Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 25/04/2024 11:31

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 20

17:02:00 11/06/2014

Chiều ngày 06/06/2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR ) đã tổ chức Seminar nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 20 với chủ đề “Mô hình phát triển bền vững cho các tổ chức tài chính vi mô. Trường hợp nghiên cứu: Việt Nam”.

Diễn giả là ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. ThS. Thu Hằng tốt nghiệp cử nhân Tài chính Ngân hàng, trường ĐHKTQD, sau đó tiếp tục theo học chương trình Cao học Kinh tế Phát triển Việt Nam - Hà Lan. Hiện nay, ThS. Hằng công tác tại Trung tâm Nghiên cứu BIDV. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ThS. Hằng bao gồm tài chính vi mô, tài chính phát triển, ngân hàng thương mại, bất ổn tài chính và đầu tư nước ngoài.

ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, nghiên cứu sinh tại ĐH Kinh tế quốc dân HN

Tham dự seminar có sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, các nghiên cứu viên đến từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank), Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (Depocen); giảng viên, học viên và sinh viên đến từ ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, ĐH Kinh tế quốc dân HN, ĐH Ngoại thương HN, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng…   

Các tổ chức tài chính vi mô thành công trên thế giới đã cho thấy rằng việc đảm bảo độ tiếp cận và tự bền vững chính là chìa khóa của sự thành công của họ. Ở Việt Nam, hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân (QTDND) cũng đã chứng tỏ là một tổ chức tài chính vi mô thành công khi vừa có khả năng tự bền vững mà vẫn phục vụ được những người thu nhập thấp. Tuy nhiên, hoạt động của từng QTDND thì cũng khác nhau bởi các QTDND độc lập về tài chính và quản lý. Rất nhiều QTDND đã đạt được bền vững trong khi một số khác thì vẫn trong tình trạng khó khăn. Nghiên cứu “Mô hình phát triển bền vững cho các tổ chức tài chính vi mô: trường hợp Việt Nam” sử dụng mẫu là 117 QTDND ở tỉnh Hà Tây (cũ) và Thái Bình để kiểm định mối quan hệ giữa độ tiếp cận và tự bền vững tài chính của các QTDND, từ đó xác định mô hình phát triển bền vững cho các tổ chức tài chính vi mô.

Các trao đổi tại hội thảo xoay quanh các đặc thù của mô hình tài chính vi mô, thực tế hoạt động của các tổ chức này ở cấp địa phương và trung ương, mô hình hệ phương trình đồng thời (simultaneous equations) được xây dựng, và các biến độc lập được sử dụng trong mô hình. Người tham dự toạ đàm cũng lưu ý về cách lấy biến, đặc biệt là các biến độc lập, khiến cho kết quả hồi quy có thể kém hiệu quả.

ThS. Thu Hằng đã giải thích cụ thể những thắc mắc, tiếp thu nghiêm túc những góp ý chuyên môn sâu sắc của các chuyên gia và ý kiến đóng góp của các giảng viên, nghiên cứu viên, nhằm hoàn thiện và phát triển hơn bài nghiên cứu trong tương lai.

Download tài liệu tại ĐÂY

 

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image