng 01 Nhóm chuyên gia gồm: 01 Trưởng nhóm Nghiên cứu, 01 Nghiên cứu viên cao cấp, 02 Nghiên cứu viên hỗ trợ.

IV. Mô tả nhiệm vụ của Nhóm Nghiên cứu

4.1. Đối với Trưởng Nhóm Nghiên cứu

Trưởng Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ thực hiên các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế kế hoạch chuyên môn của Dự án

- Chi tiết hóa phương pháp Nghiên cứu

- Giám sát kết quả báo cáo version 1 và 2

- Tham gia và chỉ đạo chuyên môn tại các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu

- Tham gia các cuộc họp với nhà tài trợ

- Chủ trì các cuộc họp tham vấn với chuyên gia, hội thảo công bố và hội thảo tham vấn cùng các đại biểu quốc hội về nội dung nghiên cứu

- Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các đối tác phát triển và hỗ trợ cố vấn cho các thắc mắc về kỹ thuật của các cán bộ phát triển trong quá trình thực hiện vận động chính sách hướng tới hệ thống thuế công bằng và hiệu quả

4.2. Đối với Nghiên cứu viên Cao cấp

Nhiệm vụ chính của Nghiên cứu viên cao cấp bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu chi tiết

- Chủ trì xây dựng công cụ nghiên cứu

- Hoàn thiện kết quả báo cáo version 1 và 2

- Hoàn thiện báo cáo

- Tham gia và chỉ đạo chuyên môn tại các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu

- Tham gia các cuộc họp với nhà tài trợ

- Chủ trì các cuộc họp tham vấn với chuyên gia, hội thảo công bố và hội thảo tham vấn cùng các đại biểu quốc hội về nội dung nghiên cứu

4.3. Đối với Nghiên cứu viên

Nhiệm vụ chính của Nghiên cứu viên bao gồm:

- Cùng với Nghiên cứu viên cao cấp thực hiện tổng quan tài liệu

- Thu thập dữ liệu

- Xử lý và chế biến dữ liệu

- Viết báo cáo nghiên cứu version 1 và 2

- Viết tóm tắt chính sách

- Viết khuyến nghị chính sách

- Trình bày bài tại cuộc hội thảo tham vấn (nếu cần)

- Tham gia các cuộc họp của Nhóm Nghiên cứu

- Tham gia các cuộc họp với nhà tài trợ

- Edit bản dịch tiếng Anh của báo cáo

- Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các đối tác phát triển và hỗ trợ cố vấn cho các thắc mắc về kỹ thuật của các cán bộ phát triển trong quá trình thực hiện vận động chính sách hướng tới hệ thống thuế công bằng và hiệu quả

5. Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của Nhóm Nghiên cứu

5.1. Đối với Trưởng Nhóm Nghiên cứu

- Trình độ Tiến sỹ về tài chính công, chính sách thuế hoặc kinh tế

- Ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứ về tài chính, thuế, kinh tế vĩ mô

- Có kinh nghiệm làm trưởng Nhóm Nghiên cứu

- Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt

5.2. Đối với Nghiên cứu viên cao cấp

- Trình độ Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ về tài chính công, chính sách thuế hoặc kinh tế

- Ít nhất 5-10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứ về tài chính, thuế, kinh tế vĩ mô

- Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt

5.3. Đối với Nghiên cứu viên

- Trình độ Thạc sỹ hoặc Cử nhân về tài chính công, chính sách thuế hoặc kinh tế

- Ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về tài chính, thuế, kinh tế vĩ mô

- Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt

6. Hướng dẫn nộp hồ sơ

Các Nhóm chuyên gia có quan tâm xin nộp hồ sơ gồm CV các chuyên gia, phương án kỹ thuật để thực hiện Dự án và đề xuất chi phí chuyên gia về địa chỉ email: info@vepr.org.vn trước 17h00 ngày 15 tháng 01 năm 2020.

Các chuyên gia được khuyến khích nộp hồ sơ theo nhóm, không nộp hồ sơ cá nhân riêng lẻ.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image