Tìm kiếm |
Đăng ký bản tin Các bài thảo luận chính sách Hỗ trợ VEPR |
CS-08 Ảnh hưởng từ sự kiện giàn khoan 981 đến kinh tế Việt Nam hết 2014 và xa hơn10:56:16 31/12/2014
Nằm trong chiến lược dài hạn, những động thái gần đây của Trung Quốc thể hiện rõ ràng ý định kiểm soát trọn vẹn Biển Đông. Yêu sách chủ quyền gần như trọn vẹn biển Đông bằng đường biên giới trên biển hình chữ U, còn gọi là “đường lưỡi bò”, và các hoạt động thăm dò, tuần tra, cảnh sát trong vùng nước này của Trung Quốc gặp sự phản đối của các nước khác. Ngày 02/05/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào sâu bên trong thềm lục địa, và là vùng đặc quyền kinh tế, của Việt Nam để tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí. Tiếp sau động thái “khiêu khích” và “gây bất ổn định khu vực” này (dẫn nhận định của Mỹ và Nhật Bản), sự việc không lặng xuống và chỉ giới hạn ở trên biển như những lần va chạm trước đó. Những động thái bề mặt sau đó của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ về một sự “cảnh cáo” đối với Việt Nam khi các nhà lãnh đạo Việt Nam kiên định không thoả hiệp về vấn đề Biển Đông và “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” như ý muốn của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước dù không ngừng cải thiện trên nhiều phương diện trong nhiều năm qua nhưng sự trỗi dậy về kinh tế đi liền với sự hung hăng của Trung Quốc tại các vùng biển Đông khiến Việt Nam có lí do để nghi ngờ và phòng bị. Bài nghiên cứu có mục đích làm rõ ảnh hưởng từ tranh chấp Biển Đông lên nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách để giảm thiểu tác động. Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|