Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Ba, 14/01/2025 04:20

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 17

09:19:00 28/02/2014

Chiều ngày 28/02/2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR ) đã tổ chức Seminar nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 17 với chủ đề “Kinh tế thế giới: Triển vọng 2030”.

Diễn giả là Ngô Quốc Thái, nghiên cứu viên tại VEPR. Thái tốt nghiệp Đại học Quốc gia Úc chuyên ngành Kinh tế học năm 2012 và làm việc tại VEPR kể từ đó đến nay.

Diễn giả Ngô Quốc Thái đang trình bày bài nghiên cứu

Tham dự seminar có sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, các nghiên cứu viên, giảng viên, học viên và sinh viên đến từ ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, ĐHKTQD, ĐH Ngoại thương, HV Tài chính, HV Ngân hàng...

Bài trình bày tóm tắt những kết quả tổng thuật ban đầu từ các báo cáo, nghiên cứu trên thế giới về các xu hướng lớn, các sự kiện bước ngoặt (game-changer) và có xác suất thấp “thiên nga đen” (black-swan) của kinh tế toàn cầu đến năm 2030. Các xu hướng lớn bao gồm khả năng về sự tồn tại của hệ thống đa cực về sức mạnh kinh tế và xu hướng nhân khẩu học đặc trưng bởi quá trình giảm dân số và già hoá dân số ở các nước phát triển và dân số vàng tại các nước chuẩn bị trỗi dậy. Bên cạnh đó, các tiến bộ công nghệ và sự biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu sẽ tạo ra các thay đổi bước ngoặt thay đổi lối sống và nhận thức của con người về môi trường. Cuối cùng, sự đổ vỡ của đồng Euro và tan rã liên minh châu Âu, cùng với kịch bản về khủng hoảng kinh tế tại Trung Quốc là những sự kiện “thiên nga đen” trong giai đoạn 15 năm tới.

Bài trình bày được trích từ bài nghiên cứu đang trong quá trình thực hiện về đề tài kinh tế thế giới 2030 đang nhận được sự quan tâm từ cấp trung ương.

TS. Nguyễn Đức Thành ghi nhận tiến độ thực hiện của bài nghiên cứu, chỉ ra những thiếu sót cần bổ sung sớm để thành sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ cho các nghiên cứu sau này và tư vấn chính sách. TS Lê Kim Sa đề nghị tiếp tục mở rộng phạm vi tư liệu tham khảo, thay đổi cấu trúc bài viết để nội dung hấp dẫn hơn. Một số người tham dự đặt các câu hỏi mở và gợi ý về đánh giá khả năng tác động của các xu hướng lớn lên các sự kiện đột biến, “thiên nga đen” và ngược lại. 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image