Tải tài liệu Hội thảo tại ĐÂY
Ảnh diễn đàn được cập nhật liên tục tại ĐÂY
Tham dự Hội thảo có đầy đủ của các thành viên nhóm Nghiên cứu cùng với các đại điện đến từ Tổ chức Oxfam Việt Nam. Về phía các vị chuyên gia có sự xuất hiện của TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia Kinh tế cao cấp; TS. Nguyễn Việt Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong; TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính; ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC); PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Chuyên gia Phân tích Chính sách tài chính, Học viện Tài chính; TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng, VEPR và PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng nhóm Nghiên cứu. Hội thảo cũng thu hút sự quan tâm của lãnh đạo và đại diện các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu, các tổ chức quốc tế đang làm việc tại Việt Nam, các Hội và Hiệp hội, các doanh nghiệp, và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí.
Toàn cảnh Hội thảo
Mở đầu toạ đàm, PGS.TS. Nguyễn Quốc Việt đã phát biểu khai mạc hội thảo, đồng thời bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới nhà tài trợ Oxfam đã đồng hành và hỗ trợ Liên minh VATJ cả về mặt tài chính và kỹ thuật của dự án nghiên cứu trong thời gian qua. Ông đánh giá cao những nỗ lực của đội ngũ nghiên cứu viên VEPR đã thực hiên nghiên cứu trong thời gian ngắn nhưng rất hiệu quả.
TS. Nguyễn Quốc Việt phát biểu khai mạc
Tiếp theo chương trình, Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao Chương trình Quản trị, Tổ chức Oxam tại Việt Nam cũng có bài phát biểu chào mừng. Bà Hương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần phải nhìn nhận lại để điều chỉnh các sắc thuế sao cho bình đằng trong thời điểm này, khi Việt Nam chuẩn bị đưa ra những cải cách thuế mới cho năm 2021 cũng như các năm tiếp theo, sau khi đã thực hiện việc cải cách thuế trong giai đoạn từ 2010-2020 (hiện đã kết thúc).
Bà Nguyễn Thu Hương phát biểu chào mừng
Phần nội dung của Nghiên cứu được chia làm hai phần. Đầu tiên, PGS.TS Phạm Thế Anh, trưởng nhóm Nghiên cứu trình bày về Những khuynh hướng thay đổi của hệ thống thuế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết tỷ trọng của thuế trực thu đã giảm liên tục trong giai đoạn 2012 – 2017, từ 44,6% năm 2012 xuống chỉ còn 33,8% năm 2017. Điều này phần nào giảm đi tính lũy tiến của hệ thống thuế Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 – 2019 số liệu ước tính của Bộ Tài chính cho thấy tỷ trọng thuế trực thu có xu hướng tăng trở lại, ước đạt 38,9% năm 2019. Ông cho biết tỷ trọng thuế trực thu của Việt Nam trên GDP cũng giảm từ mức 10% năm 2006 xuống mức khoảng 5,67% năm 2017. Trong giai đoạn 2018-2019, tỷ trọng của thuế trực thu trên GDP có xu hướng tăng trở lại, lần lượt đạt các mức 6,85% và 6,99% GDP. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất mặc dù đang có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân chính đó là do việc áp dụng ngày càng nhiều các ưu đãi thuế cho khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Thuế thu nhập cá nhân đã tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đóng góp khiêm tốn trong tổng thu ngân sách.
