ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, nhận bằng Thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN. Hiện ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà đang là giảng viên khoa Kinh tế quốc tế, trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN. ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài, đề án cấp cơ sở và cấp ĐH Quốc gia HN. ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà trình bày bài nghiên cứu Ngoài các chuyên gia cao cấp của VEPR: TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Phạm Sỹ Thành, Seminar còn có sự tham gia của ThS. Nguyễn Mai Thanh, Phó trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp & Hợp tác quốc tế, Bảo hiểm tiền gửi VN – DIV; ThS. Phạm Văn Đại, Ngân hàng Hàng hải, cùng các giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh các tác động tích cực thì các dòng vốn vào còn gây ra một số bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính cho nước tiếp nhận, đặc biệt là các quốc gia có mức độ tự do hóa tài khoản vốn cao. Vì vậy, hầu hết các nước đều ít nhiều sử dụng các công cụ khác nhau để quản lý và điều tiết các dòng vốn nước ngoài và các tác động của nó. Nghiên cứu cho thấy, hiện nay có 3 nhóm công cụ được sử dụng để quản lý và điều tiết các dòng vốn vào. Đó là nhóm công cụ chính sách vĩ mô (bao gồm chính sách tỷ giá, dự trữ ngoại hối, can thiệp vô hiệu, chính sách tài khóa…); nhóm các công cụ thận trọng và nhóm các công cụ kiểm soát vốn. Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng đột biến của các dòng vốn vào trong các năm 2006 – 2007 và cũng đã sử dụng một số các công cụ để điều tiết các dòng vốn và tác động của chúng. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này chưa cao. Đặc biệt là các công cụ kiểm soát vốn (capital controls) chưa được sử dụng nhiều và hiệu quả. Bài nghiên cứu này tập trung xem xét tác động của các dòng vốn vào đến nền kinh tế Việt Nam và các chính sách đối phó của Việt Nam trong việc quản lý và điều tiết các dòng vốn vào. Trên cơ sở đó đưa ra một vài khuyến nghị về việc sử dụng các công cụ quản lý và điều tiết các dòng vốn vào trong thời gian tới. Đan xen với phần trình bày của ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà là những góp ý của các chuyên gia phản biện cũng như các nghiên cứu viên nhằm giúp bài nghiên cứu hoàn thiện hơn về cả nội dung và hình thức. Download tài liệu tại ĐÂY |