Tài liệu được đăng tại đây Ảnh được cập nhập liên tục tại đây Mở đầu Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2019, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã phát biểu khai mạc. Đại diện cơ quan điều phối Liên minh Nông nghiệp, ông Nguyễn Đức Thành cho biết, Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2019 là sự kiện lớn nhất trong năm của chuỗi các Diễn đàn chính sách nông nghiệp Việt Nam (VAPF), là nơi quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người nông dân, giới truyền thông nhằm cùng thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo ông Thành, chủ đề về chính sách đất đai, nhất là trong nông nghiệp là rất quan trọng bởi liên quan thiết thực tới quyền lợi của người nông dân và các vấn đề xã hội. PGS. TS. Nguyễn Đức Thành phát biểu khai mạc hội thảo Sau phần phát biểu khai mạc, PGS. TS. Vũ Trọng Khải, thành viên Liên minh Nông nghiệp, nguyên hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TP.HCM, thuộc Bộ NNPTNT trình bày bài tham luận "Định hướng hoàn thiện chính sách đất đai để phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay". PGS.TS Vũ Trọng Khải nhấn mạnh: “muốn khắc phục những vấn đề đã nảy sinh và đang tồn tại của các chính sách hiện hành, nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển nông nghiệp sang một giai đoạn mới, cao hơn cần phải dựa trên những tư duy kinh tế mới, với những khái niệm về thuật ngữ chính xác để có tư duy đúng đắn, từ đó chúng ta mới có cơ sở khoa học để đánh giá, phát hiện vấn đề và nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục”. Theo PGS. TS. Vũ Trọng Khải, hình thức khoán hộ, bản chất là tái lập trang trại gia đình trong lòng doanh nghiệp, có thể mạnh trong việc phát huy được ưu thế của trang trại gia đình trong các khâu sản xuất mang tính sinh học và ưu thế của doanh nghiệp trong khâu dịch vụ đầu vào - đầu ra của kinh doanh nông nghiệp, vừa khắc phục được nhược điểm của trang trại gia đình có quy mô nhỏ và của doanh nghiệp có quy mô lớn, xóa bỏ được cấp quản lý trung gian.
PGS. TS. Vũ Trọng Khải Tiếp theo chương trình, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT trình bày bài tham luận về chủ đề "Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Rào cản với sản xuất nông nghiệp hàng hóa". TS. Thắng nhấn mạnh rào cản chính sách trong tích tụ và tập trung đất trong nông nghiệp nằm ở hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Ví dụ, người có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất lại không được nhận chuyển quyền vượt hạn mức cho phép, khiến nhiều trường hợp như bị "trói tay" bởi chính sách. Bên cạnh đó, mức thuế và phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp bị áp chung như các bất động sản khác. "Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân trong nước không được giao mà chỉ được thuê đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, quyền tài sản đối với đất nông nghiệp chưa được bảo đảm như các loại đất khác" - ông Thắng chỉ rõ. TS. Trần Công Thắng Sau đó, TS. Bùi Hải Thiêm, Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có phần trình bày hết sức hấp dẫn về chủ đề "Một số góc nhìn đương đại về chính sách dịch chuyển đất đai theo hướng tích tụ, tập trung và tác động". Ông cho rằng, Luật Đất đai mới nên thay thế quyền chuyển đổi và quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp bằng quyền mua bán, xây dựng các trung tâm hỗ trợ chuyển giao đất nông nghiệp để tạo thuận lợi cho quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất theo nhiều hình thức (chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn hợp tác…), đồng thời thiết lập hệ thống quản lý điện tử cung cấp thông