Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Tư, 08/05/2024 07:25

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG: Nhóm Nghiên cứu - Nghiên cứu viên nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thực thi quyền đất đai trong quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp ở Việt Nam - góc nhìn của người nông dân sản xuất nhỏ”

11:01:00 19/06/2019

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thực thi quyền đất đai trong quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp ở Việt Nam

- góc nhìn của người nông dân sản xuất nhỏ”

 

  1. THÔNG TIN TỔNG QUAN
    1.  Liên minh Nông nghiệp (LMNN)

 Liên minh Nông nghiệp (Liên minh vì Quyền của người nông dân và Hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Nam) là một mạng lưới các tổ chức, cá nhân đầy nhiệt huyết, cùng làm việc và đấu tranh vì nền nông nghiệp Việt Nam công bằng và hiệu quả. Được lãnh đạo bởi các tổ chức và các chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, Liên minh thường xuyên tiến hành các hoạt động nghiên cứu, truyền thông rộng rãi để cung cấp thông tin đến các tầng lớp xã hội về thực trạng và những thay đổi cần thiết cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.

Thành viên của Liên minh Nông nghiệp bao gồm Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn Miền Nam (SCAP), Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Môi trường (ISEE), Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO), Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) và các chuyên gia hàng đầu trong ngành như GS.TS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ), TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản), TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD), PGS. TS Chu Tiến Quang (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), TS. Đào Thế Anh (Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp), TS. Nguyễn Văn Giáp (Đại học Fullbright), Ông Trương Quốc Cần (Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi). 

  1. Bối cảnh nghiên cứu

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong ngành nông nghiệp. Do tiến trình lịch sử trải qua nhiều lần cải cách ruộng đất, đặc biệt là chính sách khoán 10 năm 1988, ruộng đất Việt Nam được chia nhỏ cho hàng triệu hộ gia đình nhỏ lẻ. Tình trạng phân mảnh ruộng đất có một số điểm mạnh như giúp giảm thiểu rủi ro về an ninh lương thực trong các giai đoạn khủng hoảng, đa dạng hóa sản xuất và tăng tính thanh khoản của đất. Tuy nhiên, tình trạng manh mún trong sản xuất làm giảm năng suất sử dụng đất và gây khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, tiếp cận thị trường trong thời kỳ hội nhập (Nguyễn Trung Kiên và Marsh & MacAulay, 2007).

Quá trình đô thị hóa cùng với tích tụ và tập trung đất đai khiến cho số lượng người nông dân từ bỏ ruộng đất, tham gia vào lực lượng lao động ở khu vực thành thị, các khu công nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên, sinh kế, đời sống an sinh xã hội của nhóm yếu thế này vẫn là một vấn đề lớn cần được quan tâm.

Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019, Liên minh Nông nghiệp đã thực hiện nghiên cứu tổng quan tài liệu về thực trạng tập trung và tích tụ đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra rằng có tồn tại tình trạng tích tụ ruông đất giữa các nông hộ trên cả nước. Tuy nhiên, quá trình tích tụ diễn ra còn chậm. Thị trường mua, bán thuê và cho thuê ruộng đất ở Việt Nam còn kém phát triển do thiếu cầu, mặc dù lượng cung khá cao. Điều này có thể do lợi tức ngành nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao dẫn đến thiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đặc biệt, tiến trình tích tụ và tập trung đất đai còn tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến sự thiếu hiệu quả và thiếu công bằng, bình đẳng, đặc biệt đối với người nông dân nhỏ.

Báo cáo cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc tạo lập và thực thi quyền đất đai - là yếu tố tiên quyết để tạo điều kiện cho quá trình tích tụ và tập trung đất đai môt cách công bằng và hiệu quả. Quyền đất đai là một trong những nội dung quan trọng được quy định lại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn Luật này.

Theo Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội 14 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp thứ 33 tháng 4 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội 14 (tháng 5/2020), Quốc hội sẽ thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013. Dự kiến Luật này sẽ được thông qua vào kỳ họp tháng 10/2020

Trong bối cảnh đó, với tài trợ của tổ chức Oxfam Việt Nam, Liên minh Nông nghiệp thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thực thi quyền đất đai trong quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp ở Việt Nam - góc nhìn của người nông dân sản xuất nhỏ” với mục tiêu cung cấp các bằng chứng khoa học góp ý cho việc sửa đổi Luật Đất đai, tập trung vào việc tạo lập và thực thi quyền đất đai nhằm tạo khuôn khổ cho các giao dịch thị trường về đất đai diễn ra một cách công bằng và hiệu quả, trong đó quyền lợi của người nông dân nhỏ được bảo vệ.

Hai thành viên của Liên minh Nông nghiệp tham gia thực hiện chính trong nghiên cứu này là VEPR và CISDOMA. Các thành viên khác của Liên minh nông nghiệp tham gia đóng góp ý kiến cho nghiên cứu.

  1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích của nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thực thi quyền đất đai trong quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp ở Việt Nam - góc nhìn của người nông dân sản xuất nhỏ” là nhằm phân tích các chính sách hiện hành về quyền đất đai cũng như thực tiễn thực thi quyền đất đai hiện nay ở Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất chính sách nhằm tạo lập và thực thi quyền đất đai một cách công bằng và hiệu quả, trong đó quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích của người nông dân nhỏ.

