Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Chủ Nhật, 22/12/2024 06:02

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc số 23: “Hợp tác Mê Công – Lan Thương: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”

10:21:00 18/05/2018

Sáng này 18/05, Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phối hợp cùng Quỹ Friedrich Naumann Việt Nam tổ chức chức Seminar số 23 với tên gọi “Hợp tác Mê Công – Lan Thương: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”.

Tải tài liệu hội thảo tại ĐÂY

Mở đầu chương trình, TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) giới thiệu đại biểu và chương trình hội thảo. Ngoài sự có mặt của các chuyên gia nghiên cứu, các học giả, chương trình còn có sự tham gia của cơ quan thông tấn báo chí cùng các bạn sinh viên.

img_6147

TS. Phạm Sỹ Thành phát biểu khai mạc seminar

Sau giới thiệu của TS. Phạm Sỹ Thành, TS. Phạm Hùng Tiến – đại diện Viện Friedrich Naumann (FNF) đã có phần phát biểu khai mạc.

img_6128

TS. Phạm Hùng Tiến phát biểu khai mạc seminar

Tiếp theo chương trình là bài tham luận của TS. Tô Minh Thu –  Giám đốc Trung tâm An ninh và Phát triển, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao với chủ đề: “Hợp tác Mê Công – Lan Thương: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”.

img_6141

TS. Tô Minh Thu trình bày bài tham luận

Năm 2012, Thái Lan lần đầu tiên đề xuất ý tưởng về hợp tác Mê Công – Lan Thương (MLC) với sự tham gia của 6 nước ven sông. Tháng 11/2015, Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mê Công – Lan Thương lần thứ nhất đã được tổ chức lần đầu tiên tại Cảnh Hồng, Vân Nam, Trung Quốc. Cơ chế Hợp tác Mê Công – Lan Thương được thành lập bao gồm sáu quốc gia ven sông, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Sau hai năm thành lập, Cơ chế Hợp tác Mê Công – Lan Thương đã đạt được những bước tiến quan trọng, hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác và bước vào giai đoạn triển khai cụ thể.

Hợp tác Mê Công – Lan Thương tập trung vào 3 trụ cột chính: (i) Chính trị – an ninh, (ii) Kinh tế, (iii) Văn hoá – xã hội, tuân thủ theo tinh thần “mở” và “bao trùm”, là một cơ chế hợp tác cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi khu vực đang cần một cơ chế giám sát và sát sườn hơn; khắc phục các hạn chế của cơ chế trước; có mục tiêu rõ ràng hơn và một quyết tâm chính trị cao. Tuy nhiên, vẫn còn có sự thiếu hiểu biết giữa các chủ thể trong khu vực, thiếu nguồn lực thời gian và con người cũng như khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

unadjustednonraw_thumb_59f

Toàn cảnh buổi seminar

TS. Tô Minh Thu cho biết, trong tất cả các cơ chế của hợp tác Mê Công – Lan Thương, Việt Nam là quốc gia có được những lợi ích sát sườn. Điều quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, đó chính là hoạt động quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Công, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia, vừa giúp tạo sự đồng lòng trong các quốc gia đối tác.

Tiếp theo chương trình, TS. Nguyễn Quốc Trường phát biểu ý kiến phản biện. TS. Trường nhấn mạnh, mối quan hệ giữa Hợp tác Mê Công – Lan Thương và sáng kiến Vành đai con đường ngày càng chặt chẽ, đồng thời nội dung hợp tác của LMC cũng rất gần với nội dung kết nối của ASEAN hay APEC. Tuy nhiên các nội dung hợp tác mới chỉ dừng ở mức gợi mở thảo luận, chưa đáp ứng kỳ vọng của đa số. Vì vậy, các bộ ngành cần cần chủ động phối hợp, tích cực nghiên cứu để cùng thúc đẩy hợp tác hiệu quả.

unadjustednonraw_thumb_5cc

TS. Nguyễn Quốc Trường phát biểu ý kiến phản biện

Chương trình đi vào phần thảo luận sôi nổi với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, đại diện Vụ tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao,… Các đại biểu thống nhất kiến nghị triển khai một số dự án thiết thực, làm sao để có thể xây dựng một cơ chế để dùng chung dòng nước Mê Công – Lan Thương, giúp hài hòa tiêu chuẩn, thủ tục giữa các nước trong tiểu vùng.

Một số hình ảnh khác của chương trình:

img_6178

img_6183
unadjustednonraw_thumb_5d1

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image