Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Ba, 16/07/2024 05:58

Diễn đàn Nông nghiệp Mùa thu 2020: ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

08:05:00 19/11/2020

Ngày 19/11/2020 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Việt Nam, tổ chức Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020 với chủ đề: “Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19”. Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020 là sự kiện lớn nhất trong năm của chuỗi các Diễn đàn chính sách nông nghiệp Việt Nam (VAPF), là nơi quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người nông dân, giới truyền thông nhằm cùng thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

Tải tài liệu Diễn đàn tại ĐÂY.

Ảnh sự kiện được update liên tục tại ĐÂY.

Tải bài phát biểu của Ông Vũ Xuân Việt, Điều phối Chương trình và Chiến dịch, tổ chức Oxfam tại Việt Nam tại ĐÂY.

Toàn cảnh Diễn đàn Nông nghiệp Mùa thu 2020

Mở đầu Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phát biểu khai mạc. Đại diện cơ quan điều phối Liên minh Nông nghiệp, ông Nguyễn Quốc Việt cho biết Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020 là sự kiện lớn nhất trong năm của chuỗi các Diễn đàn chính sách nông nghiệp Việt Nam (VAPF), là nơi quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người nông dân, giới truyền thông nhằm cùng thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới lượng cầu một số mặt hàng nông nghiệp giảm, sự đứt gãy chuỗi cung ứng cũng gây khó khăn về nguồn cung một số vật tư nông nghiệp. Đại dịch cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm, thu nhập và chi tiêu của người dân khu vực nông thôn. VÌ vậy, với chủ đề “Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19” là cấp thiết, nhằm đưa đến những định hướng, đề xuất chính sách hợp lý cho ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

 

TS. Nguyễn Quốc Việt phát biểu khai mạc hội thảo

Sau phần phát biểu khai mạc của đại diện Liên minh Nông nghiệp, ông Vũ Xuân Việt, Điều phối Chương trình và Chiến dịch, tổ chức Oxfam tại Việt Nam cũng có bài phát biểu chào mừng. Theo ông Vũ Xuân Việt mong muốn và tin tưởng rằng Diễn đàn Nông nghiệp mùa thu 2020 với chủ đề “Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19” sẽ là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người nông dân và các nhà báo tích cực đóng góp ý kiến để cùng thảo luận về các vấn đề chính sách nông nghiệp quan trọng, đảm bảo thích ứng tốt với những tác động của đại dịch Covid hiện nay cũng như trong thời gian tới.

Ông Vũ Xuân Việt, Điều phối Chương trình và Chiến dịch, tổ chức Oxfam tại Việt Nam

Sau phần phát biểu khai mạc, diễn đàn vào phiên làm việc buổi sáng với chủ đề “Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid 19” do PGS.TS. Vũ Trọng Khải, Nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II tại TP.HCM, thành viên Liên minh Nông nghiệp chủ trì.

PGS.TS. Vũ Trọng Khải, Nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II tại TP.HCM, thành viên Liên minh Nông nghiệp chủ trì phiên làm việc buổi sáng

Mở đầu phiên buổi sáng, PGS.TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thành viên Liên minh Nông nghiệp trình bày bài tham luận “Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Đại dịch COVID-19”. PGS.TS. Đào Thế Anh đưa ra giải pháp cho nông nghiệp Việt Nam là tăng cường tính bền vững của hệ thông thực phẩm. Để làm được điều này cần đầu tư vào khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả, hỗ trợ hộ nông dân nhỏ tham gia chuỗi giá trị và tăng cường tính chống chịu của chuỗi với các rủi ro. Tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm. Tăng cường năng lực cho hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp thực phẩm. Đầu tư vào chuỗi giá trị thực phẩm bền vững.

