Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Tư, 04/12/2024 04:03

Khóa học mùa hè nâng cao về các vấn đề phát triển 2017 - VEPR - FNF Summer School On Advanced Topics in Development Issues

10:11:00 31/08/2017

Trong 4 ngày từ 15-18/8/2017, Khóa học mùa hè nâng cao VEPR - FNF 2017 về “Các vấn đề phát triển” đã diễn ra tại Khu du lịch sinh thái Vườn chim Thung Nham, Ninh Bình.

Đây là khoá học được tổ chức dành riêng cho sinh viên khoa Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, hướng tới 10 năm thành lập và 45 năm truyền thống của trường Đại học Kinh tế. Chương trình do VEPR tổ chức dưới sự tài trợ của Quỹ Friedrich Naumann tại Việt Nam (FNF Vietnam).

Các học viên có cơ hội được trao đổi cởi mở với các chuyên gia về những vấn đề phát triển. Trên cơ sở đó, khoá học sẽ bồi đắp thêm cho học viên nền tảng kiến thức vững chắc hơn, định hướng tốt hơn cho quá trình học tập, phát triển tư tưởng cũng như sự nghiệp trong tương lai.

Khóa học mùa hè nâng cao VEPR-FNF 2017

Giảng viên của khóa học là TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); TS. Đào Nguyên Thắng - nghiên cứu viên của Viện Nghiêncứu các vấn đề toàn cầu và biến đổi khí hậu (CHLB Đức)và TS. Lý Đại Hùng - Tiến sĩ Kinh tế từ chương trình Tiến sĩ Kinh tế Châu Âu.

Ngài Ruediger Vincent Graichen, đại diện nhà tài trợ, Quỹ Friedrich Naumann tại Việt Nam (FNF Vietnam) phát biểu khai mạc Khoá học

Bắt đầu khóa học, giảng viên Đào Nguyên Thắng giới thiệu về mục tiêu cũng như các nội dung chính sẽ được đề cập trong khóa. Các giảng viên đã làm rõ vềcác khái niệm cơ bản của kinh tế phát triển, đồng thời lý giải mối quan hệ giữamôi trường, sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Sau đó, giảng viên và các học viêncùng thảo luận về lí do tại sao lại có quốc gia giàu và quốc gia nghèo, và tại saotỉ lệ sinh lại khác nhau giữa các quốc gia.

Trong ngày học tiếp theo, các bạn sinh viên được lý giải hai định nghĩa sự hội tụ tuyệt đối và tương đối về mức sống của các quốc gia; mô hình tăng trưởng xây dựng bởi Solow và đưa ra một số hàm ý từ mô hìnhnày liên quan đến sự hội tụ của các quốc gia.
TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chia sẻ kiến thức

Chủ đề tiếp theo đó là “Địa lý, tăng trưởng và phát triển kinh tế”. TS. Đào Nguyên Thắng đưa ra các lí do chứng minh rằng, vốn vật chất, vốn con người và côngnghệ chỉ là cơ chế và kết quả của tăng trưởng; các yếu tố về văn hóa, thể chế và địa lý mới là những nguồn gốc căn bản nhất của tăng trưởng. TS. Thắng đã giới thiệu tới các bạn sinh viêntác phẩm “Súng, vi trùng và thép” của Diamond để củng cố hơn cho luận điểm của mình. Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng được phân tích mối quan hệ của sự đa dạng gen và yếu tố địa lý và tác động củađa dạng gen tới sự phát triển.

TS. Đào Nguyên Thắng đang hướng dẫn các bạn sinh viên

Buổi học ngày thứ ba trình bày về “Nhân khẩu học, giới tính và sự phát triển”, bao gồm những lý giải tổng quát về nhân khẩu học và tác động của nó tới sự pháttriển, lý thuyết của Malthus, lý thuyết về sự thay đổi về nhân khẩu học , tác động của bình đẳng giới tronggiáo dục và trong thu nhập tới tỉ lệ sinh và tác động từ sự tham gia vào thị trường lao độngcủa phụ nữ tới sự phát triển chung quốc gia.

TS. Lý Đại Hùng thảo luận cùng các bạn học viên

Với chủ đề “Toàn cầu hóa và sự phát triển”, TS. Lý Đại Hùng phân tích sự trao đổi về vốn giữa các quốc gia, nghịch lý Lucas và nghịch lý về phânbố (dòng vốn) và lý giải nguyên nhân dẫn đến các nghịch lý này.

Trong buổi học ngày cuối cùng, các bạn sinh viên được chia thành các nhóm và trình bày về các chủ đề liên quan tới kinh tế phát triển bao gồm: Sự phát triển của các quốc gia có phải chỉ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố địa lý và sinh học? Làm thế nào để việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng (sức khỏe của người dân, bảo vệ môi trường, hệ thống nước sạch) có thể thúc đẩy sự phát triển? Việc trao quyền cho phụ nữ? Một quốc gia có cần thiết phải hội nhập với nền kinh tế thế giới hay không? Làm thế nào để một quốc gia phát triển có thể bắt kịp với một nước tiên tiến? Các chủ đề được thảo luận rất sôi nổi và còn được kéo dài tới cả bữa ăn trưa.

Tự tin thuyết trình chủ đề nhóm

Bên cạnh những giờ phút học tập nghiêm túc và chất lượng, các bạn sinh viên còn được thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên Ninh Bình như vườn chim Thung Nham, thăm hang Bụt, thưởng thức đặc sản dân tộc như cơm cháy, thịt dê,…

Kết thúc khóa học kéo dài 4 ngày 3 đêm, các bạn sinh viên đều có cho mình những suy nghĩ, định hướng mới trong việc học tập và theo đuổi chuyên môn của mình. Khóa học như một cánh cửa mới, đã được mở ra và chờ các bạn khám phá.

Những hình ảnh đẹp của khóa học:

Chụp ảnh lưu niệm
Giao lưu buổi tối
Tham quan sông nước

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image