Tải tài liệu hội thảo bản Tiếng Việt TẠI ĐÂY, bản Tiếng Anh TẠI ĐÂY Xem video tường thuật trực tiếp Hội thảo với phần trình bày cùng nhiều ý kiến chuyên gia TẠI ĐÂY Album ảnh hội thảo xem TẠI ĐÂY. Tải bản thông cáo báo chí Tiếng Việt TẠI ĐÂY, thông cáo báo chí Tiếng Anh TẠI ĐÂY. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2019 Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 tập trung vào chủ đề Việt Nam "Trước Ngưỡng cửa Nền Kinh tế Số". Xu hướng nền kinh tế số, còn được gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đang diễn ra ở nhiều nước phát triển, và các chiến lược kỹ thuật số quốc gia đã được triển khai ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á, đặt ra những thách thức mới trước khả năng phá vỡ cấu trúc ngành và thị trường, cùng sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị toàn cầu. Việt Nam sẽ không thể nằm ngoài xu thế đó. Báo cáo năm nay, bên cạnh việc phân tích, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, sẽ đi sâu đánh giá và nhận định tương lai cho nền kinh tế số Việt Nam, từ đó chỉ ra cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp và xã hội Việt Nam trước bối cảnh mới. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam, được công bố lần đầu tiên năm 2009, là chuỗi báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết các vấn đề kinh tế lớn một năm qua, đồng thời thảo luận về viễn cảnh kinh tế năm tới và đề xuất các chính sách liên quan. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là sản phẩm chính trong chương trình nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội về “Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam”. Sự kiện Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 do Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tài trợ. Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề về kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Toàn cảnh hội thảo Thành phần tham dự buổi Hội thảo gồm nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu trong nước và quốc tế, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu, đại diện của nhiều sứ quán, các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế, các Hội và Hiệp hội, các doanh nghiệp, ngân hàng và các cơ quan thông tấn báo chí. Báo cáo được cập nhật thông tin và số liệu đến hết tháng 12 năm 2018, một số vấn đề thời sự được cập nhật đến hết Quý 1 năm 2019. Báo cáo tiếng Việt đầy đủ sẽ được dự kiến xuất bản vào tháng 9 năm 2019. Báo cáo tiếng Anh dự kiến sẽ được xuất bản và phát hành rộng rãi trên thị trường quốc tế vào cuối tháng 12/2019. Mọi ý kiến trao đổi và góp ý về nội dung chuyên môn của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 xin được gửi tới Chủ biên, TS. Nguyễn Đức Thành, tại địa chỉ email: nguyen.ducthanh@vepr.org.vn Để biết thêm thông tin về Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam hoặc các sự kiện có liên quan xin truy cập website của VEPR tại địa chỉ www.vepr.org.vn, liên hệ VEPR hotline 0975608677, email: info@vepr.org.vn hoặc theo dõi Facebook fanpage của VEPR https://www.facebook.com/VEPRinstitute/ __________________________ TÓM TẮT BUỔI HỘI THẢO Mở đầu hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê đã phát biểu khai mạc hội thảo. Bài phát biểu nêu rõ, trải qua 11 năm, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đã công bố 11 Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam. Sản phẩm này được các cơ quan quản lý, nhà khoa học đánh giá cao, thể hiện sự kết tinh trí tuệ của đội ngũ giảng viên, chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN. Với chủ đề “Trước Ngưỡng cửa Nền Kinh tế Số” hi vọng Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019 sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở tham khảo trong việc hoạch định chính sách và đưa ra phương pháp quản lý để thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, đưa kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với quốc tế.