 

PGS. TS. Đào Thế Anh

Tiếp theo chương trình, TS. Phạm Công Nghiệp, Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã trình bày tham luận với chủ đề "Tác động của Đại dịch COVID 19 tới chuỗi giá trị nông sản tỉnh Cao Bằng và Bắc Cạn". Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến các chuỗi giá trị nông sản được chọn ở Cao Bằng và Bắc Kạn, đặc biệt là người sản xuất. Thời gian giãn cách xã hội ngắn ở Việt Nam có thể là một nhân tố giúp quá trình phục hồi nhanh hoạt động của chuỗi giá trị. Việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc có thể dẫn tới những tác động tiêu cực hơn của Covid-19. Trước tình hình này, cũng đưa ra một số kiến nghị giải pháp như sau: Các cơ sở sản xuất, chế biến cần đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến sản phẩm nhằm giảm tỉ lệ hao hụt. Ngoài ra cần đẩy mạnh và tăng cường hệ thống phòng dịch. Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, đảm bảo quá trình lưu thông sản phẩm, tránh đứt gãy chuỗi, đảm bảo sự phân phối lợi ích hài hòa giữa các tác nhân khi dịch xảy ra. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các kênh hàng mới, kênh hàng hiện đại. Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển việc làm sau dịch để đảm bảo thu nhập cho các hộ nông dân, sản xuất. Ngoài ra nhà nước cũng cần tham gia vào cung ứng một số vật tư đầu vào thiết yếu trong giai đoạn dịch để đảm bảo nguồn cung ổn định, đầy đủ và đảm bảo chất lượng.

TS. Phạm Công Nghiệp

Ông Nguyễn Văn Thứ, Giám đốc Công ty GC Food đã có bài chia sẻ về "Tác động của COVID, cách thức ứng phó và đề xuất chính sách - Câu chuyện thực tiễn từ doanh nghiệp". Theo ông Thứ, chính phủ cần hỗ trợ chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp chịu nhiều tác động của Covid, đồng thời hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và nông dân canh tác. Tăng cường chính sách ưu đãi, khuyến khích cho doanh nghiệp về tạo cơ hội quỹ đấ đầu tư nông nghiệp sạch, chính sách hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Giám đốc Coont ty GC Food

Tiếp theo chương trình, ông Nguyễn Ngọc Minh Quân, đại diện doanh nghiệp trồng nấm tại Đà Lạt đã có những chia sẻ thực tiễn về doanh nghiệp của mình trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Theo ông Quân, năm 2020 các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với các thách thức do đại dịch Covid-19 đem đến như: chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt nguồn cung, thị trường ảm đảm, áp lực thanh khoản từ doanh nghiệp đỗi tác. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội cho doanh nghiệp vì nhu cầu thực phẩm dinh dưỡng tăng cao, các nguồn cung nông sản từ thị trường ngoại giảm sút, giá đoạn do dịch nên nhu cầu sản phẩm trong nước tăng. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian “gián đoạn, quay chậm” để doanh nghiệp củng cố nội lực, chuẩn bị kế hoạch để phát triển. Để chinh phục lại thị trường trong nước trong giai đoạn dịch bệnh Covid, các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu và câu chuyện minh bạch cho sản phẩm để tiếp cận, gần gũi với người tiêu dùng trong nước; thiết lập hệ sinh thái bền vững về sản xuất, phân phối, tiêu dùng, nâng cao năng lực chuỗi cung ứng, kết hợp sản xuất nông nghiệp bền vững với du lịch trải nghiệm và giáo dục; áp dụng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm; khai thác tiềm năng thương mại điện tử cho ngành thực phẩm. Khủng hoảng Covid 2020 và EVFTA cũng là thời điểm cơ hội để doanh nghiệp nâng tầm nội lực, thiết lập lộ trình vươn ra thế giới. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần củng cố quy trình và năng lực sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng quy mô vươn ra thị trường quốc tế; phát triển các sản phẩm chế biến nhằm đa dạng thị trường xuất khẩu; xây dựng các hoạt động phát triển đồng hành cùng cộng đồng và trách nhiệm xã hội để tiếp cận các đối tác, thị trường phát triển, tiến bộ.

 

Ông Nguyễn Ngọc Minh Quân

Sau phần giải lao, diễn đàn bước vào phiên thảo luận bàn tròn vô cùng sôi nồi cùng các chuyên gia (từ trái sang): TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), thành viên Liên minh Nông nghiệp, chủ tọa; Ông Phạm Ngọc Minh Quân, đại diện doanh nghiệp trồng nấm Đà Lạt; PGS.TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thành viên Liên minh Nông nghiệp; TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, thành viên Liên minh Nông nghiệp; PGS.TS Vũ Trọng Khải, thành viên Liên minh Nông nghiệp, nguyên hiệu trưởng, trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và ơhát triển nông thôn II tại TP.HCM; Ông Nguyễn Văn Thứ, Giám đốc Công ty GC Food.

