Đăng ký bản tin
Thông báo & Sự kiện
Thứ Năm, 26/12/2024 08:28

VCES Seminar số 31: “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc"

08:50:00 09/10/2019

Sáng ngày 08/10, Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) phối hợp cùng Viện Friedrich Naumann Việt Nam (FNF) tổ chức Seminar số 31 với tên gọi “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mê Kông”. Buổi hội thảo được chủ trì bởi TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình VCES, với sự chia sẻ của diễn giả Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, trung tâm nghiên cứu Stimson Center tại Washington DC, Mỹ. đã thu hút được nhiều sự quan tâm và tham dự của các nhà kinh tế, và chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế Trung Quốc.

Download tài liệu hội thảo tại đây

TS. Phạm Sỹ Thành đã phát biểu mở đầu hội nghị và chỉ ra những vai trò quan trọng của sông Mê Kông đối với cuộc sống của những người dân sinh sống tại các khu vực ven dòng sông Mê Kông trong bối cảnh Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực sông Mê Kông đang ngày càng thực hiện các kế hoạch đô thị hóa và xây dựng một loạt các con đập khai thác năng lượng sông. Điều này đặt ra những thách thức và đe dọa không nhỏ cho hệ sinh thái của sông Mê Kông cũng như cho sự phát triển ổn định của các nước ở phía hạ nguồn sông.

TS. Phạm Sỹ Thành phát biểu khai mạc hội thảo

Tiếp nối chương trình là phần trình bày hết sức thú vị và chi tiết của ông Brian Eyler tới từ trung tâm nghiên cứu Stimson Center tại Washington DC. Trong bài trình bày của mình, ông Brian đã cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa hệ sinh thái phong phú của sông Mê Kông và cuộc sống của người dân các quốc gia sinh sống tại các khu vực dọc theo sông Mê Kông. Bằng cách kể các câu chuyện từ trải nghiệm thực tế của chính diễn giả và đoàn chuyên gia đến các vùng đất tại Lào, Campuchia và Việt Nam nơi có dòng sông Mê Kông chảy qua, ông Brian đã làm rõ những vấn đề và nguy cơ tiềm ẩn đến từ các dự án xây đập của các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan đối với các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Từ đây, ông Brian Eyler chỉ ra một mô hình phát triển kinh tế bền vững – một mô hình là tương lai của vùng Mê Kông, theo cách gọi của diễn giả- canh tác thông minh trên một diện tích tài nguyên giới hạn theo cách thức gần gũi với tự nhiên.

Ông Brian Eyler phát biểu tại hội thảo

Ông Brian Eyler phát biểu tại hội thảo

Phần trình bày của ông Brian Eyler đã nhận được sự đánh giá cao từ phía các chuyên gia, khách mời tham dự hội thảo. TS. Tô Minh Thu cho rằng nghiên cứu của ông Brian đã thể hiện góc nhìn đa chiều, đa quốc gia về dòng sông Mê Kông. TS. Tô Minh Thu cũng đồng ý với quan điểm của ông Brian khi nói về các nguyên nhân khiến Ủy hội sông Mê Kông chưa hoạt động hiệu quả và nhấn mạnh rằng mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc có tác động lớn nhất tới sông Mê Kông.

TS. Tô Minh Thu phát biểu tại hội thảo

Đồng quan điểm trên với TS. Tô Minh Thu, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng phần trình bày của ông Brian đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về hoạt động đầu tư khai thác sông Mê Kông của Trung Quốc và những hệ lụy của nó tới Việt Nam. Tuy nhiên, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh việc cần làm rõ hơn các giải pháp để nâng cao năng lực và cơ chế hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực sông Mê Kông nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.

Đại sứ Phạm Quang Vinh phát biểu tại hội thảo

Xu hướng xây dựng các đập thủy điện của Trung Quốc và của các quốc gia ven vùng sông Mê Kông sẽ tạo ra các tác động nhất định tới môi trường tự nhiên và thị trường năng lượng khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vì vậy, song song với việc tăng cường nỗ lực về ngoại giao, Việt Nam cần có sự tính toán và sử dụng lợi thế khi là một bên nhập khẩu điện lớn trong tương lai để bảo vệ sự đa dạng phong phú của Đồng bằng sông Cửu Long và điều hướng các quốc gia trong việc phát triển năng lượng một cách bền vững hơn. Vào cuối buổi hội thảo, TS. Phạm Sỹ Thành cùng diễn giả và các vị khách mời chụp ảnh lưu niệm.

 

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy

Bình luận
  • Bởi: Huyền (20-11-2024 11:48:58 PM)

    :  Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và nhu cầu về kỹ năng chuyên môn ngày càng tăng, việc sở hữu tấm bằng thạc sĩ trở nên quan trọng và cần thiết cho những ai muốn tiến xa trong sự nghiệp. Học thạc sĩ không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên sâu mà còn mở rộng cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Việc theo đuổi chương trình thạc sĩ mang lại lợi ích lớn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động và mở rộng mạng lưới quan hệ. Đây chính là thời điểm lý tưởng để bạn đầu tư vào học tập và phát triển sự nghiệp lâu dài. https://www.hoasen.edu.vn/saudaihoc/khi-nao-hoc-thac-si/
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image