|
-
[daibieunhandan.vn - 12/11/2010 - Nguyễn Đức Thành]
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành cho rằng, khi nền kinh
tế có tiềm năng, có công nghệ cao thì tài nguyên là một lợi thế.
-
[danviet.vn - 22/11/2010 - Nguyễn Đức Thành]
(Dân Việt) - "Cơn sốt lãi suất ngân hàng những ngày gần đây nếu không được mổ xẻ đúng nguyên nhân sẽ khó có thể hạ nhiệt".
>> Hỗn loạn cuộc đua tăng lãi suất
>> Nâng lãi suất cơ bản VND lên 9%/năm
Vấn
đề lãi suất luôn là câu chuyện liên quan mật thiết với bài toán kiềm
chế lạm phát, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế. Tiến sĩ Nguyễn Đức
Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia) trao đổi với phóng viên báo NTNN.
Ngân sách thâm hụt cao
Theo
ông, bản chất của "cơn sốt" lãi suất những ngày vừa qua có phải do sự
mất cân đối cung - cầu dòng tiền như nhiều phân tích đã nêu hay không?
-
Để bắt đầu với câu chuyện lãi suất, tôi cho rằng cần phải có cách nhìn
đúng sự thật. Lâu nay Chính phủ, Nhà nước vẫn chưa cắt nghĩa những
nguyên nhân thật của câu chuyện lãi suất tăng cao. Nhưng dưới góc độ là
một người nghiên cứu, tôi cho rằng cái gì là sự thật vẫn phải là sự
thật.
-
[SGTT- 24/11/2010 - Đinh Tuấn Minh]
SGTT.VN - Lãi suất huy động VND trong năm 2010 luôn ở mức cao trên
11%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Hiện nay, mặc dù lãi suất huy
động được hầu hết các ngân hàng niêm yết ở mức 12%, nhưng trên
thực tế, các khoản vay lớn, người cho vay luôn có thể thoả
thuận với ngân hàng để được hưởng mức lãi suất lên đến
14%/năm. Mức lãi suất huy động của Việt Nam rõ ràng cao hơn tất
cả các nước trong khu vực, chẳng hạn Thái Lan, có mức lãi
suất huy động chỉ ở mức dưới 1,5%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.
-
[ SGTT Ngày 29/12/2010 - Đinh Tuấn Minh]
SGTT.VN - “Sập khoá” (lock-in) là một khái niệm trong kinh tế học hiện
đại, hàm ý rằng có một số loại công nghệ, một khi chúng ta đã sử dụng
thì sẽ khó có thể chuyển sang một loại công nghệ thay thế khác tốt hơn.
Hệ thống phương tiện giao thông ở Việt Nam hiện nay có lẽ rơi vào trường
hợp “sập khoá” sử dụng công nghệ tồi như vậy.
-
[SGTT Ngày 31/12/2010 - Nguyễn Đức Thành]
SGTT.VN - Năm 2010 uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức bốn cuộc hội
thảo lớn: đánh giá về khả năng vượt qua khủng hoảng của nền kinh tế năm
2009 và triển vọng năm 2010; những vấn đề của mô hình tăng trưởng kinh
tế Việt Nam; ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng; tái cơ cấu
đầu tư công.
-
[Tuoitre.vn - Ngày 04/01/2011 - Nguyễn Đức Thành]
TT - Phiên họp cuối cùng của năm 2010 Chính phủ đã xác
định nhiệm vụ số một của năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, đặt ưu tiên
lên trên mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Đây là tín hiệu khá dứt khoát, kết thúc tranh luận kéo
dài về lựa chọn ưu tiên giữa tăng trưởng kinh tế hay ổn định kinh tế vĩ
mô.
-
[SGTT - 05/01/2011 - Nguyễn Đức Thành]
SGTT.VN - Trong phiên họp cuối cùng của năm 2010 và thông điệp đầu năm
2011, Chính phủ và Thủ tướng xác định nhiệm vụ “trọng tâm” của năm 2011
là bình ổn kinh tế vĩ mô, đặt ưu tiên lên trên mục tiêu tăng trưởng kinh
tế. Đây là tín hiệu khá dứt khoát, rất đáng mừng, kết thúc cuộc tranh
luận kéo dài trong mấy năm gần đây về việc nên ưu tiên cho bình ổn vĩ mô
hay tăng trưởng kinh tế trong giới điều hành chính sách.
-
[baodautu.vn - 05/01/2011 - Nguyễn Đức Thành]
(baodautu.vn) Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
kinh tế và chính sách (Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội), thị trường tài chính - tiền tệ năm 2011 hy vọng vào một hệ thống
chính sách điều hành nhất quán và môi trường kinh tế vĩ mô có thể dễ dự
báo hơn.
