Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Ba, 24/12/2024 08:18

Hội thảo Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017 “ĐẨY NHANH CẢI CÁCH VÌ MỘT NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO”

16:33:00 16/06/2017

Sáng ngày 16/6/2017, tại Khách sạn Pan Pacific, Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB – VNU) cùng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017.

Tải tài liệu Hội thảo bản Tiếng Việt TẠI ĐÂY, bản Tiếng Anh TẠI ĐÂY.

Xem video tường thuật trực tiếp Hội thảo (4 tiếng) với phần trình bày cùng nhiều ý kiến chuyên gia TẠI ĐÂY.

Album ảnh hội thảo xem TẠI ĐÂY

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017, với tiêu đề “Đẩy nhanh Cải cách vì một Nhà nước Kiến tạo”, được thực hiện trong bối cảnh tăng trưởng có xu hướng chững lại, năng suất nền kinh tế chậm cải thiện. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 5 (Tháng 6/2017) về các vấn đề kinh tế lớn, đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, thị trường và các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ quyết tâm cũng như khả năng của Chính phủ trong việc cam kết xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ và hành động. Vì thế, Báo cáo năm nay tập trung xem xét những vấn đề liên quan tới chủ đề cải cách thể chế nhằm hướng tới một nhà nước kiến tạo.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam, được công bố lần đầu tiên năm 2009, là chuỗi báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết các vấn đề kinh tế lớn một năm qua, đồng thời thảo luận về viễn cảnh kinh tế năm tới và đề xuất các chính sách liên quan.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là sản phẩm chính trong chương trình nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội về “Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam”. Sự kiện Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017 do Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tài trợ.

Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề về kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo

Thành phần tham dự buổi Hội thảo gồm nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu trong nước và quốc tế, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu, đại diện của nhiều sứ quán, các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế, các Hội và Hiệp hội, các doanh nghiệp, ngân hàng và các cơ quan thông tấn báo chí.

Báo cáo được cập nhật thông tin và số liệu đến hết tháng 12 năm 2016, một số vấn đề thời sự được cập nhật đến hết Quý 1 năm 2017.

Báo cáo tiếng Việt đầy đủ sẽ được dự kiến xuất bản vào tháng 9 năm 2017. Báo cáo tiếng Anh dự kiến sẽ được xuất bản và phát hành rộng rãi trên thị trường quốc tế vào cuối tháng 12/2017. 

Mọi ý kiến trao đổi và góp ý về nội dung chuyên môn của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017 xin được gửi tới Chủ biên, TS. Nguyễn Đức Thành, tại địa chỉ email: nguyen.ducthanh@vepr.org.vn

Để biết thêm thông tin về Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam hoặc các sự kiện có liên quan xin truy cập website của VEPR tại địa chỉ www.vepr.org.vn, liên hệ VEPR hotline 0975608677, email: info@vepr.org.vn hoặc theo dõi Facebook fanpage của VEPR  https://www.facebook.com/VEPRinstitute/

__________________________

TÓM TẮT BÁO CÁO

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017 bao gồm 8 Chương và 2 Phụ lục.

Chương 1, “Tổng quan kinh tế thế giới 2016” tóm lược những biến động kinh tế trên toàn cầu trong năm 2016, cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng thể về kinh tế thế giới với những sự kiện lớn như: (i) sự kiện Brexit; (ii) kết quả bầu cử tổng thống tại Mỹ và những quyết định của Fed; (iii) sự suy giảm trong thương mại và đầu tư toàn cầu; và (iv) áp lực từ biến động giá dầu thô và các hàng hóa cơ bản khác. Các nước đang phát triển và thị trường mới nổi phục hồi nhẹ trong khi tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển còn ở mức thấp.

Chương 2, “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2016” cung cấp một cái nhìn và đánh giá toàn cảnh về kinh tế Việt Nam trong năm 2016. Trong bối cảnh phức tạp của môi trường toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ tổn thương trước các cú sốc. Khu vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh bởi thiên tai cũng như sự cố môi trường biển. Dù phục hồi trong nửa cuối năm, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng Chín.

Chương 3, “Cải cách thể chế để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam”, phân tích những yếu tố về thể chế để nhận diện những điểm cần hoàn thiện nhằm xây dtích những yếu tố về thể chế để nhận diện những điểm cần hoàn thiện nhằmCảây dtích những yếu tố về thể chế để nhận diện những điểm cần hoàn thiện nhằm  Nam6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng Chín.ợây dtích những yếu tố về thể chế để nhận diện những điểm cần hoàn thiện nhằm  Nam6,6 (bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp). Thể chế được kiện toàn để thừa nhận và bảo vệ các quyền căn bản nhất của con người và xã hội để giải phóng nguồn lực, phát triển bền vững. Kinh tế thị trường được hoàn thiện đầy đủ, đẩy mạnh khu vực tư nhân, duy trì môi trường cạnh tranh. Xã hội công dân được thừa nhận và phát triển, bảo vệ quyền lập hội, lên tiếng, vận động và phản biện chính sách của các nhóm xã hội. Cuối cùng, nền hành chính cần được chuyên nghiệp hóa, mang tính kỹ trị, có cạnh tranh, có sự giám sát của người dân, xã hội, truyền thông. 

