Thứ Ba, 24/12/2024 11:50

Điều chỉnh tỷ giá để thị trường ngoại hối ổn định hơn

10:06:53 12/03/2013
[daibieunhandan.vn - 18/02/2011 - Nguyễn Đức Thành] Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành, trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại giá cho một mặt hàng sẽ gây méo mó thị trường. Biện pháp của Ngân hàng Nhà nước kéo tỷ giá USD/VND trong hệ thống liên ngân hàng là làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn. Đây là bài học kinh nghiệm, chính sách tốt, có thể áp dụng cho các thị trường khác.

[daibieunhandan.vn - 18/02/2011 - Nguyễn Đức Thành]

Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành, trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại giá cho một mặt hàng sẽ gây méo mó thị trường. Biện pháp của Ngân hàng Nhà nước kéo tỷ giá USD/VND trong hệ thống liên ngân hàng là làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn. Đây là bài học kinh nghiệm, chính sách tốt, có thể áp dụng cho các thị trường khác.


Nguồn: vangthantai.com


- Thưa Giám đốc, việc thay đổi tỷ giá vừa qua, có gây sốc hay có những tín hiệu không tốt cho thị trường?

- Về cơ bản, đây là hướng nằm trong một lộ trình chung giúp cho nền kinh tế tốt hơn, giúp giảm khoảng cách giữa hai mức giá USD ở trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ở một mặt nào đó, sẽ gây ra tâm lý không tốt. Giới đầu tư, doanh nghiệp, người dân sẽ bất ngờ và nếu theo chiều hướng bi quan thì niềm tin vào chính sách sẽ bị giảm vì lại một lần nữa, người dân thấy việc điều hành chính sách bị giật cục. Nhưng chúng ta cũng phải nghĩ sâu sắc và có thể là cách điều hành hoặc những biện pháp kỹ thuật chưa được hoàn thiện, nhưng khi tỷ giá thay đổi đã đỡ được rủi ro. Ví dụ, nhờ thay đổi tỷ giá, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm được rủi ro về mặt tỷ giá, từ 9% – 10%. Như thế có nghĩa là môi trường kinh tế sẽ tốt hơn, các dòng tiền từ nước ngoài sẽ chảy vào Việt Nam nhiều hơn. Còn ở trong nước, các doanh nghiệåp có thể sẽ bớt sức ép thiếu nguồn cung cấp USD. Và sẽ giảm bớt đi những bất bình đẳng trong việc tiếp cận USD giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp có điều kiện xâm nhập, tiếp cận với các nguồn USD rẻ.

- Thay đổi tỷ giá với mức tăng 9,3% và giảm biên độ giao dịch từ 3% xuống 1% - hai tỷ lệ này có hợp lý hay không?

- Đối với lần này, việc phá giá không có nhiều yếu tố chủ động. Nếu chủ động, chúng ta sẽ phá giá từ khoảng 3% – 5%, nhưng lần này, phá giá hơn 9% là gần với mức giá ngoài thị trường. Điều này cho thấy, nếu có chủ động, thì chủ động theo hướng quyết tâm đưa tỷ giá liên ngân hàng về với tỷ giá của thị trường bên ngoài. Còn việc giảm biên độ thì là tương đối bình thường. Mỗi lần Ngân hàng Nhà nước phá giá với dao động lớn thì để tăng tính an toàn và giảm rủi ro, ngân hàng sẽ giảm biên độ và biên độ đó sẽ được nới dần ra. Nhưng nếu tỷ giá đưa gần về giá thị trường tự do thì thực sự biên độ giao dịch không còn nhiều ý nghĩa.

 


Nguồn: luattaichinh.files.wordpress.com


- Biện pháp mạnh mà Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện được cho là giải quyết gấp những rủi ro, khi tình trạng hai giá trên thị trường ngoại tệ tồn tại quá lâu. Giám đốc đánh giá điều này như thế nào?

- Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại giá cho một mặt hàng sẽ gây ra méo mó thị trường. Biện pháp của Ngân hàng Nhà nước kéo tỷ giá trong hệ thống liên ngân hàng chính là để giải quyết méo mó này, sẽ làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn. Bất luận biện pháp là chủ động hay bị động nhưng hướng đi này là phù hợp với kinh tế thị trường. Đây là bài học kinh nghiệm về chính sách tốt mà chúng ta có thể rút ra trong điều hành không chỉ là vấn đề tỷ giá mà cả là trên các thị trường khác.

- Nhiều ý kiến cũng cho rằng động thái này của Ngân hàng Nhà nước cho thấy là đang có sự mất cân đối về cung cầu USD; và dự trữ ngoại hối của chúng ta đang gặp khó khăn?

- Dự trữ ngoại hối phản ánh khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể bình ổn được tỷ giá hay không. Và điều này thể hiện thông qua là việc hội tụ tỷ giá thị trường và tỷ giá liên ngân hàng. Và Ngân hàng Nhà nước phải đủ khả năng cung một lượng USD tương đối lớn để giá thị trường chợ đen giảm xuống. Giá thị trường chợ đen trong 6 tháng gần đây luôn ở xu thế tăng và cách xa với tỷ giá của thị trường liên ngân hàng. Điều đó cho thấy, bản thân công cụ điều tiết lượng cung ngoại hối trên thị trường thông qua giảm dự trữ ngoại hối là không khả thi và không còn nhiều năng lực để làm điều này. Dư địa về can thiệp thị trường là tương đối yếu.

- Nếu như năm ngoái ngay từ đầu năm chúng ta đã xác định tỷ giá sẽ là vấn đề căng thẳng và khó giải quyết. Thì trong năm nay việc điều hành tỷ giá có phải là sẽ còn khó khăn hơn nữa hay không khi mà ngày từ đầu năm chúng ta đã phải có một biện pháp gây bất ngờ đối với nhiều người?

- Tôi nghĩ rằng, khi chúng ta có những biện pháp mạnh ngay từ đầu năm thì tỷ giá sẽ giảm dần sức ép trong những tháng còn lại. Nhưng nguy cơ và rủi ro về tỷ giá và thị trường ngoại hối lại không hoàn toàn nằm trong điều chỉnh chính sách, mà xuất phát từ thực lực, từ những yếu tố căn bản của nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối rất mỏng, mỏng chưa từng có trong những năm hội nhập gần đây. Thêm vào đó là mối tương quan trong mối quan hệ của kinh tế vĩ mô như thâm hụt thương mại. Nếu như thâm hụt thương mại tiếp tục doãng ra, sâu hơn như khuynh hướng của những năm qua, thì dự trữ ngoại hối mỏng sẽ dẫn đến nhiều sức ép trên thị trường... Vấn đề này đến từ các yếu tố căn bản của nền kinh tế chứ không phải là điều hành chính sách.

- Dự đoán của Giám đốc về sự thay đổi của tỷ giá giữa USD và VND sẽ như thế nào vào cuối năm nay?

- Nếu theo khuynh hướng chung trong những năm gần đây thì sau khi có sự phá giá như thế này thì một mức biến động 5% - 6% có thể xảy ra. Đấy là trong những trường hợp bình thường, trung tính. Tuy nhiên cũng phải nói rằng rất khó dự đoán.

- Xin cám ơn Giám đốc!

Tiến Đức thực hiện

(daibieunhandan.vn)

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn
Mã xác nhận
Captcha image