Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Bảy, 20/04/2024 02:43

Seminar số 30: “Thương chiến Mỹ - Trung và tác động đối với Việt Nam”.

10:57:00 30/07/2019

Sáng ngày 29/07, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phối hợp cùng Quỹ Friedrich Naumann Việt Nam tổ chức chức Seminar số 30 với tên gọi “Thương chiến Mỹ - Trung và tác động đối với Việt Nam”.

Tải tài liệu hội thảo tại đây

Mở đầu chương trình, TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) giới thiệu đại biểu và chương trình hội thảo. Ngoài sự có mặt của các chuyên gia nghiên cứu, các học giả, chương trình còn có sự tham gia của cơ quan thông tấn báo chí cùng các bạn sinh viên. Tiếp theo chương trình là bài tham luận của TS. Trần Toàn Thắng –  Trung tâm thông tin và Dự báo xã hội Quốc gia (NCIF) với chủ đề: “Thương chiến Mỹ - Trung và tác động đối với Việt Nam”.

Năm 2017, Mỹ bắt đầu mở các cuộc điều tra về thép nhập khẩu từ Trung Quốc để xem xét các mối đe dọa về an ninh quốc gia, tạo cơ sở cho Mỹ áp các gói thuế bổ sung đối với hang hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Các căng thẳng này liên tục leo thang với các gói thuể bổ sung mới và phản ứng tương tự từ Trung Quốc nhưng có phần yếu ớt hơn. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã 2 lần nối lại đàm phán thương mại, xong các mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết triệt để, khiến căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang. Đối diện với tình huống phải chịu sự cô lập mạnh mẽ từ phía Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc sử dụng các biện pháp leo thang căng thẳng kiểu Trung Quốc thông qua các đoàn trả đũa tương tự và các lệnh trừng phạt kinh tế, đồng thời Trung Quốc đẩy mạnh việc lôi kéo các đồng minh cùng áp thuế lên hang hóa Mỹ.

TS. Trần Toàn Thắng cho biết các căng thẳng thương mại, nếu tiếp tục leo thang sẽ có tác động tiêu cực tới tang trưởng kinh tế và nhập khẩu của toàn cầu. Theo kịch bạn tồi tệ nhất là Mỹ áp gói thuế bổ sung lên 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm 0.6% và nhập khẩu giảm gần 2% trong năm 2020. Bản thân Mỹ và Trung Quốc cũng chịu những tác động nặng nề và có sự lan tỏa sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Nếu gói thuế 500 tỷ USD được Mỹ áp dụng, TS. Thắng dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ sụt giảm 0.61%, xuất và nhập khẩu hàng hóa giảm tương ứng là 1.44%.

Tiếp theo chương trình, TS. Nguyễn Ngọc Anh phát biểu ý kiến phản biện. TS. Ngọc Anh nhấn mạnh về tính chất của những căng thẳng thương mại này nằm ngoài các mô hình kinh tế truyền thống và mang nặng tính chất chính trị, do đó cần có cách tiếp cận phù hợp. Ngoài ra, TS. Ngọc Anh chỉ ra sự cẩn trọng trong việc sử dụng các số liệu dự báo khi mô hình dự báo không xét tới tính động và sự thay đổi của các tham số trong mô hình.

Chương trình đi vào phần thảo luận sôi nổi với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế. Các chuyên gia đã đi đến kết luận rằng Việt Nam cần củng cố cơ sở kinh tế và hoạt động sản xuất trong nước để có thể chủ động hơn trong hoạt động sản xuất cũng như tối đa hóa các lợi ích từ cuộc chiến thương mại này.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image