Chương 4, “Bảo vệ quyền tài sản của cá nhân, tổ chức đối với tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp”, bàn đến một số rào cản, để từ đó nêu giải pháp tháo gỡ liên quan đến các quy định trong Dự thảo Luật Bảo vệ pháp triển rừng và Luật Thủy sản nhằm thu hút tốt hơn đầu tư tư nhân trong nông nghiệp. Quan điểm chủ đạo của chương này tập trung vào việc bảo hộ tối đa quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản là tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút đầu tư vào nông nghiệp một cách lâu dài, bền vững.

Chương 5, “Hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu đổi mới thể chế: Trường hợp chính sách đầu tư trong Việt Nam – EU FTA”, xuất phát từ bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu đổi mới thể chế nổi lên như là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng các điều khoản, đặc biệt trong khía cạnh đầu tư, của các FTA hiện nay, từ đó giúp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chương này sẽ đi vào phân tích các khía cạnh liên quan đến đầu tư và dựa trên rà soát pháp lý liên quan để chỉ ra những điểm thiếu hụt trong hệ thống thể chế luật pháp và chính sách của Việt Nam so với EVFTA.

Chương 6 phân tích “Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu và dịch chuyển chính sách tại Việt Nam” cho thấy xu hướng phát triển về mặt quy mô của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam chủ yếu do sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp và khu vực chính thức. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy tầng lớp trung lưu với mức sống khá giả hơn sẽ góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong tương lai, tạo ra mức sống chung, trung hòa sự chênh lệch giữa nhóm nghèo và nhóm giàu.

Chương 7, “Vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận trong việc nâng cao chất lượng thể chế tại địa phương”, thảo luận về các khái niệm của tổ chức phi lợi nhuận cũng như tính minh bạch quản trị công. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong chương này cho thấy có bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng các tổ chức phi lợi nhuận trong một tỉnh và chất lượng quản trị của tỉnh đó. Từ đó, nhóm tác giả cho rằng Việt Nam cần có các chính sách phù hợp hơn để tạo điều kiện và động lực cho sự phát triển của các tổ chức phi lợi nhuận nhằm tăng cường chất lượng của hoạt động quản trị, đặc biệt là tính minh bạch của hệ thống quản trị nhà nước.

Thay cho lời kết, Chương 8 của Báo cáo về “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2017 và khuyến nghị chính sách” cung cấp hai kịch bản dự báo về viễn cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2017 và một số thảo luận chi tiết về các chính sách ngắn hạn đang được áp dụng hiện nay. Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng 6,7% có thể đạt được với quyết tâm như hiện nay của Chính phủ, nhưng điều này đặt ra một vấn đề liệu tốc độ tăng trưởng nhưng vậy có bền vững hay không. Trong kịch bản này, lạm phát cả năm được dự báo khoảng 3,2%. Trong một kịch bản nền kinh tế tăng trưởng trong trạng thái “tự nhiên” hơn, thì tăng trưởng đạt khoảng 6,37% và lạm phát cả năm dừng ở mức thấp là 2,35%.

__________________________

Nhóm tác giả thực hiện

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017

CHỦ BIÊN:

TS. Nguyễn Đức Thành: Nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS); chuyên gia về kinh tế vĩ mô; thành viên Nhóm tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (2011-2016); Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

NHÓM TÁC GIẢ:

Nguyễn Minh Đức: Nhận bằng Cử nhân Luật tại Đại học Luật Hà Nội; chuyên gia trong lĩnh vực chính sách và pháp luật về kinh tế; hiện làm việc tại Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

ThS. Nguyễn Khắc Giang: Nhận bằng Cử nhân Kinh tế Đối ngoại của Đại học Ngoại thương (Hà Nội), và Thạc sĩ ngành truyền thông và Toàn cầu hóa tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) và City University London (Vương Quốc Anh); trưởng nhóm nghiên cứu tại VEPR về các vấn đề chính trị - xã hội; nhà bình luận trên các tạp chí trong nước và quốc tế như VnExpress, Vietnamnet, East Asia Forum, và Southeast Asia Globe.

ThS. Lê Thị Minh Hiền: Nhận bằng Cử nhân Kinh tế Phát triển tại trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN; nghiên cứu viên của VEPR.

