Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Sáu, 29/03/2024 09:34

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 11 "Phụ thuộc kinh tế Việt Nam - Trung Quốc"

09:33:00 04/04/2016

Chiều ngày 01/4/2016, Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) và Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chiến lược Quốc tế thuộc IWEP (CISS) đã tổ chức Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 11 với chủ đề "Phụ thuộc kinh tế Việt Nam - Trung Quốc"

(Xin vui lòng liên hệ với VCES qua địa chỉ vces@vepr.org.vn để đăng ký nhận tài liệu)

Diễn giả của Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 11 là TS. Trần Toàn Thắng - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Seminar có sự góp mặt của các học giả, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị ở các viện nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên đến từ các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 11

Mở đầu, PGS.TS Chu Đức Dũng - Viện trưởng viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (IWEP) và TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) đã có phát biểu khai mạc buổi Seminar. Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 11 nằm trong Chuỗi Seminar về Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc được tổ chức định kì 2 tháng một lần, do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) chủ trì, với mong muốn mở ra một diễn đàn để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày các kết quả nghiên cứu của mình, từ đó tạo thành một mạng lưới của giới nghiên cứu trao đổi về các vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao, xã hội, an ninh Trung Quốc. 

PGS.TS Chu Đức Dũng - Viện trưởng viện Kinh tế và Chính trị thế giới,
TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Sau phần khai mạc, TS. Trần Toàn Thắng trình bày nghiên cứu "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc". Đầu tiên, diễn giả đề cập đến 3 vấn đề trong phân tích phụ thuộc Việt Nam - Trung Quốc: (1) Phụ thuộc kinh tế  và địa chính trị, (2) Phụ thuộc thương mại, (3) quan hệ song phương và đa phương. Tiếp đó, diễn giả phác họa bức tranh nền kinh tế Trung Quốc với 10 điểm nhấn chính (giảm tốc tăng trưởng, mô hình tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm cao, công nghiệp giảm tốc và dư thừa sản lượng,...). 

TS. Trần Toàn Thắng

Phần tiếp theo, TS. Trần Toàn Thắng đưa ra những nét chính trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, từ đó phân tích phụ thuộc thương mại Việt - Trung từ góc độ xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư. Cuối cùng, để dự báo về phụ thuộc kinh tế giữa 2 nước, tác giả áp dụng mô hình spatial gravity (tạm dịch là mô hình trọng lực không gian) và đưa ra một số kết luận sơ bộ như về sự thay đổi về lượng và chất của Trung Quốc trong những năm gần đây dẫn đến những thay đổi kinh tế, địa chính trị. Hai đại lượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau; Sự thay đổi của Trung quốc có những tác động cả tiêu cực lẫn tích cực với kinh tế Việt nam; Cần có cách nhìn toàn diện hơn về phụ thuộc; Xu hướng phụ thuộc xuất khẩu đang giảm do Việt Nam thay đổi nhiều về chất lượng xuất khẩu sang TQ; Phụ thuộc nhập khẩu lớn nhất trong khu vực và có xu hướng tăng,...

Buổi hội thảo đã thu hút nhiều bình luận và góp ý từ các chuyên gia.

Thảo luận tại hội thảo
 
 
 
 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image