 

Phiên thảo luận buổi sáng

Phiên làm việc buổi chiều với chủ đề “Các vấn đề chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới” do PGS.TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thành viên Liên minh Nông nghiệp chủ trì. Mở đầu phiên buổi chiều là bài trình bày về “Sự đa dạng của hiện trạng manh mún, nhỏ lẻ đất đai ở Việt Nam – Trường hợp nghiên cứu thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng và xã Liên Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình” do ThS. Đặng Thị Bích Thảo, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nghiên cứu sinh trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản trình bày. Nghiên cứu của ThS. Thảo chỉ ra rằng, hai trường hợp điển hình ở Đồng bằng sông Hồng (xã Liên Giang) và Đồng bằng sông Cửu Long (thị xã Ngã Năm) cho thấy hai địa bàn nghiên cứu có nhiều khác biệt lớn về hiện trạng đất đai cũng như các vấn đề về thể chế. Thị trường ruộng đất ở thị xã Ngã Năm phát triển mạnh hơn do người dân có quyền đất đai khá đầy đủ, với tỷ lệ cao số thửa đất có sổ đỏ (86%). Sự phát triển của thị trường đất đai ở Ngã Năm thể hiện qua con số 39,41% đất đai ở đây có nguồn gốc từ mua bán, trong khi đó, nguồn gốc đất đai ở xã Liên Giang chủ yếu từ nhà nước cấp (80%). Nhu cầu mua và thuê ruộng đất ở Ngã Năm khá lớn so với xã Liên Giang nơi nhiều hộ gia đình muốn bán và cho thuê ruông đất hơn. Dù trải qua 2 lần dồn điền đổi thửa, đất đai ở xã Liên Giang vẫn manh mún hơn (2,68 so với 2,03). Tỷ lệ diện tích mong muốn được chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở xã Liên Giang cao hơn so với thị xã Ngã Năm (người dân mong muốn chuyển đổi đất ruộng kém hiêu quả sang trồng cây ăn quả hoặc hoa màu). Áp lực bỏ ruộng đang ngày càng lớn ở xã Liên Giang. Một tỷ lệ lớn các hộ gia đình sẽ không có sinh kế ổn định nếu không có ruộng đất.

 

ThS. Đặng Thị Bích Thảo, nghiên cứu sinh trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản trình bày online

Tiếp theo, ThS. Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi, thành viên Liên minh Nông nghiệp trình bày bài tham luận với chủ đề “Quyền đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp”. ThS. Trương Quốc Cần đề nghị, đánh giá lại một cách thấu đáo về vai trò của đất đai, nông nghiệp trong giai đoạn mới. “Để thúc đẩy nguồn cung cho thị trường giao dịch đất nông nghiệp, cần gỡ bỏ các rào cản cứng nhằm hạn chế việc giao dịch đất nông nghiệp, thay vào đó là các chế tài đảm bảo việc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích sử dụng đất. Xây dựng trung tâm hỗ trợ giao dịch đất nông nghiệp, thực hiện chức năng cung cấp thông tin, hỗ trợ định giá, thiết kế hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong quá giao dịch đất đai giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế”.

ThS. Trương Quốc Cần

Bài tham luận với chủ đề “Xu hướng dịch chuyển lao động ở khu vực cao su tiểu điền và chính sách thích ứng trong bối cảnh hiện nay” của TS. Hoàng Thị Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm Kinh tế học, Viện KHXH vùng Nam Bộ là bài tham luận cuối cùng của Diễn đàn Nông nghiệp Mùa thu 2020. TS. Hoàng Thị Thu Huyền cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát dịch Covid-19 tốt nhất trong khu vực cũng như trên thế giới, nên vấn đề lao động trong ngành cao su ít bị ảnh hưởng của tình hình trong nước. Tuy nhiên, ngành cao su Việt Nam nói chung với khoảng 80% sản lượng xuất khẩu thì sự ảnh hưởng của thị trường thế giới vô cùng lớn. Vì thế lao động cao su tiểu điền với thực trạng, xu hướng chuyển dịch và vấn đề phải đối mặt trong tương lai, sẽ phải có những ứng phó nhất định trong bối cảnh này. Trước hết, cần giải quyết các vấn đề căn bản liên quan đến lao động mà thực tế đặt ra qua kết quả nghiên cứu bằng các chính sách đối với ngành cao su và cao su tiểu điền.