Nguyễn Hồng Ngọc: Nhận bằng Cử nhân xuất sắc chuyên ngành Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân; là thủ khoa xuất sắc được tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội năm 2016; nghiên cứu viên của VEPR.

TS. Nguyễn Cẩm Nhung: Nhận bằng Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế và Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản; chuyên gia về hội nhập tài chính, chính sách và những vấn đề tài chính quốc tế; giảng viên, phó chủ nhiệm bộ môn Tài chính quốc tế, khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN; cộng tác viên nghiên cứu của VEPR.

TS. Lê Kim Sa: Nhận bằng Thạc sỹ Kinh tế tại Đại học Brown (Hoa Kỳ), hoàn thành chương trình đào tạo Nghiên cứu sinh tại Đại học Georgetown (Hoa Kỳ) và Tiến sỹ Kinh tế tại Viện Kinh tế Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; nghiên cứu chính, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam; Phó tổng biên tập Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương.

Nguyễn Quang Thái: Nhận bằng Cử nhân danh hiệu xuất sắc toàn khóa học chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp tại Viện Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; nhận giải Ba Giải thưởng Tài năng Khoa học trẻ cấp Bộ năm 2012; nghiên cứu viên của VEPR.

TS. Nguyễn Đức Thành: Nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS); chuyên gia về kinh tế vĩ mô; thành viên Nhóm tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (2011-2016); Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

TS. Trần Toàn Thắng: Nhận bằng Thạc sỹ Kinh tế phát triển tại Đại học Human Life, Nauy và bằng Tiến sỹ Kinh tế học tại Đại học Essex, Vương quốc Anh; hiện là Trưởng ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

ThS. Hoàng Thị Chinh Thon: Nhận bằng Thạc sỹ Chính sách Công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; giảng viên Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), nghiên cứu viên của VEPR.

ThS. Đậu Anh Tuấn: Nhận bằng Thạc sỹ Luật tại Đại học Quốc gia Hà Nội; phụ trách đơn vị của VCCI chuyên về vận động chính sách, tham gia trực tiếp ban soạn thảo, tổ biên tập và tổ công tác thi hành nhiều đạo luật quan trọng liên quan đến doanh nghiệp; Giám đốc Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); hiện là Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Nguyễn Thanh Tùng: Nhận bằng Cử nhân Kinh tế học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân; nghiên cứu viên của VEPR.

__________________________

MEDIA CLIPPING

  1. Tạp chí KH&CN VN - Đẩy mạnh cải cách vì một nhà nước kiến tạo

http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/15973-day-manh-cai-cach-vi-mot-nha-nuoc-kien-tao.html

  1. Báo Pháp luật - Ở Việt Nam, một người dân đóng thuế “nuôi” 100 công chức?

http://baophapluat.vn/kinh-te/o-viet-nam-mot-nguoi-dan-dong-thue-nuoi-100-cong-chuc-340026.html

  1. Dân trí - VEPR: Múc dầu cứu tăng trưởng có thể đi ngược lại với tinh thần "kiến tạo"

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/vepr-muc-dau-cuu-tang-truong-co-the-di-nguoc-lai-voi-tinh-than-kien-tao-20170617062203964.htm

  1. Báo tin tức - VEPR: Tăng trưởng 6,7% có thể đạt được

http://baotintuc.vn/kinh-te/vepr-tang-truong-67-co-the-dat-duoc-20170616142903824.htm

  1. VOV - VEPR: Cần cân nhắc cái giá phải trả để đạt tăng trưởng 6,7% năm 2017

http://vov.vn/kinh-te/vepr-can-can-nhac-cai-gia-phai-tra-de-dat-tang-truong-67-nam-2017-636480.vov

  1. VTV1 – Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017

http://vtv.vn/kinh-te/cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2017-20170616210415496.htm

  1. Thời báo tài chính Online - Hai kịch bản dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2017

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2017-06-16/hai-kich-ban-du-bao-vien-canh-kinh-te-viet-nam-nam-2017-44546.aspx

  1. Tuổi trẻ - Đánh đổi cải cách lấy chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170616/danh-doi-cai-cach-lay-chi-tieu-tang-truong-kinh-te-67/1332792.html

  1. Quân đội Nhân dân Online - Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017

http://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2017-510090

  1. Thời báo tài chính Online - VEPR: Cần xem xét lại các nguồn lực cho tăng trưởng

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2017-06-18/vepr-can-xem-xet-lai-cac-nguon-luc-cho-tang-truong-44615.aspx

  1. Diễn đàn Doanh nghiệp - Hai kịch bản về kinh tế vĩ mô của Việt Nam

http://enternews.vn/vepr-2017-du-bao-hai-kich-ban-ve-kinh-te-vi-mo-cua-viet-nam-112543.html