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu khai mạc sự kiện Tiếp theo, TS. Phạm Hùng Tiến - Đại diện Quỹ Friedrich Naumann Việt Nam (FNF Vietnam) cũng đã có phần phát biểu và chúc cho hội thảo thành công tốt đẹp cũng như chúc mừng sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ tác giả để có được những công trình nghiên cứu khoa học giá trị như Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam. TS. Phạm Hùng Tiến - Đại diện Quỹ Friedrich Naumann Việt Nam phát biểu tại hội nghị Thay mặt cho nhóm tác giả, PGS.TS Nguyễn Đức Thành đã trình bày tóm tắt Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2019 trước hội nghị. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 tập trung vào chủ đề Việt Nam "Trước Ngưỡng cửa Nền Kinh tế Số". Xu hướng nền kinh tế số, còn được gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đang diễn ra ở nhiều nước phát triển, và các chiến lược kỹ thuật số quốc gia đã được triển khai ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á, đặt ra những thách thức mới trước khả năng phá vỡ cấu trúc ngành và thị trường, cùng sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị toàn cầu. Việt Nam sẽ không thể nằm ngoài xu thế đó. Báo cáo năm nay, bên cạnh việc phân tích, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, sẽ đi sâu đánh giá và nhận định tương lai cho nền kinh tế số Việt Nam, từ đó chỉ ra cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp và xã hội Việt Nam trước bối cảnh mới. PGS.TS Nguyễn Đức Thành trình bày Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 bao gồm 6 Chương và 2 Phụ lục. Chương 1, “Tổng quan Kinh tế thế giới 2018” tóm lược bức tranh kinh tế trên toàn cầu trong năm 2018. Kinh tế thế giới đã duy trì tốt động lực tăng trưởng của năm 2017 trong nửa đầu năm 2018 nhưng nửa cuối năm gánh chịu nhiều thách thức mới tác động đến “sức khỏe” kinh tế toàn cầu. Sự sụt giảm tăng trưởng toàn cầu là do bị tác động bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng kinh tế vĩ mô tại một số nền kinh tế mới nổi như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, “bình thường hóa” chính sách tiền tệ ở một số nền kinh tế phát triển, chính sách tín dụng chặt chẽ hơn ở Trung Quốc, cùng với đầu tư toàn cầu sụt giảm khiến cho mức độ tăng trưởng không đồng đều giữa các nước trên thế giới gia tăng. Kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp hơn so với mức mục tiêu của Tổng thống Donald Trump đề ra, nhưng vẫn là điểm sáng của kinh tế toàn cầu nhờ mức tăng trưởng vẫn mạnh hơn so với các nước phát triển khác trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm. Tăng trưởng của Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN và các nền kinh tế mới nổi đều chậm lại. Hội đồng phản biện Chương 2, “Tổng quan Kinh tế Việt Nam 2018” cung cấp một cái nhìn và đánh giá toàn cảnh về kinh tế Việt Nam trong năm 2018. Bất chấp sự phục hồi không đồng đều và nhiều biến động bất thường của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra trong năm 2018. Thương mại và đầu tư quốc tế tăng trưởng cao. Thị trường tiền tệ, vốn và tỷ giá đều có sự ổn định và nằm trong tầm kiểm soát. Thâm hụt ngân sách và nợ công cũng có sự cải thiện nhất định. Tuy nhiên, những thành công kể trên đang dựa trên một nền tảng vĩ mô còn thiếu chắc chắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu hay việc làm ngày càng phụ thuộc vào khu vực, thậm chí là một vài doanh nghiệp, FDI. Trong khi lợi ích kinh tế nhận được từ sự thành công của khu vực này còn quá ít thì Việt Nam lại đang phải chịu những rủi ro lớn hơn về môi trường, hoặc đang tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh với khu vực trong nước. Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế cao cấp, phản biện báo cáo Chương 3, “Tương lai Nền Kinh tế Số của Việt Nam”, đã làm nổi bật những xu thế chủ đạo đối với tương lai nền kinh tế số của Việt Nam và tạo ra bốn kịch bản có thể cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam vào năm 2045. Các viễn cảnh tương lai của Việt Nam là hoàn toàn khác biệt, phụ thuộc và sự kết hợp các các tác nhân bên trong và bên ngoài, được minh họa cùng với các ước lượng tác động đối với GDP và thay thế việc làm. Những tác động này được ước lượng thông qua mô hình định lượng. Lợi ích và rủi ro của từng kịch bản cũng được đề cập. Ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Công ty nghiên cứu thị trường VietAnalytics, phản biện báo cáo Chương 4, “Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, khai thác hai khía cạnh đe dọa nghiêm trọng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững dựa vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam: thứ nhất, nút thắt nội sinh của trong mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu; và thứ hai là cách thức Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam chủ yếu tham gia các liên kết sau ở các ngành máy tính và đồ điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm & đồ uống, và máy móc điện. Các ngành công nghiệp này nằm ở các khâu trung nguồn (middle-stream) của chuỗi giá trị, có nghĩa là chúng đóng góp phần lớn vào tổng giá trị xuất khẩu, nhưng tạo ra giá trị gia tăng rất nhỏ cho nội địa. Điều này cũng lý giải tại sao Việt Nam tham gia liên kết phía trước rất mạnh, nhưng liên kết phía sau rất yếu. Hội đồng phiên thảo luận Chương 5, “Ứng dụng dữ liệu lớn trong thống kê kinh tế vĩ mô: trường hợp thu thập giá cả trực tuyến để ứng báo lạm phát”,cung cấpmột cái nhìn tổng quan về tiềm năng của việc sử dụng dữ liệu được quét trên web để thống kê giá tiêu dùng. Phương pháp thu thập dữ liệu này đã rất thành công với dữ liệu hoàn chỉnh. Trong bối cảnh Internet đã được phổ cập và công nghệ đang phát triển rất nhanh, số người dùng tham gia mua bán trên thị trường thương mại điện tử đang ngày một tăng lên. Bằng cách khai thác và tìm hiểu sâu hơn về các cơ chế đặt giá và mua hàng trên các trang bán hàng trực tuyến, chúng ta có thể có một cái nhìn khách quan và liên tục được cập nhật về trạng thái của thị trường các ngành cũng như của cả nền kinh tế. Đại sứ Balan tại Việt Nam, ngài Wojciech Gerwel đặt câu hỏi cho nhóm tác giả Chương 6, “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 2019 và hàm ý chính sách”, trên cơ sở phân tích về các xu hướng diễn biến chính của kinh tế thế giới cùng những đánh giá rủi ro và thuận lợi trên thị trường quốc tế cũng như trong nước, có thể nhận định phạm vi và mức độ của các rủi ro vĩ mô cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019. Trong đó có xu hướng quan trọng khác của thương mại quốc tế năm 2019 là sự tăng trưởng của thương mại dịch vụ và sự phát triển của thương mại điện tử và bùng nổ sáng kiến đổi mới dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế thế giới sẽ chứng kiến các nước phát triển từng bước chuyển sang giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dòng vốn FDI của các công ty đa quốc gia sẽ quay trở về các nước phát triển để khai thác thị trường tiêu thụ và sử dụng các trung tâm nghiên cứu-triển khai. Báo cáo đưa ra hai kịch bản dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2019. Kịch bản thứ nhất với tăng trưởng kinh tế 6,56% và lạm phát là 4,21%. Kịch bản thứ hai với tăng trưởng kinh tế 6,81% và lạm phát là 4,79%. Về tầm nhìn chính sách trong dài hạn, các tác giả khẳng định vai trò thiết yếu của hệ thống luật pháp (với luật sở hữu trí tuệ đóng vai trò đột phá) và cải cách giáo dục (với trọng tâm là giải độc quyền chương trình và sách giáo khoa) cho Việt Nam trong tương lai. Ông Trịnh Tiến Dũng ,cựu chuyên gia của UNDP đặt câu hỏi cho nhóm tác giả
Ông Mai Huy Tân, đại diện doanh nghiệp đặt câu hỏi cho nhóm tác giả
Ông Nguyễn Khang, đại diện Viện Khoa học Công nghệ đặt câu hỏi cho nhóm tác giả
PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt câu hỏi cho nhóm tác giả PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh, Phó viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đặt câu hỏi cho nhóm tác giả TS. Lê Thành Ý, Viện Khoa học và Phát triển nông thôn đặt câu hỏi cho nhóm tác giả
Ông Trương Quang Hải, Viện Việt Nam học Khoa học phát triển đặt câu hỏi cho nhóm tác giả Qua phần trình bày của PGS.TS Nguyễn Đức Thành, các chuyên gia phản biện và đại biểu tham dự đánh giá rất cao nghiên cứu của nhóm tác giả, cho đây là sự đầu tư tâm huyết, khách quan để có được công trình nghiên cứu khoa học giá trị. Tuy nhiên các chuyên gia cũng gợi ý nhóm tác giả cần làm rõ thêm một số vấn đề như: chuỗi giá trị, nền của kinh tế số, cách lấy dữ liệu báo cáo... PGS.TS Nguyễn Trúc Lê làm chủ tọa hội nghị Tổng kết hội thảo, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê đã tổng kết các góp ý có ý nghĩa của hội thảo cho nhóm tác giả, cảm ơn sự tham dự và đóng góp ý kiến quý báu của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học để hoàn thiện hơn Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2019. Ông cũng nhấn mạnh, việc duy trì liên tục ấn phẩm trong 11 năm liên tiếp thể hiện sự nỗ lực rất lớn của nhóm tác giả nói riêng cũng như nhà trường nói chung. Ông cũng cho biết thêm, khi báo cáo được công bố lần đầu năm 2009 đến nay, Báo cáo đều được chuyển giao cho Hội đồng Lý luận TW và được đưa vào ứng dụng trong thực tế. Một số hình ảnh trong hội thảo
PGS. TS. Nguyễn Đức Thành trả lời phỏng vấn báo chí
Độc giả quan tâm đến ấn phẩm Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam
Khách mời tham dự hội thảo
Bà Phạm Chi Lan trả lời phỏng vấn của báo chí
Khách mời tham dự hội thảo
PGS. TS Nguyễn Việt Khôi trả lời câu hỏi của chuyên gia phản biện
TS. Nguyễn Cẩm Nhung, đồng chủ biên Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019
Ông Tom Wood trả lời câu hỏi của chuyên gia phản biện Media Clipping Không được tăng giá dịch vụ công dồn dập http://www.sggp.org.vn/khong-duoc-tang-gia-dich-vu-cong-don-dap-596945.html Chuyên gia lo ngại Việt Nam dẫm vào vết xe đổ về mô hình tăng trưởng của Mexico http://cafebiz.vn/chuyen-gia-lo-ngai-viet-nam-dam-vao-vet-xe-do-ve-mo-hinh-tang-truong-cua-mexico-20190603104038924.chn Lãi suất gần như không có cơ hội giảm trong thời gian tới http://cafef.vn/lai-suat-gan-nhu-khong-co-co-hoi-giam-trong-thoi-gian-toi-20190603100217511.chn VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 đạt mức 6,5% - 6,8% http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/40353602-vepr-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2019-dat-muc-6-5-6-8.html Không thể nhập cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nếu không có kinh tế số http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/khong-the-nhap-cuoc-cach-mang-cong-nghe-40-neu-khong-co-kinh-te-so-307868.html Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam chưa hẳn đã hưởng lợi https://cafeland.vn/phan-tich/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-viet-nam-chua-han-da-huong-loi-80128.html Lạm phát vẫn là ẩn số https://baodautu.vn/lam-phat-van-la-an-so-d101181.html Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Bài toán lựa chọn giữa dòng vốn FDI kỷ lục http://vneconomy.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-bai-toan-lua-chon-giua-dong-von-fdi-ky-luc-20190530135057864.htm 2 kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới http://kinhtedothi.vn/hai-kich-ban-cho-nen-kinh-te-viet-nam-trong-boi-canh-moi-344332.html Quốc hội bắt đầu thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách https://vietnamfinance.vn/quoc-hoi-bat-dau-thao-luan-ve-kinh-te-xa-hoi-va-ngan-sach-20180504224224196.htm Thương chiến Mỹ - Trung và gánh nặng chính sách tiền tệ https://doanhnhansaigon.vn/tai-chinh-chung-khoan/thuong-chien-my-trung-va-ganh-nang-chinh-sach-tien-te-1092349.html “Không tăng được năng suất lao động chúng ta sẽ tụt hậu” http://enternews.vn/khong-tang-duoc-nang-suat-lao-dong-chung-ta-se-tut-hau-151227.html