Diễn đàn kết thúc sau phần tổng kết của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành.

 

Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020

Một số hình ảnh khác của Diễn đàn

Media Clipping:

1. Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19  

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/dinh-huong-chinh-sach-nong-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-dich-covid-19-625054

2. Đề xuất thúc đẩy nguồn cung cho thị trường giao dịch đất nông nghiệp           

https://www.sggp.org.vn/de-xuat-thuc-day-nguon-cung-cho-thi-truong-giao-dich-dat-nong-nghiep-698519.html

3. Diễn Đàn Nông Nghiệp Mùa Thu 2020: Tìm Kiếm Hướng Đi Trong Bối Cảnh Đại Dịch   

https://thuonghieumoi.vn/dien-dan-nong-nghiep-mua-thu-2020-tim-kiem-huong-di-trong-boi-canh-dai-dich/

4. Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19           

https://vjst.vn/vn/_layouts/15/ICT.Webparts.TCKHCN/mt_poup/Intrangweb.aspx?IdNews=4059

5. Những nghịch lý trong sản xuất nông nghiệp               

https://theleader.vn/nhung-nghich-ly-trong-san-xuat-nong-nghiep-1606722242170.htm

6. Phát triển nông nghiệp cần nhanh hay bền vững?     

https://theleader.vn/phat-trien-nong-nghiep-can-nhanh-hay-ben-vung-1606103154023.htm

7. Nhiều cơ hội cho nông nghiệp trong bối cảnh COVID-19         

https://thitruongtaichinhtiente.vn/nhieu-co-hoi-cho-nong-nghiep-trong-boi-canh-covid-19-32617.html

8. Nông nghiệp xoay xở giữa mùa dịch

http://antt.vn/nong-nghiep-xoay-xo-giua-mua-dich-303904.htm

9. Gỡ rào cản giao dịch đất nông nghiệp             

https://vneconomy.vn/go-rao-can-giao-dich-dat-nong-nghiep-20201124161449605.htm

10. Làm gì để hộ nông dân nhỏ phục hồi sản xuất cuối năm?     

https://thoibaokinhdoanh.vn/hop-tac-xa/lam-gi-de-ho-nong-dan-nho-phuc-hoi-san-xuat-cuoi-nam-1074861.html

11. Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19      

https://thuonghieucongluan.com.vn/dinh-huong-chinh-sach-nong-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-a119618.html

12. Chuyên nghiệp hóa hộ nông dân để nông nghiệp sống khỏe sau Covid-19   

https://thoibaonganhang.vn/chuyen-nghiep-hoa-ho-nong-dan-de-nong-nghiep-song-khoe-sau-covid-19-108889.html

13. Chính sách nông nghiệp: Không chỉ ra đâu là tiền và lấy tiền đâu để làm…     

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chinh-sach-nong-nghiep-khong-chi-ra-dau-la-tien-va-lay-tien-dau-de-lam-20201119185816287.htm

14. Rà soát, định hướng chính sách cho nông nghiệp hậu Covid-19         

http://nhipcaunhanong.vn/tin-tuc/ra-soat-dinh-huong-chinh-sach-cho-nong-nghiep-hau-covid-19.html

15. Nông nghiệp xoay xở giữa mùa dịch

https://www.tienphong.vn/kinh-te/nong-nghiep-xoay-xo-giua-mua-dich-1752473.tpo

16. Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19

http://www.isgmard.org.vn/Detailnews.aspx?NewsID=845&CM=CM001&CategoryID=CA001&subCategoryID=SC053

17. Đưa hộ nông dân nhỏ vào chuỗi giá trị trong bối cảnh dịch COVID-19              

https://bnews.vn/dua-ho-nong-dan-nho-vao-chuoi-gia-tri-trong-boi-canh-dich-covid-19/178302.html

