Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Ba, 19/03/2024 02:18

Đại diện VEPR tham dự hội thảo “Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hongkong và bản nâng cấp ACFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp”.

10:22:00 05/04/2018

Sáng ngày 05/04/2018, TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) đã trình bày tham luận mang tên “Sự hiện diện của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Làm thế nào để được lợi?” tại Hội thảo “Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hongkong và bản nâng cấp ACFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp”.

 

Hội thảo “Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – HongKong và bản nâng cấp ACFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp”

Sáng ngày hôm nay (05/04/2018), tại Khách sạn Sài Gòn, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp (CSED), Uỷ ban Truyền thông – Thương hiệu đã tổ chức Hội thảo mang tên “Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – HongKong và bản nâng cấp ACFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp”.

Mở đầu chương trình, ông Phạm Bình An – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo.

Từ trái sang phải: Ông Phạm Bình An, Bà Phùng Thị Lan Phương, Bà Bùi Kim Thuỳ, Ông Phạm Sỹ Thành, Ông Phạm Ngọc Hưng

Sau phần phát biểu của ông Phạm Bình An, Hội thảo đi vào nội dung chính với bài trình bày của Bà Phùng Thị Lan Phương – Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI với chủ đề “Giới thiệu Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hongkong và Bản nâng cấp FTA ASEAN – Trung Quốc”. Bà Phương đã giới thiệu rất chi tiết và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý trong AHKFTA, bản nâng cấp ACFTA và các hiệp định, thoả thuận khác. Tiếp Theo chương trình, Bà Bùi Kim Thuỳ – Chuyên gia Hội nhập kinh tế quốc tế đã trình bày Một số giải pháp để tận dụng ưu đãi thuế quan trong AHKFTA và ACFTA, gồm: (1) Các quy tắc xuất xứ mới trong bản nâng cấp ACFTA, (2) Quy tắc xuất xứ và các lợi ích từ AHKFTA. Bà Thuỳ cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ ràng mã HS (mã số hàng hóa), hàng hóa sản xuất cần đáp ứng quy tắc xuất xứ, có C/O ưu đãi tự chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm được sản xuất/sở hữu bởi cá nhân/doanh nghiệp, tối ưu hóa lợi ích từ ưu đãi thuế quan FTA, kích thích việc tìm kiếm nguyên phụ liệu và sản xuất tại các nền kinh tế thành viên (FTA).

Kết thúc phần một và nghỉ giải lao giữa giờ, Hội thảo tiếp tục bằng phần hai với bài tham luận của TS. Phạm Sỹ Thành với chủ đề “Sự hiện diện của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Làm thế nào để được lợi?”

TS. Phạm Sỹ Thành trình bày tham luận

Theo TS. Phạm Sỹ Thành, Sáng kiến Vành đai, Con đường sẽ đem đến những tác động tích cực tới Đông Nam Á như: Tạo ra sự cạnh tranh về cung cấp tín dụng phát triển cho các nước đang phát triển, tác động đến mức độ liên kết của khu vực, tác động về thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Tuy nhiên sáng kiến này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến liên kết ASEAN trong các vấn đề an ninh chiến lược của khu vực, gây ra các vấn đề về môi trường và vấn đề lao động Trung Quốc.

Hội thảo tiếp tục với bài tham luận thứ tư “Những rủi ro pháp lý trong kinh doanh với thị trường và doanh nghiệp Trung Quốc” được trình bày bởi ông Phạm Ngọc Hưng – Luật sư Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.

Minh Hòa

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image