Việt Nam sẽ thiếu lao động có trình độ cao cho nông nghiệp 4.0 https://nld.com.vn/cong-doan/viet-nam-se-thieu-lao-dong-co-trinh-do-cao-cho-nong-nghiep-40-20190528210837049.htm Kinh tế số có thể giúp thu nhập đầu người tăng thêm 640 USD https://petrotimes.vn/kinh-te-so-co-the-giup-thu-nhap-dau-nguoi-tang-them-640-usd-538087.html Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ II): Doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tới sau năm 2020 http://enternews.vn/luong-toi-thieu-vung-2020-ky-ii-doanh-nghiep-kien-nghi-gian-lo-trinh-toi-sau-nam-2020-151200.html Nhiều sức ép gia tăng lên lãi suất cho vay http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nhieu-suc-ep-gia-tang-len-lai-suat-cho-vay-307761.html Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cơ hội cho kinh tế Việt Nam https://www.vietnamplus.vn/cuoc-chien-thuong-mai-mytrung-va-co-hoi-cho-kinh-te-viet-nam/571832.vnp Nông nghiệp thời 4.0: Thiếu lao động có trình độ cao http://laodongthudo.vn/nong-nghiep-thoi-40-thieu-lao-dong-co-trinh-do-cao-91794.html Dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam http://vinanet.vn/kinhte-taichinh/dich-chuyen-von-fdi-vao-viet-nam-713146.html Cần công bằng, minh bạch khi tăng giá điện https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2547577 85% doanh nghiệp Việt Nam vẫn nằm ngoài cuộc CM công nghiệp lần thứ 4 https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/85-doanh-nghiep-viet-nam-van-nam-ngoai-cuoc-cm-cong-nghiep-lan-thu-4-13254.html vHai kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2019 https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/tin-kinh-te/tin-tuc/1859407 VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 đạt mức 6,5% - 6,8% http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/40353602-vepr-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2019-dat-muc-6-5-6-8.html Tương lai nền kinh tế số Việt Nam https://baomoi.com/tuong-lai-nen-kinh-te-so-viet-nam/c/30897415.epi Xong chuyển đổi số, tăng trưởng có thể thêm 1,1%/năm https://baomoi.com/xong-chuyen-doi-so-tang-truong-co-the-them-1-1-nam/c/30902375.epi VEPR: Tăng trưởng GDP đạt 6,81% trong năm nay https://vtv.vn/kinh-te/vepr-tang-truong-gdp-dat-681-trong-nam-nay-20190530225717937.htm Dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay http://www.dntm.vn/index.php/news/Nhan-dinh-Du-bao/Du-bao-hai-kich-ban-tang-truong-kinh-te-Viet-Nam-nam-nay-22744/ VEPR: Tăng trưởng GDP đạt 6,81% trong năm nay http://saigondautu.com.vn/kinh-te/vepr-tang-truong-gdp-dat-681-trong-nam-nay-68691.html Nền kinh tế số: Việt Nam sẽ “động binh” thế nào? https://congthuong.vn/nen-kinh-te-so-viet-nam-se-dong-binh-the-nao-120465.html Động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang yếu dần http://www.haiduongtv.com.vn/xem-tin-tuc/dong-luc-thuc-day-cho-tang-truong-kinh-te-viet-nam-dang-yeu-dan-87586.html Cảnh báo nguy cơ lạm phát vượt mục tiêu http://kinhtedothi.vn/canh-bao-nguy-co-lam-phat-vuot-muc-tieu-344356.html Làm chủ nền kinh tế số giúp duy trì động lực tăng trưởng http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Lam-chu-nen-kinh-te-so-giup-duy-tri-dong-luc-tang-truong/367154.vgp Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam https://bnews.vn/hai-kich-ban-cho-tang-truong-kinh-te-viet-nam/123724.html Động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang yếu dần http://www.sggp.org.vn/dong-luc-thuc-day-cho-tang-truong-kinh-te-viet-nam-dang-yeu-dan-596064.html VEPR: Dự báo tăng trưởng 6,81%, cảnh báo nguy cơ lạm phát vượt mục tiêu http://ndh.vn/vepr-du-bao-tang-truong-6-81-canh-bao-nguy-co-lam-phat-vuot-muc-tieu-2019052910415652p145c151.news Hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam 2019 https://cafeland.vn/tin-tuc/hai-kich-ban-cho-nen-kinh-te-viet-nam-2019-80117.html Hai kịch bản tăng trưởng cho nền kinh tế trong 2019 