tin số hóa về quyền sử dụng đất và giao dịch nhằm minh bạch thị trường đất nông nghiệp. TS. Bùi Hải Thiêm Diễn giả cuối cùng trình bày trong phiên buổi sáng là TS. Nguyễn Hữu Thọ, phó trưởng ban Nghiên cứu Kinh tế ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương trình bày bài tham luận "Một số khó khăn trong tích tụ và tập trung ruộng đất: trường hợp nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng". Ông cho rằng cần phải giải tỏa những rào cản bất cập trong chính sách đất đai hiện nay mới có thể tạo đà cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định. Ông liệt kê một số bất cập về hạn mức nhận chuyển nhượng sử dụng đất nông nghiệp, quy định về doanh nghiệp trong nước không được giao đất có thu tiền sử dụng đất nông nghiệp mà chỉ được thuê đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất… “Tôi lấy ví dụ, Luật Đất đai không cho phép xây dựng các công trình kiên cố phục vụ sản xuất trên đất lúa, trong khi sản xuất nông nghiệp quy mô lớn rất cần xây dựng những kho bãi diện tích lớn, khu nông nghiệp công nghệ cao cũng cần phải có quỹ đất lớn… Quy định như vậy rõ ràng đang cản trở mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Và như vậy, doanh nghiệp họ không mặn mà” - TS Nguyễn Hữu Thọ nhấn mạnh. TS. Nguyễn Hữu Thọ Trước khi nghỉ giải lao, diễn đàn bước vào phiên thảo luận bàn tròn vô cùng sôi nổi cùng các chuyên gia (từ trái sang): TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế, Biên tập viên cao cấp, Phó Vụ trưởng, Thư ký Hội đồng khoa học nghiệp vụ, Ban Tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân; TS. Hoàng Thị Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm Kinh tế học, Viện KHXH vùng Nam Bộ; TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Thành viên Liên minh Nông nghiệp, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch; PGS.TS Vũ Trọng Khải, thành viên Liên minh Nông nghiệp, nguyên hiệu trưởng, trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và ơhát triển nông thôn II tại TP.HCM; Bà Hoàng Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Thành viên Liên minh Nông nghiệp, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu inh tế và Chính sách chủ tọa. Phiên thảo luận buổi sáng Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, TS. Hoàng Thị Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm Kinh tế học, Viện KHXH vùng Nam Bộ trình bày bài tham luận "Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp và sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp - nghiên cứu trường hợp cây điều tỉnh Bình Phước". Từ quá trình khảo sát sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm với cây điều ở tỉnh Bình Phước, bà chỉ ra rằng yếu tố cần thiết đầu tiên để sản xuất theo chuỗi giá trị chính là quy mô sản xuất phải đủ lớn. Do đó, vấn đề tích tụ, tập trung đất đai nông nghiệp hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. "Trong bối cảnh cạnh tranh của ngành hàng nông sản ngày càng gay gắt hơn, cùng với các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, thì vấn đề quy mô sản xuất càng phải được quan tâm hơn" - bà Huyền nói. Bà Hoàng Thị Thu Huyền dẫn chứng kết quả khảo sát ở Bình Phước cho thấy diện tích cây điều hiện nay của tỉnh dao động từ khoảng 134.000 - 180.000 ha nhưng diện tích điều nhỏ, manh mún vẫn chiếm phần lớn khi có tới hơn 77.600 hộ trồng phân tán. Chính đặc điểm này đã làm cho cây điều khó phát triển như kỳ vọng. TS. Hoàng Thị Thu Huyền Tiếp theo, TS. Nguyễn Vinh Quang, Chuyên gia nghiên cứu, Tổ chức Forest Trends đã trình bày bài tham luận với chủ đề "Mô hình hộ dân góp đất trồng cao su tại Sơn La - thực trạng và các vấn đề chính sách" . Ông