PGS.TS. Phạm Thế Anh
Tiếp theo, ông Nguyễn Đức Hiếu, thành viên Nhóm nghiên cứu phân tích Gánh nặng thuế lên các hộ gia đình tại Việt Nam. Ông cho biết hiện Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhất trong nhóm các nước tương tự trong ASEAN, nhưng tỷ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam là cao nhất. Điều này cho thấy gánh nặng thuế tại Việt Nam đang rất cao và cần có sự thay đổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó, cần phải xây dựng cải cách thuế hướng đến việc thu thuế thu nhập một cách hiệu quả hơn thay vì mở rộng cơ sở đối với các loại thuế gián thu. Ông Hiếu cũng đặc biệt nhất mạnh rằng thuế GTGT chiếm vai trò quan trọng nhất trong gánh nặng thuế, phí đối với các hộ gia đình Việt Nam. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 6.28% thu nhập của họ để đóng loại thuế này. Còn nếu tính theo cách chia thập phân vị về chi tiêu, gánh nặng thuế GTGT phân bố đồng đều ở mức khoảng 7%. “Thuế VAT sẽ có tính chất lũy thoái, tác động mạnh đến nhóm thu nhập thấp, vốn phụ thuộc nhiều vào các hàng hóa tiêu thụ”, ông nói thêm.
Ông Nguyễn Đức Hiếu trình bày những phát hiện chính của nghiên cứu
Hội thảo tiếp tục với phiên thảo luận bàn tròn của các chuyên gia và toàn thể khách mời tham dự. Bàn về khả năng áp dụng thuế tài sản tại Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Tuyến, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính cho biết đây là loại thuế cổ xưa nhất của các loai thuế. Hiện Việt Nam chưa có quy định về thuế tài sản nhưng đã đánh một số loại thuế liên quan tới tài sản như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp... Trong vòng 10 năm qua, Bộ Tài chính cũng đã dự thảo thuế tài sản và thảo luận vấn đề này nhưng vẫn chưa ban hành được. Loại thuế lớn nhất là đánh vào đất đai nhưng ở Việt Nam không dễ thu vì thiếu sự đồng bộ giữa các bộ luật. Chẳng hạn Luật Đất đai quy định giá đất do nhà nước ban hành để làm căn cứ xác định giá tính thuế trong hoạt động chuyển nhượng, chuyển đổi. Tuy nhiên, giá nhà đất lại do thị trường quyết định là chính. TS Nguyễn Ngọc Tuyến lấy dẫn chứng, giá thị trường 1m2 đất ở Hà Nội có nơi là 2 tỷ đồng, có nơi 1 tỷ đồng nhưng khung giá UBND TP Hà Nội lúc cao nhất khoảng 200 triệu đồng. Chênh nhau gần chục lần vậy ban hành luật thuế tài sản thì căn cứ vào lá nào, 200 triệu đồng hay 2 tỷ đồng? Vậy thì căn cứ vào đâu để tính thuế. “Chưa kể, còn một vấn đề nữa là trường hợp được hưởng một căn biệt thự từ hồi từ ông bà để lại có giá trị lên tới mấy trăm tỷ trong khi thu nhập chỉ có 10 triệu đồng/tháng. Vậy đánh thuế trên cái nhà 100 tỷ ấy như thế nào? Thu nhập không đủ để đánh thuế”, ông nói thêm.
Ông Nguyễn Ngọc Tuyến
Chuyên gia kinh tế cao cấp, TS. Lê Đăng Doanh bày tỏ tính cấp thiết của những nghiên cứu chuyên sâu hơn về phần chi trong hệ thống thuế, hiện tai mới đang tiếp cận đến khía cạnh thu thuế. Ông cũng bày tỏ lo ngại về xu hướng nổi lên của nền kinh tế số, nền kinh tế tạm thời (gig economy) đang rất phát triển ở Việt Nam, điều này đặt ra những khó khăn, thách thức lớn cho các chính phủ Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo của quá trình cải cách hệ thống thuế.
