Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Ba, 19/03/2024 07:10

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 21: “Sáng kiến Vành đai, Con đường: Góc nhìn Trung Quốc và hàm ý với Việt Nam”

11:40:00 21/12/2017

Sáng ngày 21/12/2017, Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) đã tổ chức buổi Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 21 với chủ đề “Sáng kiến Vành đai, Con đường: Góc nhìn Trung Quốc và hàm ý với Việt Nam”. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia như Ông Trương Đình Tuyển, TS. Lưu Bích Hồ, TS. Lê Đăng Doanh, PGS.TS. Phùng Thị Huệ, Ông Nguyễn Quốc Trường… các cơ quan thông tấn báo chí cùng các bạn sinh viên.

Tải tài liệu hội thảo TẠI ĐÂY

unadjustednonraw_thumb_2c

Toàn cảnh buổi Seminar

Mở đầu chương trình, TS. Phạm Sỹ Thành – giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phát biểu khai mạc.

unadjustednonraw_thumb_7e

TS. Phạm Sỹ Thành

Được khởi xướng vào năm 2013, sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) – là một kế hoạch giàu tham vọng của Trung Quốc trong việc giải quyết một số vấn đề kinh tế trong nước, định hình chính sách đối ngoại mới và tạo lập phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. Sau bốn năm triển khai, BRI đã đạt được một số kết quả về hoạt động của các định chế tài chính và hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia trong sáng kiến này. Tại hội nghị thượng đỉnh về Vành đai và Con đường vừa họp trong hai ngày 14,15/5 tại Bắc Kinh, Trung Quốc tuyên bố sẽ huy động thêm nhiều tỷ USD để đầu tư cho sáng kiến BRI trong đó Đông Nam Á là một địa bàn chiến lược. Đồng thời sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (họp vào ngày 18/10/2017), BRI đã chính thức được đưa vào điều lệ Đảng (sửa đổi). Điều đó khẳng định quyết tâm chính trị của Trung Quốc trong việc thực hiện sáng kiến này giai đoạn tới.

dsc01848

Ông Nguyễn Quốc Trường

Ông Nguyễn Quốc Trường – Trưởng ban Các vấn đề quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch-Đầu tư đã giúp người tham dự hiểu rõ hơn về quan điểm của Trung Quốc cũng như tác động đối với các nước Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam thông qua bài phát biểu tập trung vào các nội dung: (i) Vai trò của Việt Nam trong BRI; (ii) Các đề xuất hợp tác với Việt Nam; (iii) Dự án hợp tác với ASEAN và tác động; (iv) Cơ hội hợp tác của Việt Nam. Cuối cùng, ông Trường đưa ra một số vấn đề Việt Nam cần lưu ý để thực hiện tốt hơn những hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến vành đai con đường.

unadjustednonraw_thumb_4d

PGS.TS. Phùng Thị Huệ

Tiếp theo chương trình, PGS.TS. Phùng Thị Huệ phát biểu ý kiến phản biện. Bài bình luận đã đưa ra nhiều ý kiến đa chiều liên quan đến tính khả thi, những tác động và quan ngại của sáng kiến Vành đai con đường nhìn từ góc độ Việt Nam. PGS.TS nhấn mạnh rằng, tuy Việt nam chỉ là một mắt xích nhỏ trong chiến lược lớn, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trên phương diện chính trị; và câu hỏi đặt ra rằng: trong thời gian tới đây, Việt Nam phải hợp tác thế nào để vừa tận dụng được cơ hội mà Con đường trên biển mang lại, vừa bảo vệ được chủ quyền biển Đông.

unadjustednonraw_thumb_52

Ông Trương Đình Tuyển trao đổi ý kiến cá nhân

Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với sự tham gia phản biện của nhiều chuyên gia cao cấp như Ông Trương Đình Tuyển, TS. Lưu Bích Hồ, TS. Lê Đăng Doanh, TS. Phạm Quốc Trung. Các chuyên gia đều nhất trí cao về tính cấp thiết của việc nghiên cứu sâu khung pháp lý, cơ chế hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai con đường.

unadjustednonraw_thumb_62

TS. Lê Đăng Doanh

unadjustednonraw_thumb_72

TS. Lưu Bích Hồ

unadjustednonraw_thumb_79

PGS.TS. Phạm Quốc Trung

Minh Hòa

 

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image