nhấn mạnh rằng liên kết (hộ dân - công ty) là một cơ chế để tập trung đất đai, nhưng tích tụ tập trung đất đai không phải luôn thành công! Đói nghèo hiện nay tại Việt Nam phần lớn do thiếu đất sản xuất. Do vậy cần thiết phải quan tâm đến các hộ dân. TS. Nguyễn Vinh Quang Phần trình bày chủ đề "Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp của các nông hộ hướng tới tập trung sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp" của ThS. Đặng Thị Bích Thảo, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách là bài tham luận cuối cùng của Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2019. Bà Thảo cho rằng các chính sách hiện nay của Chính phủ có xu hướng khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp trong khi vẫn chưa thực sự quan tâm đến vai trò của các nông hộ. Bà Thảo dẫn chứng một loạt nghiên cứu định lượng trên thế giới cho thấy, nông hộ (trang trại gia đình, farm-household, family farm), với đặc trưng là chủ yếu sử dụng sức lao động của các thành viên trong gia đình, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại hình khác như trang trại nhà nước, công ty nông nghiệp có sử dụng các cấp quản lý trung gian. Bà Thảo phân tích về đặc trưng của ngành nông nghiệp yêu cầu phải “nhất thì, nhì thục”, cần người lao động phải có trách nhiệm cao với cây trồng, vật nuôi của mình; do đó, nông hộ có những ưu thế vượt trội so với các loại hình khác trong canh tác nông nghiệp. Trong bài trình bày của mình, Bà Thảo cũng phân tích về hiện trạng ruộng đất manh mún của các nông hộ ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các sửa đổi chính sách để hỗ trợ nông hộ tích tụ và tập trung ruộng đất, trở thành các nông dân chuyên nghiệp trong tương lai. ThS. Đặng Thị Bích Thảo Sau các bài tham luận buổi chiều, Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu bước vào phần thảo luận bàn tròn thứ hai. Các chuyên gia tham dự thảo luận gồm (từ trái sang): ThS. Đặng Thị Bích Thảo, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách; TS. Nguyễn Vinh Quang, Chuyên gia nghiên cứu, Tổ chức Forest Trends; ông Lê Đức Thịnh , Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; TS. Hoàng Thị Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm Kinh tế học, Viện KHXH vùng Nam Bộ và PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởngViện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách. PGS.TS Nguyễn Đức Thành điều hành phiên thảo luận.
Phiên thảo luận buổi chiều Diễn đàn kết thúc sau phần tổng kết của PGS. TS. Nguyễn Đức Thành. Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2019 Một số hình ảnh khác của Diễn đàn
Bà Hoàng Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường
TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia Kinh tế, Biên tập viên Cao cấp, Phó Vụ trưởng, Thư ký Hội đồng khoa học nghiệp vụ, Ban Tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân
PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Thành viên Liên minh Nông nghiệp, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch
Ông Lê Đức Thịnh , Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
TS. Hoàng Thị Thu Huyền trả lời phỏng vấn báo chí
PGS. TS. Nguyễn Đức Thành trả lời phỏng vấn báo chí