  1. CÁC KẾT QUẢ VÀ CÁC HỢP PHẦN, NỘI DUNG CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU
  1. Các kết quả dự kiến của nghiên cứu
  1. Xây dựng được 01 Báo cáo nghiên cứu với các nội dung sau:
  2. Phân tích các đối tượng tham gia thị trường đất đai và các kịch bản có thể xẩy ra dựa trên các chiến lược khác nhau của các đối tượng, từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm tạo lập thị trường đất đai công bằng và hiệu quả
  3. Phân tích  khuôn khổ pháp lý, chính sách về quyền đất đai và thực thi quyền đất đai ở Việt Namhiện nay.
  4. Các ý kiến đóng góp để hoàn thiện khung pháp lý nhằm cải thiện các quy định về quyền đất đai của người sử dụng đất.
  5. Các khuyến nghị chính sách và giải pháp để tăng cường thực thi quyền đất đai trong các tiến trình tích tụ, tập trung đất đai nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đảm bảo quyền đất đai của nông dân nhỏ.
  1. Các hợp phần và nội dung chính của nghiên cứu

Nghiên cứu được chia làm 2 hợp phần chính.

Hợp phần 1: Phân tích quyền đất đai qua cách tiếp cận cấu trúc thị trường sẽ phân tích các đối tượng tham gia vào thị trường và các giao dịch đất đai (nông hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, chính quyền các cấp) và các động cơ, chiến lược, lợi ích của họ khi tham gia vào thị trường đất đai; phân tích các kịch bản có thể xẩy ra khi các đối tượng nói trên tương tác trên thị trường, từ đó chỉ ra tính hiệu quả, công bằng của thị trường, các đối tượng được lợi và các đối tượng yếu thế trên thị trường dựa trên khuôn khổ chính sách hiện hành. Từ phân tích này, các thảo luận chính sách để tăng cường tính hiệu quả và công bằng cũng như bảo vệ quyền lợi của người yếu thế, đặc biệt là nông dân nhỏ sẽ được mổ xẻ và phân tích.

Hợp phần 2: Phân tích khuôn khổ pháp lý và chính sách về quyền đất đai gồm 3 nội dung chính là (i) phân tích khuôn khổ pháp lý và các chính sách hiện nay về quyền đất đai và hàm ý chính sách trong các tiến trình tích tụ, tập trung đất đai dưới các hình thức khác nhau; (ii) khảo sát hiện trạng thực thi quyền đất đai trong một số tiến trình tích tụ, tập trung đất đai trong thực tế và 3) đưa ra các khuyến nghị chính sách và giải pháp thực thi nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ quyền đất đai cho nhóm yếu thế.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi VEPR và CISDOMA, trong đó VEPR là đơn vị điều phối chung, đồng thời chủ trì nghiên cứu hợp phần 1; CISDOMA chủ trì nghiên cứu hợp phần 2.

Để thực hiện hợp phần 1 của nghiên cứu nói trên, VEPR cần tuyển 01 Nhóm nghiên cứu gồm 04 thành viên, gồm 01 trưởng nhóm và 03 nghiên cứu viên. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng chuyên môn của Nhóm nghiên cứu được mô tả trong phần IV dưới đây.

IV.Kế hoạch nhân sự- Yêu cầu về trình độ và kỹ năng chuyên môn

  1. Đối với Trưởng Nhóm Nghiên cứu (số lượng: 01)
  1. Đối với Nghiên cứu viên (Số lượng: 04)
  • Trình độ thạc sỹ về lĩnh vực chính sách đất đai, chính sách công, biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững và các lĩnh vực khác liên quan đến nông lâm nghiệp và pháp luật.
  • Ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứ về lĩnh vực chính sách đất đai, chính sách công, biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững và các lĩnh vực khác liên quan đến nông lâm nghiệp và pháp luật.
  • Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 2 Dự án liên quan đến nghiên cứu về lĩnh vực chính sách đất đai, chính sách công, biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững và các lĩnh vực khác liên quan đến nông lâm nghiệp và pháp luật.
  • Sẵn sàng tham gia công tác thực địa
  • Trình độ tiếng Anh thành thạo, kỹ năng viết tiếng Anh học thuật tốt
  1. THỜI HẠN GỬI ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH VÀ BÁO GIÁ

Hồ sơ đề xuất được khuyến khích gửi theo Nhóm (gồm 01 trưởng nhóm và 3 nghiên cứu viên). Các Nhóm nghiên cứu quan tâm xin gửi đề xuất nghiên cứu đính kèm CV (Bản mềm hoặc cứng), tiêu đề thư xin ghi rõ “LMNN Application” và báo giá (ngân sách nghiên cứu dao động 26,683.89 (EUR) cho Điều phối dự án Nguyễn Gia Linh, email: nguyen.gialinh@vepr.org.vn và CC tới info@vepr.org.vn; ĐT: +84 24 3754 7506 (704); hoặc qua đường bưu điện: Phòng 707, Nhà E4, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN trước ngày 28/6/2019.

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image