http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/hai-kich-ban-tang-truong-cho-nen-kinh-te-trong-2019-62865.htm Kịch bản nào cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới? http://reatimes.vn/kich-ban-nao-cho-nen-kinh-te-viet-nam-trong-boi-canh-moi-36270.html Công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019 http://doanhnghiepthuonghieu.vn/cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2019.html VEPR: Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay nếu không thực hiện những điều này http://ttvn.vn/kinh-doanh/vepr-viet-nam-kho-co-the-duy-tri-duoc-toc-do-tang-truong-kinh-te-nhu-hien-nay-neu-khong-thuc-hien-nhung-dieu-nay-42019295102250126.htm Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 http://hoinhabaovietnam.vn/Du-bao-2-kich-ban-tang-truong-kinh-te-Viet-Nam-nam-2019_n50317.html Đẩy nhanh cải cách để thật sự vận hành một nhà nước kiến tạo phát triển http://vnr500.com.vn/Day-nhanh-cai-cach-de-that-su-van-hanh-mot-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-8558-1006.html Việt Nam chưa sẵn sàng cho kinh tế số https://khoahocdoisong.vn/viet-nam-chua-san-sang-cho-kinh-te-so-122737.html Làm chủ nền kinh tế số giúp duy trì động lực tăng trưởng http://vietbao.vn/Kinh-te/Lam-chu-nen-kinh-te-so-giup-duy-tri-dong-luc-tang-truong/320367151/87/ Lạm phát có nguy cơ vượt mục tiêu http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=420769 Việt Nam đang đi vào vết xe đổ của Mexico, đối diện nguy cơ thất nghiệp lớn http://f319.com/threads/nguy-co-roi.1304663/ Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 https://vietnamfinance.vn/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2019-20180504224224162.htm Khơi thông điểm nghẽn để bứt phá tăng trưởng kinh tế http://auditnews.vn/tai-chinh---ngan-hang/khoi-thong-diem-nghen-de-but-pha-tang-truong-kinh-te-141137 Dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế cho năm 2019 http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-14090-du-bao-kich-ban-tang-truong-kinh-te-cho-nam-2019.html GDP nằm trong kịch bản thứ 2 được dự báo tăng trưởng tốt https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/gdp-nam-trong-kich-ban-thu-2-duoc-du-bao-tang-truong-tot-20190529162253745.htm Xăng dầu, điện gây áp lực lên lạm phát https://nld.com.vn/kinh-te/xang-dau-dien-gay-ap-luc-len-lam-phat-20190529200039423.htm Hai kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2019 http://vglobalnews.org/chi-tiet-tin/kinh-te/hai-kich-ban-kinh-te-viet-nam-nam-2019.5681/ Chuyển đổi số: ‘Kịch bản’ tối ưu cho nền kinh tế http://vietq.vn/chuyen-doi-so-kich-ban-toi-uu-cho-nen-kinh-te-d159124.html Rà soát, lựa chọn sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế https://baohaiquan.vn/ra-soat-lua-chon-su-dung-hieu-qua-cac-nguon-luc-cho-tang-truong-kinh-te-105775-105775.html Việt Nam hướng tới nền kinh tế số http://vanhoadoisong.vn/web/trang-chu/kinh-te/viet-nam-huong-toi-nen-kinh-te-so.html Bà Phạm Chi Lan so kinh tế Việt Nam với thời vua Minh Mạng https://news.zing.vn/ba-pham-chi-lan-so-kinh-te-viet-nam-voi-thoi-vua-minh-mang-post951307.html Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam http://www.kinhdoanhnet.vn/thoi-su/hai-kich-ban-cho-tang-truong-kinh-te-viet-nam_t114c12n41275 Năm 2019: Tăng trưởng khả thi về GDP đạt 6,81% http://doanhnhanvaxahoi.vn/kinh-te-thi-truong/nam-2019-tang-truong-kha-thi-ve-gdp-dat-6-81-648.html GDP nằm trong kịch bản thứ 2 được dự báo tăng trưởng tốt http://atv.org.vn/tin-tuc/kinh-te-thi-truong/gdp-nam-trong-kich-ban-thu-2-duoc-du-bao-tang-truong-tot-24568.html Xăng dầu, điện gây áp lực lên lạm phát http://www.vietpress.vn/xang-dau-dien-gay-ap-luc-len-lam-phat-d80903.html Rủi ro lớn nhất trong thời đại CMCN 4.0 là không chuyển đổi số http://www.baodienbienphu.info.vn/tin-tuc/khoa-hoc/169498/rui-ro-lon-nhat-trong-thoi-dai-cmcn-40-la-khong-chuyen-doi-so 85% doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 