TS. Lê Đăng Doanh
TS. Nguyễn Việt Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong giải thích thêm phương pháp tính toán gánh nặng thuế lên các hộ gia đình tại Việt Nam dựa trên bộ dữ liệu VHLSS trong khuôn khổ của Nghiên cứu. Ông nhấn mạnh, bộ dữ liệu VHLSS được sử dụng để đánh giá mức sống của các hộ gia đình tại Viêt Nam, do đó việc sử dụng bộ dữ liệu này để đánh giá gánh nặng thuế là rất phức tạp, công phu và mất nhiều thời gian để chế biến dữ liệu tính toán. “Các hộ gia đình Việt Nam, đặc biệt ở nông thôn, phần tự sản xuất và tự tiêu dùng rất lớn, cần tách ra khỏi VAT để đánh giá chính xác hơn. Về thuế tiêu thụ đặc biệt (đánh vào các mặt hàng như thuốc lá, rượu, bia), theo kết quả nghiên cứu, những hộ gia đình thu nhập thấp lại có phần đóng góp thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều nhất. Tuy nhiên, những mặt hàng này không được sử dụng nhiều bởi các hộ nghèo, đặc biệt là ở quê thường mua rượu tự nấu vì vậy nhóm nghiên cứu cần xem xét lại những tính toán ở phần này.”, TS. Nguyễn Việt Cường nhận xét thêm.
TS. Nguyễn Việt Cường
Một số hình ảnh khác của Hội thảo:
Media Clipping:
- Người nghèo đang phải đóng thuế VAT nhiều hơn
http://lamdongtv.vn/tin-tuc-n9616/nguoi-ngheo-dang-phai-dong-thue-vat-nhieu-hon.html
- Cần hướng tới một hệ thống thuế công bằng
http://www.baobaohiemxahoi.vn/vi/tin-chi-tiet-can-huong-toi-mot-he-thong-thue-cong-bang-1d7e70bb.aspx
- Tỉ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam duy trì ổn định
https://dangcongsan.vn/kinh-te/ti-trong-thu-thue-trong-tong-thu-ngan-sach-cua-viet-nam-duy-tri-on-dinh-570091.html
- Hội thảo khoa học hướng tới công bằng thuế
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/hoi-thao-khoa-hoc-huong-toi-cong-bang-thue-628349/
- Không khả thi khi mở rộng các sắc thuế
https://saigondautu.com.vn/kinh-te/khong-kha-thi-khi-mo-rong-cac-sac-thue-86811.html
- Các nguồn thu không phải từ thuế tăng tương đối trong cơ cấu thu ngân sách
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/cac-nguon-thu-khong-phai-tu-thue-tang-tuong-doi-trong-co-cau-thu-ngan-sach-d17542.html
- Đề xuất đánh thuế hoạt động tâm linh
https://theleader.vn/de-xuat-danh-thue-hoat-dong-tam-linh-1608195630623.htm
- Chuyên gia VEPR: Gánh nặng thuế tại Việt Nam đang quá lớn
https://vietnamfinance.vn/chuyen-gia-vepr-ganh-nang-thue-tai-viet-nam-dang-qua-lon-20180504224247297.htm
- Gánh nặng thuế đối với các gia đình Việt Nam
https://vjst.vn/vn/_layouts/15/ICT.Webparts.TCKHCN/mt_poup/Intrangweb.aspx?IdNews=4165
- Vì sao thuế tài sản đến nay vẫn chưa được ban hành?
https://www.baogiaothong.vn/vi-sao-thue-tai-san-den-nay-van-chua-duoc-ban-hanh-d489404.html
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới được ‘giảm tải’ 99.300 tỉ đồng thuế, phí
https://www.thesaigontimes.vn/td/311921/doanh-nghiep-ho-kinh-doanh-moi-duoc-%E2%80%98giam-tai%E2%80%99-99300-ti-dong-thue-phi.html
- Để có hệ thống thuế công bằng…
https://petrotimes.vn/de-co-he-thong-thue-cong-bang-592744.html
- “Sức nặng” thuế cần phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng
https://thitruongtaichinhtiente.vn/suc-nang-thue-can-phu-hop-de-thuc-day-tang-truong-32864.html
|
Bởi: Huyền (20-11-2024 11:31:04 PM)