Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Tư, 22/01/2025 10:50

Seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 31

18:30:00 29/10/2015

Chiều ngày 29/10/2015, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức seminar Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 31 với chủ đề “Thương mại của Việt nam với các nền kinh tế RCEP: Những xu hướng gần đây và triển vọng hội nhập trong những năm tới”.

Tải tài liệu Seminar tại đây

Seminar này được VEPR tổ chức định kì, với kỳ vọng sẽ là một diễn đàn học thuật để các nhà nghiên cứu trẻ trình bày các kết quả khoa học của mình. Chúng tôi khuyến khích các phương pháp tiếp cận theo hướng định lượng và mô hình hóa lý thuyết theo tiêu chuẩn của các tạp chí quốc tế. Môi trường trao đổi học thuật cởi mở giữa các chuyên gia nhiều kinh nghiệm với các nhà nghiên cứu trẻ được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng các nghiên cứu và đào tạo lực lượng nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam.

Toàn cảnh buổi Seminar

Diễn giả của seminar là TS. Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, ĐH Kinh tế, ĐH QG Hà Nội. Anh Dũng nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế Phát triển tại Đại học Nagoya, (Nhật Bản); chuyên gia về Kinh tế Quốc tế; tác động của quá trình hội nhập tới nghèo đói và tăng trưởng.

TS. Nguyễn Tiến Dũng

Tham dự Seminar có sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, nghiên cứu viên, giảng viên và sinh viên đến từ các trường đại học. Bài nghiên cứu thực hiện phân tích và đánh giá về sự thay đổi trong chiều hướng và cấu trúc thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế khu vực trong thập kỷ vừa qua và triển vọng phát triển thương mại trong những năm tới thông qua phân tích chỉ số thương mại và mô hình trọng lực. 

Bài nghiên cứu thu hút nhiều ý kiến và thảo luận xung quanh các vấn đề về dịch chuyển trong cơ cấu thương mại của Việt Nam với các nước RCEP cũng như lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy cơ cấu thương mại của Việt Nam khá tương đồng với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia; đồng thời, tính bổ sung thương mại của Việt Nam cao hơn với các nước phát triển như Mỹ, EU hay Nhật. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đánh giá cao chất lượng của bài nghiên cứu, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến và gợi ý nhiều hướng phát triển tiếp theo cho bài viết. TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng cần áp dụng rộng rãi phương pháp này trong các hiệp định thương mại tự do khác như TPP hay EVFTA.

Buổi Seminar thu được nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận

Thanh Tùng

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image