Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 26/12/2024 08:37

Hội thảo: "Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc và Hong Kong: Làm sao để doanh nghiệp hưởng lợi?”

11:46:00 15/12/2017

Vào sáng ngày 15/12/2017, Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES), Công ty sách Omega Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) đã tổ chức Hội thảo: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc và Hong Kong: Làm sao để doanh nghiệp hưởng lợi?” tại phòng hội trường 1,tầng 7 trụ sở VCCI.

Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY và ĐÂY.

Trước bối cảnh quan hệ thương mại – đầu tư với đối tác Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hong Kong (Trung Quốc) đã chính thức được kí kết, Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES), Công ty sách Omega Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) đã tổ chức Hội thảo: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc  Hong KongLàm sao để doanh nghiệphưởng lợi?” nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về các cơ hội mới, từ đó gia tăng lợi ích khi kinh doanh với thị trường Trung Quốc.

img_0036

Ba mươi phút trước giờ khai mạc hội thảo

Mở đầu chương trình, Ông Đậu Anh Tuấn –  Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng TS. Phạm Sỹ Thành – Đại diện Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phát biểu khai mạc hội thảo.

img_0056

Ông Đậu Anh Tuấn – Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

img_0079

TS. Phạm Sỹ Thành – Đại diện Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Phiên thứ nhất của hội thảo: “Bối cảnh hội nhập mới cho thương mại Việt Nam – Trung Quốc” có sự tham gia của TS. Nguyễn Thị Thu Trang – trưởng ban thuộc Ban pháp chế kiêm Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI và TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES).

img_0088

Từ trái qua phải: TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Ông Đậu Anh Tuấn, TS. Phạm Sỹ Thành

Bà Nguyễn Thị Thu Trang đã giới thiệu Tổng quan về các cam kết thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc với các nội dung chính: (1) Bản nâng cấp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), (2) Nội dung tóm tắt Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hong Kong (AHKFTA), (3) Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc và một số hiệp định thỏa thuận song phương khác. Bà Trang cho biết, hiệp định thương mại tự do AHKFTA sẽ trở thành một con đường ưu tiên khác cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – Trung Quốc và trên thực tế đã có nhiều thoả thuận, cam kết khuôn khổ và điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai bên. Tuy nhiên, tận dụng lợi ích từ các thoả thuận này vẫn còn hạn chế, và doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu để nắm được những thông tin về các cơ hội và lợi ích từ hiệp định này mang lại.

img_0090

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Tiếp theo chương trình là phát biểu của TS. Phạm Sỹ Thành về “Chiến lược thương mại và sáng kiến Vành đai Con đường” của Trung Quốc với Đông Nam Á, bao gồm: (1) Trung Quốc và chính sách thương mại, (2) Tổng quan về Sáng kiến Vành đai con đường, (3) Các tác động của sáng kiến đối với Đông Nam Á và (4) Một số hàm ý chính sách. TS. Thành nhấn mạnh, tất cả sự mở rộng về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá hiện nay của Trung Quốc cho thấy rất rõ quyết tâm của nước này trong việc tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong khu vực, thông qua sự kết nối cả về kinh tế lẫn con người. Tuy nhiên, toàn bộ những ảnh hưởng này chỉ thực sự mạnh mẽ kể từ khi xuất hiện sáng kiến một vành đai một con đường. Về mặt tích cực, sáng kiến này, và cụ thể là sự bổ sung vốn của Trung Quốc, đã tạo ra sự cạnh tranh tốt trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên cũng làm các chuyên gia lo ngại rằng trong tương lai, kết nối của Trung Quốc với một nước sẽ phá vỡ kết nối của nước đó với các nước khác, và dần dần sẽ là kết nối của cả khu vực Đông Nam Á.

img_0105

TS. Phạm Sỹ Thành

Phiên thứ hai của hội thảo: “Bối cảnh hội nhập mới cho thương mại Việt Nam – Trung Quốc” có sự tham gia của Ths. Bùi Kim Thuỳ – Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hoá, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương và Luật sư Bùi Văn Thành – Hội đồng Khoa học pháp lý, Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam.

img_0183

Từ trái qua phải: Bà Bùi Kim Thuỳ, Ông Đậu Anh Tuấn, Luật sư Bùi Văn Thành

Bà Bùi Kim Thuỳ đã giới thiệu cho doanh nghiệp Việt Nam Một số giải pháp để tận dụng ACFTA và AHKFTA, gồm: (1) Các quy tắc xuất xứ mới trong bản nâng cấp ACFTA, (2) Quy tắc xuất xứ và các lợi ích từ AHKFTA. Bà Thuỳ cho biết, để được hưởng lợi từ FTA, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định mã HS, đáp ứng đúng quy tắc xuất xứ được thiết kế riêng cho mỗi hiệp định, có C/O ưu đãi hoặc chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA, kích thích việc tìm kiếm nguyên phụ liệu và sản xuất tại các nền kinh tế thành viên FTA, cụ thể là Việt Nam. Bà Thuỳ cũng cho rằng, FTA sẽ là thuận lợi nếu doanh nghiệp có thể nắm vững và đáp ứng quy tắc xuất xứ cũng như chuỗi cung ứng sản xuất khu vực/toàn cầu; nhưng đó cũng là thách thức nếu không đáp ứng/không lựa chọn đúng quy tắc xuất xứ; không chủ động nguồn cung đầu vào, không có hàm lượng kỹ thuật cao trong thành phẩm.

img_0204

Bà Bùi Kim Thuỳ

Ngay sau đó, luật sư Bùi Văn Thành đã phân tích Một số rủi ro và biện pháp phòng ngừa khi doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng với doanh nghiệp Trung Quốc. Theo ông Thành, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ sự khác biệt về quan niệm giá trị đối với doanh nghiệp Trung Quốc, kiểm tra tư cách pháp nhân, chủ thể giao dịch, khả năng thực hiện hợp đồng thông qua các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin, cổng thông tin điện tử về doanh nghiệp, thuế, hải quan, cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc và một số kênh khác. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện quyền của bên có quyền, đảm bảo hiệu lực hợp đồng về hình thức cũng như lựa chọn ngôn ngữ áp dụng khi tranh chấp xảy ra.

img_0208

Luật sư Bùi Văn Thành

Hội thảo kết thúc với phần Thảo luận sôi nổi của các khách mời tham dự.

img_0236

Ban tổ chức và các diễn giả chụp ảnh kỷ niệm

Một số hình ảnh khác:

img_0095

img_0140

img_0169

img_0164

img_0116

img_0215

img_0216

Minh Hòa

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image