-
[SGTT - 12/01/2011 - Đinh Tuấn Minh]
SGTT.VN - Đã có một sự đồng thuận cao giữa các chuyên gia kinh tế cũng
như giới làm chính sách về căn nguyên chính của những bất ổn kinh tế vĩ
mô thời gian qua, như đầu tư công cao và thiếu hiệu quả, hệ thống hành
chính cồng kềnh, sự chậm chạp trong việc cải tổ khối doanh nghiệp nhà
nước, hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học và công nghệ lạc
hậu, và phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách yếu.
-
[SGTT - 24/01/2011 - Phạm Thế Anh]
SGTT.VN - Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7 –
8%, muốn đạt được mục tiêu lạm phát xoay quanh 7% thì tốc độ tăng
trưởng cung tiền chỉ nên giới hạn trong khoảng 15%/năm.
Năm 2010 kinh tế Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến sự
biến động mạnh của lạm phát và những bất ổn đi kèm, đặt các hoạch định
chính sách trước bài toán nan giải phải cân bằng hài hoà giữa tăng
trưởng với bình ổn lạm phát, lãi suất và tỷ giá.
-
[SGTT - 31/01/2011 - Nguyễn Đức Thành]
Một tiến sĩ trẻ đứng đầu một trung tâm nghiên cứu gồm nhiều trí thức
trẻ, “bàn quốc sự” bằng một góc nhìn khoa học: tìm kiếm một tư duy đổi
mới hiện nay là không đủ trong bối cảnh xã hội hiện đại, đa dạng và phức
tạp. Giới thiệu khái niệm “phân hữu tri thức”, Nguyễn Đức Thành cho
rằng cần phải tạo lập cơ chế để tư duy mới liên tục phát sinh cạnh tranh
với nhau và cùng phát triển.
-
[Tuoitre - 14/02/2011 - Nguyễn Đức Thành]
TT - Khi không khí tết còn chưa hết vấn vương thì người
dân đã nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của một đợt lạm phát mới trong
năm nay, biểu hiện bằng những làn sóng tăng giá các mặt hàng thiết yếu
đang nhấp nhô trước mắt.
Ngay từ đầu năm, chúng ta có thể thấy những sức ép rất lớn từ việc tăng giá điện, than, xăng dầu...
Việc nâng giá đồng USD lên hơn 9% một cách đột ngột trong sáng 11-2 tạo tâm lý chung như một sự khởi đầu.
-
[SGTT - 14/02/2011 - Đinh Tuấn Minh]
SGTT.VN - Một chu kỳ tăng giá mới lại khởi đầu
trong năm 2011 với việc tăng 9,3% tỷ giá liên ngân hàng chính
thức cuối tuần qua, kế hoạch tăng giá điện vào tháng 3 và
nhiều khả năng giá xăng dầu, giá than cũng sẽ được điều chỉnh
theo hướng tăng trong thời gian tới.
Vào đầu năm 2010, chúng ta được chứng kiến một
kịch bản tương tự. Tháng 2, tỷ giá chính thức đã tăng 3,36%;
tháng 3, giá điện tăng 6,8%; và tiếp theo đó, giá than bán cho
các khu vực tiêu thụ lớn như điện, ximăng, giấy, sắt thép cũng
được điều chỉnh tăng. Bốn tháng cuối năm 2010, CPI liên tục tăng
ở mức cao khiến lạm phát cả năm 2010 đạt 11,75%.
Liệu kịch bản giá cả năm 2011 có lặp lại như năm 2010?
-
[daibieunhandan.vn - 18/02/2011 - Nguyễn Đức Thành]
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường đại học
Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành, trong nền kinh tế thị
trường, nhiều loại giá cho một mặt hàng sẽ gây méo mó thị trường. Biện
pháp của Ngân hàng Nhà nước kéo tỷ giá USD/VND trong hệ thống liên ngân
hàng là làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn. Đây là bài học kinh
nghiệm, chính sách tốt, có thể áp dụng cho các thị trường khác.
-
[SGTT - 18/02/2011 - Phạm Thế Anh]
SGTT.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố tăng lãi suất tái cấp
vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
từ 9% lên 11,0%/năm. Trong khi đó, lãi suất tái chiết khấu vẫn được giữ
nguyên ở mức 7%.
-
[SGTT - 21/02/2011 - Đinh Tuấn Minh]
SGTT.VN - Thứ nhất, do giá vàng thế giới tăng. Giá vàng thế giới tăng do
tình hình chính trị ở Trung Đông bất ổn. Các nhà đầu tư trên thế giới
có xu hướng cắt giảm đầu tư vào khu vực này.
|