https://doanhnghiepvn.vn/doanh-nghiep/85-doanh-nghiep-cong-nghiep-viet-nam-van-nam-ngoai-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0/20190603080415430 Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới http://vovworld.vn/vi-VN/kinh-te/hai-kich-ban-cho-kinh-te-viet-nam-trong-boi-canh-moi-753231.vov Xong chuyển đổi số, tăng trưởng có thể thêm 1,1%/năm http://vnfinance.vn/thoi-su/xong-chuyen-doi-so-tang-truong-co-the-them-11nam_t114c12n6036 Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội với đầu tư, nhưng khó lường với thương mại https://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/cang-thang-thuong-mai-my-trung-co-hoi-voi-dau-tu-nhung-kho-luong-voi-thuong-mai-267626.html Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ vượt Singapore, chuyên gia nói gì? https://tintaynguyen.com/kinh-te-viet-nam-duoc-du-bao-se-vuot-singapore-chuyen-gia-noi-gi/876499/ Quy mô kinh tế Việt Nam từng gấp rưỡi Thái Lan, lớn hơn Philippines và Myanmar cộng lại http://thegioihoinhap.vn/kinh-doanh/quy-mo-kinh-te-viet-nam-tung-gap-ruoi-thai-lan-lon-hon-philippines-va-myanmar-cong-lai/ Quy mô GDP sắp vượt Singapore nhưng bao giờ Việt Nam mới trở lại vị thế từng có cách đây 200 năm? https://openstock.vn/quy-mo-gdp-sap-vuot-singapore-nhung-bao-gio-viet-nam-moi-tro-lai-vi-the-tung-co-cach-day-200-nam/ Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam không phải điểm đến số 1 của DN Mỹ, Nhật https://hatgiongtamhon.vn/thuong-chien-my-trung-viet-nam-khong-phai-diem-den-so-1-cua-dn-my-nhat-97818.html Việt Nam hướng tới nền kinh tế số http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/thoi-su-trong-nuoc/viet-nam-huong-toi-nen-kinh-te-so-264049-206.html Hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới https://www.vietnamplus.vn/hai-kich-ban-cho-nen-kinh-te-viet-nam-trong-boi-canh-moi/571863.vnp Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gần như không tiến triển gần 2 năm qua https://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/thi-truong-kinh-doanh-c-97/co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-gan-nhu-khong-tien-trien-gan-2-nam-qua-114084.html PGS.TS Nguyễn Đức Thành: “Việt Nam không phải là điểm đến số 1 cho Nhật, Mỹ” https://kinhdoanhvaphattrien.vn/pgs-ts-nguyen-duc-thanh-viet-nam-khong-phai-la-diem-den-so-1-cho-nhat-my/ Vốn FDI vào Việt Nam tăng nhưng phải chọn lọc http://cand.com.vn/Kinh-te/Von-FDI-vao-Viet-Nam-tang-nhung-phai-chon-loc-547136/ Việt Nam là một “ứng cử viên” trước làn sóng chuyển dịch đầu tư ra khỏi Trung Quốc https://cungcau.vn/viet-nam-chi-la-mot-ung-cu-vien-truoc-lan-song-chuyen-dich-dau-tu-ra-khoi-trung-quoc-d176237.html Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 27-31/5 http://thoibaonganhang.vn/diem-lai-thong-tin-kinh-te-tuan-tu-27-315-88490.html Hai mặt của con số FDI tăng kỷ lục http://kbchn.net/hai-mat-cua-con-so-fdi-tang-ky-luc-97559.html Hai mặt của con số FDI tăng kỷ lục http://soha.vn/hai-mat-cua-con-so-fdi-tang-ky-luc-20190602112948723.htm Thấy gì từ cơ hội của Việt Nam có thể vượt Italia, Pháp, Anh, Ấn để trở thành nguồn cung hàng hoá lớn thứ 7 cho Mỹ? https://doanhnhan.vn/thay-gi-tu-co-hoi-cua-viet-nam-co-the-vuot-italia-phap-anh-an-de-tro-thanh-nguon-cung-hang-hoa-lon-thu-7-cho-my-d18982.html Xăng dầu, điện gây áp lực lên lạm phát http://thv.vn/xang-dau-dien-gay-ap-luc-len-lam-phat-e49870.html Viện trưởng VEPR: Dân số Singapore chỉ 5 triệu người, Việt Nam 100 triệu, dù GDP Việt Nam vượt Singapore thì thu nhập trung bình người Việt cũng chỉ bằng được 1/20 người ta http://ttvn.vn/kinh-doanh/vien-truong-vepr-dan-so-singapore-chi-5-trieu-nguoi-viet-nam-100-trieu-du-gdp-viet-nam-vuot-singapore-thi-thu-nhap-trung-binh-nguoi-viet-cung-chi-bang-duoc-120-nguoi-ta-52019295133450103.htm Chuyên gia lo ngại Việt Nam dẫm vào vết xe đổ về mô hình tăng trưởng của Mexico http://cafef.vn/chuyen-gia-lo-ngai-viet-nam-dam-vao-vet-xe-do-ve-mo-hinh-tang-truong-cua-mexico-20190603102157435.chn |