  1. Sài gòn Giải phóng Online - Không nên tăng trưởng bằng mọi giá, dẫn đến nới lỏng ổn định vĩ mô

http://www.sggp.org.vn/khong-nen-tang-truong-bang-moi-gia-dan-den-noi-long-on-dinh-vi-mo-450628.html

  1. Nhân Dân - Đẩy nhanh cải cách vì một Nhà nước kiến tạo

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/33182902-day-nhanh-cai-cach-vi-mot-nha-nuoc-kien-tao.html

  1. Một thế giới - 2 kịch bản với 4 rủi ro cho kinh tế Việt Nam 2017

http://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/thi-truong-kinh-doanh-c-97/2-kich-ban-voi-4-rui-ro-cho-kinh-te-viet-nam-2017-65241.html

  1. Kinh tế & Đô thị - Lo ngại tăng trưởng không bền vững

http://kinhtedothi.vn/lo-ngai-tang-truong-khong-ben-vung-290776.html

  1. VnMedia - Cần từng bước cắt giảm lãi suất cho vay, tạo đột phá cho doanh nghiệp

http://vnmedia.vn/kinh-te/201706/can-tung-buoc-cat-giam-lai-suat-cho-vay-tao-dot-pha-cho-doanh-nghiep-570947/

  1. Tiền phong - Để kinh tế tăng trưởng bền vững

http://www.tienphong.vn/kinh-te/de-kinh-te-tang-truong-ben-vung-1159474.tpo

  1. VOV - Huy động vàng trong nền kinh tế tạo cho thị trường tâm lý bất ổn

http://vov.vn/kinh-te/huy-dong-vang-trong-nen-kinh-te-tao-cho-thi-truong-tam-ly-bat-on-637342.vov

  1. Lao động - Hai kịch bản dự báo về viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2017

http://laodong.com.vn/kinh-te/hai-kich-ban-du-bao-ve-vien-canh-kinh-te-viet-nam-nam-2017-674291.bld

  1. CafeF - TS Nguyễn Đức Thành: Tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được, nhưng năm sau thì như thế nào?

http://cafef.vn/ts-nguyen-duc-thanh-tang-truong-67-cung-co-the-dat-duoc-nhung-nam-sau-thi-nhu-the-nao-2017061615084989.chn

  1. Vietnambiz - Huy động vàng trong nền kinh tế tạo cho thị trường tâm lý bất ổn

http://vietnambiz.vn/huy-dong-vang-trong-nen-kinh-te-tao-cho-thi-truong-tam-ly-bat-on-24178.html

  1. VOV - Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam tập trung bàn cải cách thể chế

http://vov.vn/kinh-te/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-tap-trung-ban-cai-cach-the-che-636389.vov

  1. Người Việt – Việt Nam phải đánh đổi cải cách để lấy mục tiêu tăng trưởng

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-khong-the-cai-cach-neu-chay-theo-thanh-tich/

  1. Vietnambiz - Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%: Không nhất thiết phải 'chăm chăm' khai thác tài nguyên

http://vietnambiz.vn/muc-tieu-tang-truong-gdp-67-khong-nhat-thiet-phai-cham-cham-khai-thac-tai-nguyen-24121.html

ENGLISH

  1. Vietnamnet - Annual report gives VN macroeconomic scenarios

http://english.vietnamnet.vn/fms/business/180444/annual-report-gives-vn-macroeconomic-scenarios.html

  1. Nhân Dân - Report: Vietnam’s growth could reach 6.7% but sustainability in doubt

http://en.nhandan.org.vn/business/item/5280102-report-vietnam%E2%80%99s-growth-could-reach-6-7-but-sustainability-in-doubt.html

  1. Vietnamnews - Vieät Nam looks to accelerate reform

http://vietnamnews.vn/economy/378509/vieat-nam-looks-to-accelerate-reform.html#hOFLhdFwIBGyoucA.97

  1. Vietnamplus - 2017年越南经济年度报告出炉 经济增长达6.7%的目标可能实现

http://zh.vietnamplus.vn/2017

  1. VTV1 -  Thời sự 19h ngày 16/06/17

http://vtv.vn/kinh-te/cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2017-20170616210415496.htm

  1. VTV1 – Thời sự 14h ngày 16/06/17

http://vtv.vn/video/thoi-su-14h-16-6-2017-228235.htm

  1. Vấn đề hôm nay 22h ngày 16/06/17

http://vtv.vn/video/van-de-hom-nay-16-6-2017-228348.htm

  1. Quốc hội TV

http://quochoitv.vn/Videos/kinh-te-xa-hoi/2017/6/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2017/160636

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image