Ông Hoàng Xuân Trường Phó Ban Dự án Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO) Media Clipping Truyền hình 1. Đài phát thanh và truyền hình Đồng Nai http://dnrtv.org.vn/tin-tuc-n6530/dien-dan-nong-nghiep-mua-thu.html 2. Đài phát thanh và truyền hình Vĩnh Long https://www.youtube.com/watch?v=QIZAkRgOKo4 3. Đài phát thành và truyền hình Đồng Tháp https://www.youtube.com/watch?v=x-3AjL39W1g 4. Truyền hình nhân dân https://nhandantv.vn/dien-dan-nong-nghiep-mua-thu-n120481.htm Báo điện tử 1. Phát triển nông nghiệp còn vướng nhiều rào cản chính sách đất đai https://bnews.vn/dien-dan-nong-nghiep-mua-thu-2019/138118.html 2. Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2019 https://vovworld.vn/vi-VN/kinh-te/dien-dan-nong-nghiep-mua-thu-2019-795567.vov 3. Phát triển nông nghiệp cần nhiều cải cách trong chính sách đất đai https://baomoi.com/phat-trien-nong-nghiep-can-nhieu-cai-cach-trong-chinh-sach-dat-dai/c/32691406.epi 4. Phát huy quyền sử dụng đất nông nghiệp nâng cao kinh tế http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Phat-huy-quyen-su-dung-dat-nong-nghiep-nang-cao-kinh-te/378208.vgp 5. Phát triển nông nghiệp cần nhiều cải cách trong chính sách đất đai https://congluan.vn/phat-trien-nong-nghiep-can-nhieu-cai-cach-trong-chinh-sach-dat-dai-post69650.html 6. Phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp còn vấp nhiều rào cản http://tapchithue.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/16841.html 7. Phát triển nông nghiệp hàng hóa còn vướng vì chính sách đất đai https://vov.vn/kinh-te/phat-trien-nong-nghiep-hang-hoa-con-vuong-vi-chinh-sach-dat-dai-970577.vov 8. Nhiều rào cản chính sách đất đai cản trở phát triển nông nghiệp http://cand.com.vn/Kinh-te/Nhieu-rao-can-chinh-sach-dat-dai-can-tro-phat-trien-nong-nghiep-566994/ 9. Nông nghiệp khó sản xuất lớn vì vướng chính sách đất đai http://thoibaonganhang.vn/nong-nghiep-kho-san-xuat-lon-vi-vuong-chinh-sach-dat-dai-93826.html 10. Chính sách đất đai cản trở đầu tư vào nông nghiệp http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=427934 11. Phát triển nông nghiệp: Cần gỡ bỏ những rào cản từ chính sách đất đai http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-10-24/phat-trien-nong-nghiep-can-go-bo-nhung-rao-can-tu-chinh-sach-dat-dai-78096.aspx 12. Chính sách đất đai và phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập https://dantocmiennui.vn/chinh-sach/chinh-sach-dat-dai-va-phat-trien-nong-nghiep-trong-boi-canh-hoi-nhap/279140.html 13. Chính sách đất đai và phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập http://vanhien.vn/news/chinh-sach-dat-dai-va-phat-trien-nong-nghiep-trong-boi-canh-hoi-nhap-72714 14. Nông dân phải chuyên nghiệp mới có nguồn cầu về tích tụ và tập trung đất đai https://vietnambiz.vn/nong-dan-phai-chuyen-nghiep-moi-co-nguon-cau-ve-tich-tu-va-tap-trung-dat-dai-20191025080029647.htm 15. Đất đai để dành sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp http://hoinhabaovietnam.vn/Dat-dai-de-danh-se-kho-hinh-thanh-thi-truong-dat-nong-nghiep_n55946.html 16. Doanh nghiệp phải lãnh đạo chuỗi mới thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam hội nhập https://baodoanhnhantre.vn/doanh-nghiep-phai-lanh-dao-chuoi-moi-thuc-day-nong-nghiep-viet-nam-hoi-nhap-171696.html 17. Nông nghiệp khó phát triển vì chính sách đất đai https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/nong-nghiep-kho-phat-trien-vi-chinh-sach-dat-dai-1061912.html 18. Phát huy quyền sử dụng đất nông nghiệp nâng cao kinh tế https://www.tin247.com/phat_huy_quyen_su_dung_dat_nong_nghiep_nang_cao_kinh_te-3-26414708.html 19. Phát huy quyền sử dụng đất nông nghiệp nâng cao kinh tế https://vietbao.vn/Kinh-te/Phat-huy-quyen-su-dung-dat-nong-nghiep-nang-cao-kinh-te/320378204/87/ 20. Đất đai để dành sẽ khó hình thành thị trường đất nông nghiệp https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2634812 21. Gỡ rào cản từ chính sách đất đai http://kinhtedothi.vn/go-rao-can-tu-chinh-sach-dat-dai-355861.html 22. Nghèo khó trên đất đai phì nhiêu https://nld.com.vn/kinh-te/ngheo-kho-tren-dat-dai-phi-nhieu-20191024224005941.htm |