18. Diễn đàn nông nghiệp mùa thu 2020 – Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid 19.                                         

http://vov1.vov.vn/mua-vang/trong-lua-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-23112020-c135-66287.aspx

19. Đòn bẩy chính sách cho đất nông nghiệp     

https://thegioihoinhap.vn/goc-nhin/ca-phe-sang/don-bay-chinh-sach-cho-dat-nong-nghiep/

20. Lo ngại gia tăng nhập siêu từ RCEP 

https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/tin-kinh-te/tin-tuc/1929998

21. Ứng dụng công nghệ chiếu xạ để thúc đẩy xuất khẩu nông sản         

https://baotieudungantoan.vn/ung-dung-cong-nghe-chieu-xa-de-thuc-day-xuat-khau-nong-san.html

22. Bàn giải pháp để nông nghiệp sống chung cùng đại dịch Covid-19     

http://uytintieudung.com/ban-nha-nong/ban-giai-phap-de-nong-nghiep-song-chung-cung-dai-dich-covid-.html

23. Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19

https://baoangiang.com.vn/dinh-huong-chinh-sach-nong-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-dich-covid-19-a289617.html

24. Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19        

https://vjst.vn/vn/tin-tuc/4059/dinh-huong-chinh-sach-nong-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19.aspx

25. Khiếm khuyết của ngành nông nghiệp bộc lộ nhiều qua dịch Covid-19           

https://vnfxtoday.com/khiem-khuyet-cua-nganh-nong-nghiep-boc-lo-nhieu-qua-dich-covid-19/

26. Chính sách nào cho nông nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19? 

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-11-19/chinh-sach-nao-cho-nong-nghiep-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-95501.aspx

27. Đất Nông nghiệp: Manh mún từ thực tế tới chính sách, lại cần sửa luật tiếp?              

https://khoahocdoisong.vn/dat-nong-nghiep-manh-mun-tu-thuc-te-toi-chinh-sach-lai-can-sua-luat-tiep-158291.html

28. Gỡ rào cản giao dịch đất nông nghiệp           

https://baomoi.com/go-rao-can-giao-dich-dat-nong-nghiep/c/37128397.epi

29. Khiếm khuyết của ngành nông nghiệp bộc lộ nhiều qua dịch Covid-19           

https://baomoi.com/khiem-khuyet-cua-nganh-nong-nghiep-boc-lo-nhieu-qua-dich-covid-19/c/27903438.epi

30. Gỡ vướng mắc chính sách để giải phóng tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp             

https://theleader.vn/go-vuong-mac-chinh-sach-de-giai-phong-tiem-nang-su-dung-dat-nong-nghiep-1605950882576.htm

31. Chính sách vượt bão Covid-19 của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản      

https://theleader.vn/chinh-sach-vuot-bao-covid-19-cua-doanh-nghiep-san-xuat-kinh-doanh-nong-san-1606223532398.htm

32. Đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi giá trị nông sản Việt      

http://www.auditnews.vn/thi-truong/dai-dich-covid-19-lam-dut-gay-chuoi-gia-tri-nong-san-viet-146172

33. Khiếm khuyết của ngành nông nghiệp bộc lộ nhiều qua dịch Covid-19           

https://www.vietdata.vn/khiem-khuyet-cua-nganh-nong-nghiep-boc-lo-nhieu-qua-dich-covid-191140852938

34. Đưa hộ nông dân nhỏ vào chuỗi giá trị          

https://baotintuc.vn/kinh-te/dua-ho-nong-dan-nho-vao-chuoi-gia-tri-20201119140419101.htm

35. “Chính sách không thiếu nhưng tính khả thi không cao"       

https://www.daibieunhandan.vn/chinh-sach-khong-thieu-nhung-tinh-kha-thi-khong-cao-dlbc30ppdl-50321

36. Bàn giải pháp để nông nghiệp sống chung cùng đại dịch Covid-19     

https://baomoi.com/ban-giai-phap-de-nong-nghiep-song-chung-cung-dai-dich-covid-19/c/37074981.epi

37. Rà soát, định hướng chính sách cho nông nghiệp hậu Covid-19         

https://congthuong.vn/ra-soat-dinh-huong-chinh-sach-cho-nong-nghiep-hau-covid-19-147818.html

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image